Cận cảnh đêm trắng cấp cứu bệnh nhân ngày Tết
Nửa đêm mùng 2 Tết, nhưng ánh đèn xe cấp cứu liên tục nhấp nháy trước khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy. Các bác sĩ, điều dưỡng vẫn tất bật trong việc khám chữa trị, chăm nom người bệnh.
Phóng viên báo Tiền Phong đã có một đêm trắng cùng nhân viên y tế ở khoa Cấp cứu ngày Tết tại một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất Việt Nam.
Gần 1 giờ sáng, các ca cấp cứu vẫn tấp nập vào bệnh viện. Không khí trong phòng cấp cứu căng như dây đàn. Hộ lý, bảo vệ lo chuyển bệnh nhân từ xe cấp cứu vào phòng.
Phòng bệnh rộng gần 200 mét chật kín bệnh nhân nhập viện trong đêm.
Ca trực đêm của khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy kéo dài từ 19h đến 7h sáng hôm sau. Trong thời gian đó, các y bác sĩ đều luôn tay luôn chân…
Trực tết ở khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy là 3 ca 4 kíp, trực liên tục. Dịp Tết, đa số bệnh nhân nhập viện là những trường hợp bệnh nặng hoặc tai nạn.
BS Võ Hạnh, trưởng tua trực đêm 13/2 (mùng 2 Tết) cho biết: “Trong những ngày Tết, bệnh viện đảm bảo số lượng nhân viên cho những trường hợp khẩn cấp, những tai nạn hoặc bệnh nhân đông, số lượng tăng đột biến. Khoa Cấp cứu không có nghỉ phép và nghỉ lễ. Các y bác sĩ cũng không ra khỏi thành phố vào thời điểm này”.
Video đang HOT
“Làm cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy thì khó mà có lúc nào rảnh rỗi được. Tôi cũng nhiều lần trực vào những ngày lễ, Tết rồi. Cực hơn ngày thường rất nhiều. Những đợt lễ ngắn ngày còn đỡ chứ với những đợt dài ngày như Tết Nguyên Đán thì phải làm luôn chân luôn tay” – một bác sĩ khoa Cấp cứu tâm sự.
Thông thường, số lượng bệnh nhân bệnh nặng nhập viện ngày Tết sẽ tăng hơn. So với mọi ngày, áp lực của khoa Cấp cứu cũng nhiều hơn.
Khoa Cấp cứu rất quan trọng trong việc cứu chữa, điều trị bệnh nhân. Do vậy các y bác sĩ luôn làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Bảng trực ca đêm tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 13/2. “Chúng tôi luôn đặt tính mạng bệnh nhân lên hàng đầu nên cố gắng điều trị nhanh chóng hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Cũng vì thế áp lực của y tá bác sĩ rất lớn” – BS Võ Hạnh, người có 6 năm trực Tết tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ.
Theo thống kê, số lượng ca cấp cứu từ 28 Tết đến nay giảm 1/3 so với năm trước. Năm 2020 có khoảng 1.200 bệnh nhân, còn bây giờ thì khoảng 800 trường hợp cấp cứu. Trong đó 50% do chấn thương, 50% là do nội khoa các tuyến tỉnh điều trị chưa cải thiện nên bệnh nhân chuyển lên Chợ Rẫy.
Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân các động tác để nắm tình trạng và có phương án điều trị.
Điều dưỡng hạng IV Nguyễn Thị Phương Trang cho biết, chị đã có 16 năm làm việc tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy. “Mỗi năm đến Tết, các anh chị em đều về nhà còn mình chỉ về được trong một ngày và lên ngay. Lúc đầu tôi cũng cảm thấy thấy rất buồn nhưng mãi cùng thành quen. Với chúng tôi, tính mạng của bệnh nhân luôn phải đặt lên hàng đầu” – chị Trang cho biết.
Các xe cấp cứu đưa người bệnh từ các nơi liên tục chuyển vào. Lại một “đêm trắng” của các y bác sĩ khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy.
Chàng trai 18 tuổi phải chạy thận vì mỗi ngày đều uống thứ nước vạn người mê
Chàng trai trẻ 18 tuổi tên là Lý Khải, gần đây vì uống nhiều nước có ga đã phải nhập viện cấp cứu và chạy thận nhân tạo.
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, về đến nhà thả mình trên chiếc ghế sofa, lúc này điều bạn cần là một chai nước năng lượng để đánh thức sức sống trong cơ thể. Chính vì thế, nước uống có ga là một loại thức uống được nhiều người lựa chọn. Một ngụm nước uống có ga lạnh chạm vào cổ họng, khiến khí cacbonic nở ra trong miệng và giải phóng cảm giác hạnh phúc.
Nước uống có ga chứa nhiều đường, có thể thúc đẩy cơ thể tiết ra hormone hạnh phúc, khiến con người cảm thấy thư thái, vui vẻ. Tuy nhiên, một chàng trai trẻ 18 tuổi tên là Lý Khải, gần đây vì uống nhiều nước có ga đã phải vào viện cấp cứu.
Lý Khải phải chạy thận vì uống quá nhiều nước có ga
Được bố mẹ đưa đến Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu, Lý Khải ôm bụng ngồi bệt trên mặt đất. Bác sĩ hỏi ra thì được biết Lý Khải ban đầu chỉ bị đau bụng, tiêu chảy, tưởng chỉ đau bụng như bình thường, không ngờ còn xuất hiện tình trạng giảm đi tiểu. Tình trạng tiêu chảy được cải thiện sau khi điều trị chống nhiễm trùng và bù nước, nhưng kết quả khám cho thấy mức creatinin trong máu của Lý Khải tăng dần.
Sau khi nhập viện, bác sĩ điều trị trực tiếp của Lý Khải và bác sĩ trưởng khoa thận Triệu Ninh đã tiến hành các cuộc kiểm tra liên quan. Lúc này, nồng độ creatinine trong máu của Lý Khải đã lên tới 706mol/L, gấp hơn 7 lần giới hạn trên của mức bình thường và mức lọc cầu thận chỉ là 9ml/phút (mức bình thường là 80-130 ml/phút), và lượng nước tiểu mỗi ngày chỉ khoảng 300ml (bình thường 2000-3000ml,), kèm theo nhiều bệnh khác nhau như tăng acid uric máu, tăng huyết áp, tăng lipid máu.
Lý Khải còn bị sỏi thận
Xét thấy bệnh tình nghiêm trọng của Lý Khải, bác sĩ Triệu Ninh đã kịp thời tiến hành chạy thận nhân tạo cho anh để giúp thận loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Đồng thời, làm sinh thiết thận, ông rất ngạc nhiên khi phát hiện có nhiều nốt vôi hóa ở ống thận, và các tế bào biểu mô ống thận xung quanh chỗ bị vôi hóa, siêu âm thận cũng cho thấy sự hiện diện của nhiều viên sỏi thận.
Lý Khải còn trẻ, vẻ ngoài nhìn rất khỏe mạnh, tại sao lại bị nhiều bệnh như vậy?
Tìm hiểu thì được biết Lý Khải là lao động chân tay, ngày nào cũng làm 8 tiếng trên công trường, mồ hôi nhễ nhại, lúc này sẽ ra siêu thị gần đó mua một chai nước lạnh có ga. Để tiết kiệm chi phí, Tiểu Lý luôn chọn chai nước 2,5 lít, đồng thời được tặng một vật đồ dùng gia đình. Sau khi uống nước có ga hầu hết mọi mệt mỏi đều tan biến.
Uống quá nhiều nước có ga gây ra rất nhiều loại bệnh
Bác sĩ Triệu Ninh nhắc nhở rằng uống quá nhiều đồ uống có ga không chỉ gây béo phì, tiểu đường, huyết áp cao và hội chứng chuyển hóa mà còn làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây ra bệnh gút, tăng gánh nặng cho thận, cuối cùng dẫn đến tổn thương thận cấp và mãn tính. Đồng thời, việc uống một lượng lớn đồ uống có ga và đồ uống có đường cũng sẽ khiến lượng canxi trong nước tiểu của con người tăng lên đáng kể, dẫn đến hình thành sỏi và loãng xương.
Các kiểu uống nước gây hại cho cơ thể
1. Uống nước nóng và nước đá. Đồ uống nóng trên 65 độ C có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản và tăng nguy cơ ung thư thực quản; trong khi nước đá có thể kích thích đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến chức năng của nó.
2. Uống nước quá nhanh hoặc quá nhiều. Chức năng thoát nước của thận giới hạn tối đa là 1200ml/h, uống quá nhanh hoặc quá nhiều đều có thể gây ngộ độc nước. Người lớn bình thường nên uống 7-8 cốc nước (1500ml-1700ml) mỗi ngày, những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch nặng, phù nề và các bệnh khác nên giảm lượng nước để phù hợp với cơ thể.
Ảnh minh họa
3. Uống nhiều loại đồ uống. Đồ uống chứa quá nhiều khoáng chất và đường, đặc biệt là đường fructose có hại, là kẻ giết người vô hình của hội chứng chuyển hóa và bệnh thận, đồng thời có thể gây ra sỏi thận.
4. Khát mới uống nước. Đợi đến khi khát mới bắt đầu uống, lúc này cơ thể con người đã ở trạng thái thiếu nước.
5. Không uống nước trước khi đi ngủ. Uống nước trước khi đi ngủ không phải là một điều cấm kỵ, uống nước trước khi đi ngủ có thể làm loãng độ nhớt của máu, nhưng để tránh thức giấc vào ban đêm, hãy uống một lượng nhỏ.
Bệnh viện Chợ Rẫy đưa vào hoạt động Trung tâm Hội chẩn tư vấn, khám chữa bệnh từ xa Việc đưa vào hoạt động Trung tâm Hội chẩn tư vấn, khám chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện Chợ Rẫy mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh: kịp thời được xử lý trong tình huống khẩn cấp, tiết kiệm thời gian, chi phí Sáng 23-9, Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa vào hoạt động Trung tâm Hội chẩn tư vấn, khám...