Cận cảnh ‘cơm cách li’: Đảm bảo dinh dưỡng, đẹp mắt lại đáng yêu hết sẩy
Nhiêu ngươi nhân xet, khâu phân ăn nhin ngon miêng va chin chu chăng khac gi đô ăn trên may bay.
Chuyên cach li sương khô thê nao hăn khiên không it ngươi to mo? Nhât la sau khi co môt sô du hoc sinh va ngươi nươc ngoai lên tiêng phan nan, chê bai thâm tê vê chât lương ăn ơ khi đươc cach li tai Viêt Nam.
Nhưng sau đo, nhiêu ngươi trưc tiêp cach li khac đa phu nhân, đăng nhưng bưc anh thưc tê cac mon môi ngay, thi chuyên ăn uông mơi đươc ‘rưa oan’ vi không nhưng ngon va con xin, chin chu va đây đu dinh dương.
Mơi đây, loat anh cân canh tưng bưa ăn cua môt nư bênh nhân nư tai KTX trương Cao đăng Công nghê cao Ha Nôi cang khiên cư dân mang ‘trâm trô’. Thât sư hâp dân không chiu nôi, khac hoan toan vơi nhưng ‘lơi noi xâu’ trươc kia!
Đây đu mon chinh, mon phu, mon trang miêng
Cơm rau cu nhiêu mau săc chưa nay?
Nhin mau thit kho đa thây đâm đa như cơm nha me nâu
Cung nghia thêm nhưng phân ăn ngon lanh canh đao ngay dươi đây nhe!
Video đang HOT
Ngoai cơm thi co thê la mi, phơ xao đôi mon nưa nay (Anh: Mai Rua)
Thât sư, nhin nhưng phân ăn ngon lanh thê nay, nhưng ngươi chê ong chê eo hăn la qua kho tinh rôi. Con hôi nhưng con dân sanh ăn, đam mê âm thưc nhin thây xong chi ươc ao đươc nêm thư đô ăn cach li môt lân!
Ristav
Kinh nghiệm xử lý khi con biếng ăn chưa bao giờ nhàn nhã đến thế của ông bố hot nhất cộng động nuôi con, các mẹ học theo "rần rần"
Anh Nguyễn Hiếu (sống tại Hà Nội) cho rằng ăn uống dạy cho con bạn nhiều thứ. Tuy nhiên, bố mẹ lại chưa biết cách để con làm được điều đó.
Anh Hiếu hay còn có tên gọi khác là "Bố Ken" là một cái tên nổi tiếng trong cộng đồng nuôi con. Khi nhắc đến cái tến này, hầu như tất cá các mẹ bỉm sữa trên cả nước đều biết đến. Nói như vậy, bởi anh là một ông bố có rất nhiều kiến thức nuôi con khoa học, bổ ích, được các mẹ áp dụng theo và thành công.
Anh Hiếu và bé Ken (Ảnh: NVCC)
Nói về vấn đề biếng ăn ở trẻ, anh Hiếu cho rằng, biếng ăn là việc trẻ đang ăn bình thường, bỗng nhiên không chịu ăn hoặc ăn ít, ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Mà nguyên nhân đến từ những yếu tố sau:
- Các giai đoạn wonder week con bận học các kĩ năng nên không thèm ăn
- Giai đoạn con mọc răng
- Trẻ tâm lý do bố mẹ ép
- Bình, size núm không phù hợp, đồ ăn dặm không phù hợp
- Một số giai đoạn biếng ăn theo độ tuổi
- Tâm lý, sự kỳ vọng của bố mẹ
- Bệnh lý: con ốm, sốt,...
Theo đó, bố Ken chia vấn đề biếng ăn của bé làm 3 giai đoạn", kèm theo cách xử lý cụ thể như sau:
Biếng ăn sinh lý giai đoạn 0 - 6 tháng tuổi
Chủ yếu rơi vào các tuần khủng hoảng (The wonder weeks), xen kẽ các tuần khủng hoảng vẫn có những giai đoạn bé biếng ăn.
Cách xử lý:
"Thời gian này, bố mẹ không bao giờ ép con ăn. Đến bữa vẫn đưa sữa ra mời con, bú hay không bú thì sau tối đa 30 phút là mẹ cất đi. Mẹ cố gắng đọc thần chú " ăn là việc của con, con không ăn là mất quyền lợi, còn mẹ chỉ là hỗ trợ giúp con những gì cần thiết. Không nên cho con bú bù hoặc ăn dặm bù khi chưa đến cữ ăn.
Bên cạnh đó, nên giãn thời gian ăn. Nếu vấn đề do size núm sữa chưa phù hợp, mẹ nên thay đổi, đừng tiếc khoản này. Vì nhiều lúc nhu cầu bé lớn hơn, bú mãi mà ra ít sữa thì bé sẽ mè nheo khóc quấy. Lúc này, mẹ lại nhầm tưởng là biếng ăn.Tầm 3-4 tháng con khá hóng hớt và nhạy cảm với ánh sáng, tiếng động... Mẹ có thể cho con vào phòng để ăn tránh xao nhãng.
Mẹo nhỏ các mẹ nên tham khảo chính là, thường giai đoạn 4-6 tháng con mất tập trung hơn trong việc ăn uống, mẹ có thể quấn chặt nửa người dưới khi cho con ăn ( trong trường hợp con hiếu động quá). Hoặc đặt một mảnh vải màu sắc tươi sáng, vui nhôn lên vai làm điểm thu hút sự chú ý của con, về một hướng khi ăn. Hoặc Mẹ chờ giai đoạn đó tự trôi qua và con sẽ thay đổi. Đối với trường hợp bé bệnh, ốm, sốt, mọc răng... mẹ không nên quá cứng nhắc mà nên linh hoạt đối với con, để tránh con quá mệt, con thiếu nước", anh Hiếu chia sẻ.
Biếng ăn sinh lý giai đoạn 6 - 12 tháng
Bố Ken cho hay, có những mẹ phàn nàn bé không chịu ăn dặm gì cả, và cho là bé biếng ăn nhưng đến khi hỏi lượng sữa bao nhiêu thì luôn là trên ngưỡng. Bé bú hay uống sữa đều là ăn. Quy luật tất yếu là uống sữa nhiều thì ăn dặm kém hơn, dung tích chứa của dạ dày bé chỉ bằng 1/3 người lớn, nên mẹ không thể kỳ vọng con vẫn duy trì sữa mà vẫn ăn dặm tốt được. Sữa là nguồn cung cấp năng lượng chính, nhưng ăn dặm là chiếm 1 phần không nhỏ (30-40%), có vai trò quan trọng cho phát triển kỹ năng ăn uống, phát triển vị giác và mùi vị thức ăn, học về hành vi ăn uống.
Cách xử lý:
AnhHiếu nhấn mạnh, tương tự như giai đoạn trên, mẹ cần chú ý quan sát con để thay đổi núm ti, đến cữ vẫn đưa bình ra và mời con. Con tầm khoảng 4 tháng và 6 cân, thì có thể đủ sức ngủ xuyên đêm, nên thời điểm này có thể thực hiện cai ti đêm. Chính việc này sẽ giúp con ti buổi ngày rất hiệu quả. Ngoài ra, nên cân đối giữa ăn dặm và sữa, nếu con mải ăn dặm mà bỏ bê sữa, mẹ nên giảm lượng ăn dặm đi, có thể cắt 1 bữa ăn dặm trong vài ngày nếu lượng sữa tụt quá nhiều.
Biếng ăn sinh lý giai đoạn 1 - 2 tuổi
Giai đoạn này sữa bắt đầu cần thay thế dần, bởi thức ăn dặm do nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng tăng dần. Vì vậy, một số trẻ sẽ bắt đầu "chán sữa", nhưng vẫn có 1 số bé vẫn còn duy trì thói quen uống sữa rất nhiều sau 1 tuổi. Duy trì sữa quá nhiều sẽ làm lượng ăn của bé giảm lại. Lời khuyên dành cho bé bú sữa công thức hoặc sữa tươi thanh trùng là dưới 400mL/ngày. Trẻ bú mẹ vẫn được khuyên bú theo nhu cầu. Ở tuổi này mẹ hãy đảm bảo Bé được cai ti đêm rồi.
Cách xử lý:
Bố Ken khuyên rằng, các mẹ đừng bỏ cuộc, nếu bé từ chối món nào, cứ kiên nhẫn mà tìm cơ hội giới thiệu lại cho bé, phải ít nhất 10 lần hoặc hơn, bé mới làm quen được
Bên cạnh đó, đừng ép bé phải ăn gì, đối với bé đủ kg thì nên cho bé ăn đúng lượng bé muốn, và giới thiệu đa dạng các loại thức ăn. Nếu bé nhẹ cân, thì giới thiệu đủ lượng theo độ tuổi nhưng chia nhỏ bữa ăn và đa dạng thức ăn. Cần đa dạng và tôn trọng nhu cầu của con.
"Mình mặc một sai lầm ở đây và đã kịp sửa đổi đó là việc đổi đồ ăn cho Ken. Bởi vì nhà Ken được gửi rau từ quê ra, nên nhiều khi Ken phải ăn đi ăn lại một vài loại rau theo mùa, chứ không được đổi loạt mới. Rồi đến vài ngày Ken bỏ ăn rau, mẹ vào siêu thị mua rau chân vịt, ngọn su su về thì con ăn rất nhiều. Kinh nghiệm rút ra chính là, nhiều bố mẹ chỉ chú ý đến lượng ăn, nhưng bỏ qua sự đa dạng bao gồm loại thức ăn, cấu trúc thức ăn, ăn như thế nào", ông bố trẻ bày tỏ.
- Nên cho con ăn đúng bữa, đến giờ ăn mới ăn, không nên cho con ăn vặt, bánh kẹo, đồ ăn nhanh giữa buổi. Thời gian cho bữa chính không quá 30 phút, và bữa phụ không quá 20 phút. Nếu bé bướng hơn 10 phút, thì để bé ngồi yên trên ghế vài phút, trước khi cho bé ra khỏi ghế và kết thúc bữa ăn. Sử dụng nguyên tắc bàn ăn.
- Độ tuổi này con đã xác định được việc thích ăn gì và không thích ăn gì, nên mẹ có thể chọn món yêu thích của con vào giai đoạn con biếng ăn. Như Ken ở nhà rất thích ăn trứng cút, và cua hấp.Mẹ có thể làm cho con hứng thú ăn, bằng cách thức ăn trình bày lạ mắt hơn một chút, có những tính chất mà con thích như cấu trúc giòn hay có mùi thơm, hoặc cho con cùng tham gia nấu ăn, nhặt rau.
- Cho con chạy nhảy, vận động thật nhiều để con giải phóng năng lượng và có cảm giác đói. Các đồ ăn bữa phụ như hoa quả, sữa chua, phô mai, nước ép... luôn đặt ở vị trí con dễ lấy nhất, để con có thể chủ động lấy ăn. Tuyệt đối không để con biết được sự lo lắng, stress của bố mẹ về việc ăn uống của con. Vì độ tuổi này con đã nhận biết được áp lực từ bố mẹ dẫn đến con không muốn ăn nữa.
- Đừng làm công việc cho trẻ ăn của bạn trở nên bận rộn và phức tạp, với nhiều nguyên tắc rườm rà, bạn cứ đơn giản, cụ thể và rõ ràng những bước làm. Tốt hơn là dành nhiều thời gian hơn trong tương tác với trẻ, trong bữa ăn. Người cho ăn vui vẻ thì người ăn mới vui vẻ được.
"Để tăng sự tương tác với trẻ trong bữa ăn, cũng như tăng sự tập trung của con, thay vì nói: Con ăn cơm đi thì mình bốc viên cơm nắm lên và ăn 1 miếng. Rồi nói "Bố ăn cơm nhé, con có muốn ăn không?" Đây gọi là làm mẫu. Một cách khác là đặt cơm vào tay Ken, nhờ Ken cho Bố ăn và Ken cũng ăn theo. Đây gọi là hỗ trợ. Một cách khác là mình cầm 1 miếng đậu đỗ, và 1 miếng rau bắp cải, và hỏi Ken xem Ken ăn cái nào trước. Đây gọi là lựa chọn.
Những hoạt động này giúp cho con nhận ra được việc làm mẫu, hỗ trợ, lựa chọn món. Đó chính là điều Ken học được, cũng giúp Ken vượt qua những giai đoạn biếng ăn tốt hơn", anh Hiếu nhấn mạnh.
Ông bố trẻ cũng lưu ý rằng, việc dạy con học ăn luôn là những cố gắng rất nhỏ nhoi, cần sự bền bỉ và thực sự không dễ thực hiện một chút nào. Nhưng đó cũng là những khoảnh khắc rất tuyệt vời trong gia đình. Đọc hiểu và áp dụng những điều trên, bình tĩnh rồi khi đợt biếng ăn qua đi, thì con sẽ lại rất hào hứng.
Lê Huyền
Theo emdep
Quả bưởi có một bộ phận cực quý, tận dụng để chữa bệnh rất tốt nhưng ai ăn xong cũng tiện tay ném bỏ Trong 3 ngày Tết cổ truyền, có lẽ loại hoa quả được người dân miền Bắc sử dụng nhiều nhất đó là bưởi. Loại quả này có vị ngọt mát, đem lại cảm giác chống ngán trước những món ăn có quá nhiều dinh dưỡng. Theo y học hiện đại, bưởi là loại quả chứa nhiều dưỡng chất và có khả năng ngăn...