Cận cảnh cô gái “tay không” leo lên tầng 8 tòa nhà như siêu nhân khiến CĐM hoảng hốt
Hình ảnh cô gái leo lên 8 tầng của một tòa nhà mà không có thiết bị bảo hộ nào khiến nhiều người kinh ngạc.
Một đoạn video ghi lại khoảnh khắc cô gái tay không liều lĩnh leo lên các tầng của một tòa nhà gây xôn xao cộng đồng mạng. Theo đó, trong clip, cô gái mặc áo hoodie, quần legging mang giày thể thao bắt đầu leo từ phía dưới lên các tầng lên cao. Trong quá trình trèo lên, có lúc cô gái buông một tay đầy nguy hiểm.
Clip cô gái leo tên lên đỉnh bãi đỗ xe 8 tầng khiến cộng đồng mạng kinh ngạc
Trong clip, mọi người rất bất ngờ khi nhìn thấy cảnh tượng trên và hét lên: “Nhìn kìa, xem cô ta đang làm gì vậy”.
Sau khi được chia sẻ, đoạn clip trên nhanh chóng thú hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều người dùng mạng bày tỏ sự kinh ngạc nhưng cũng có phần lo lắng trước hành động liều lĩnh của người phụ nữ.
Hành động liều lĩnh của cô gái khiến nhiều người kinh ngạc – Ảnh: Cắt từ clip
“Cảnh tượng y như trong phim. Cô gái leo trên đỉnh tòa nhà nhà chỉ trong 1 phút 40 giây. Thật là một trải nghiệm thú vị”, một người bình luận.
“Nhìn cách cô gái liều lĩnh leo lên đỉnh của tòa nhà cao tầng mà rùng mình. Để thể hiện bản lĩnh và thử thách thì còn nhiều cách khác nhau để thử mà”, một người có ý kiến.
Theo Daily Mail, đoạn clip được ghi lại vào chiều 19/9 ở Manchester, Anh. Theo đó, clip trên được một người làm việc ở tòa nhà đối diện ghi lại. Cô gái lên tới nóc nhà chỉ trong 1 phút 40 giây, sử dụng kỹ năng leo núi bất chấp trọng lực.
Cô gái tay không leo lên đỉnh bãi đỗ xe trên cao – Ảnh: Cắt từ clip
Michael Phillips, 37 tuổi, người chứng kiến sự việc, cho biết: “ Tôi không thể tin được những gì mình đang thấy, tôi đã xem trên mạng các pha nguy hiểm tương tự nhưng không thể tin rằng người phụ nữ này không đeo thiết bị an toàn nào cả”.
“Có lúc, cô ấy chỉ bám bằng 1 tay và khiến tôi thực sự lo lắng”, Phillips nói thêm. “ Cảnh tượng này giống như xem một bộ phim siêu anh hùng, chúng tôi đều gọi cô ấy là Người Nhện trong văn phòng”.
Nguồn: Tổng hợp
Theo yan.thethaovanhoa.vn
Giáo viên chia sẻ về nỗi lòng của học sinh lớp chọn
Vào giảng dạy ở các lớp chọn đầu khối, tôi dễ dàng nhận thấy sự mệt mỏi hằn trên đôi mắt của các học sinh. Học sinh lớp chọn thường than vãn: "Cả bố mẹ và thầy cô đều đặt quá nhiều kì vọng vào chúng em, mà chúng em có phải là siêu nhân đâu. Biết thế này, thà xuống học lớp thường cho yên thân."
Ảnh minh họa
Trường chuyên lớp chọn luôn là niềm mơ ước của các bậc làm cha làm mẹ. Họ ao ước con mình trở nên giỏi giang, lập nhiều thành tích càng tốt. Các bậc phụ huynh luôn đặt những kì vọng lớn lao trên đôi vai vốn nhỏ bé của các con.
Điều này dễ dàng nhận thấy khi vào đầu mùa tuyển sinh của mỗi năm học, vấn đề trường chuyên lớp chọn trở nên "sốt xình xịch" hơn bao giờ hết. Có những phụ huynh đầu tư cho con em mình ngay từ những năm trước bằng cách tìm các thầy cô luyện thi có tiếng để cho con theo học. Còn có những bậc làm cha làm mẹ lại theo kiểu "nước tới chân mới nhảy" bằng cách cho con đến các trung tâm luyện thi cấp tốc hoặc mời gia sư trực tiếp về nhà để giúp con em mình ôn tập và mong một phần nhỏ ước mơ của mình trở thành hiện thực.
Có tham gia luyện thi cùng các em mới thấy sự vất vả, mệt mỏi và thậm chí sự đuối sức muốn buông xuôi tất cả ở các em và mới thấy thương các em vô cùng.
Tôi được nghe tâm sự của một học sinh lớp 9 trước ngày thi vào lớp chuyên Hóa của một trường cấp 3 nổi tiếng: "Em không thiết tha học lớp chọn đâu cô ơi, bởi vào đó áp lực học tập rất căng thẳng, còn đâu sự hồn nhiên của tuổi trẻ nữa." Tôi băn khoăn hỏi "Vậy tại sao con lại quyết định thi chuyên Hóa?". Câu trả lời làm tôi ngỡ ngàng: "Mẹ thấy em học được nhất môn Hóa nên đăng kí cho em thi vào lớp này, chứ em không có hứng thú." Nói rồi em cúi mặt xuống, khuôn mặt buồn bả và chán nản của em ám ảnh tôi đến bây giờ.
Một học sinh lớp 7 thuộc trường chọn của thành phố, em học "đầu tắt mặt tối" chẳng thấy bóng dáng đâu. Thỉnh thoảng em lại sang nhà tôi hỏi bài vở. Gương mặt em lúc nào cũng tỏ ra đăm chiêu, lo lắng, tìm kiếm nụ cười trên môi em thật khó. Ở em, tôi không thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của lứa tuổi 14 mộng mơ đâu cả, em bảo rằng từ khi vào lớp chọn của ngôi trường nổi tiếng bậc nhất tỉnh này, em không lúc nào không cố gắng vì lớp em các bạn học rất giỏi, nếu mình chỉ cần lêu lỏng, ham chơi sẽ bị "đuối sức" và bị "đào thải" ngay. Cho nên mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày em càng cố gắng. Được biết mẹ của em đặt toàn bộ hy vọng và không tiếc tiền của cho em đi học thêm, học kèm khắp nơi. Nói rồi, con bé than vãn: "Con thèm được nghỉ ngơi quá cô ơi, đặc biệt là con muốn được ngủ vô cùng".
Lòng tôi đầy trăn trở và quan sát em, một cô bé đang "tuổi ăn tuổi chơi" thế mà phải "gồng gánh" những ước mơ, hoài bão, hy vọng quá lớn lao của bố mẹ. Để rồi khi em đến trường liệu có còn mỗi ngày đến trường là một ngày vui? Hay áp lực học tập, thi cử, tâm trạng ganh đua... đã đánh cắp tuổi thơ hồn nhiên của các em?
Vào giảng dạy ở các lớp chọn đầu khối, tôi dễ dàng nhận thấy sự mệt mỏi hằn trên đôi mắt của các học sinh. Học sinh của lớp chọn này thường than vãn: "Cả bố mẹ và thầy cô đều đặt quá nhiều kì vọng vào chúng em, nào là đi học sinh giỏi phải có giải cao, bài học lúc nào cũng khó hơn vì kiến thức được nâng cao, đào sâu hơn, đề kiểm tra lúc nào cũng khó... Chúng em có phải là siêu nhân đâu. Biết thế này, thà xuống học lớp thường cho yên thân." Như vậy đủ biết rằng vào học lớp chọn các học sinh luôn trong tâm thế sẵn sàng.
Ngoài ra, ngấm ngầm trong sự đoàn kết của khối lớp chọn là một sự thi đua, cạnh tranh khốc liệt giữa các học sinh với nhau. Vì nếu lực học không bằng bạn bằng bè thì chính bản thân học sinh đó sẽ bị bạn bè "cô lập" và "đau" hơn nữa sẽ bị đẩy xuống lớp thường khi học kì kết thúc hoặc năm học kết thúc. Liệu những học sinh "bị đào thải" đó có còn hứng thú trong học tập, có còn nhiệt huyết trong tình bạn? Và liệu em có còn niềm tin vào chính bản thân mình?
Thiết nghĩ rằng, các bậc cha mẹ nên lắng nghe con, phát hiện kịp thời những mặt mạnh của con để đầu tư phù hợp, tránh lối suy nghĩ áp đặt, trao niềm tin và hy vọng thái quá vào con em làm triệt tiêu niềm đam mê, khả năng sáng tạo vốn có ở các em.
Giáo dục quan niệm rằng: Không có học sinh nào yếu cả, chỉ có những em chưa chăm chỉ mà thôi. Vai trò của giáo dục là làm sao để mỗi học sinh phát huy thế mạnh của mình trong học tập, biết khắc phục những điểm yếu phát huy những thế mạnh của bản thân, khi đó sẽ không còn những lớp chọn để học sinh có cơ hội phát triển như nhau.
Thanh Thanh
Theo Dân trí
Full BST thời trang của bộ ba Daehan-Minguk-Manse trong Superman: đẳng cấp"trất trơi"của nhà họ Song Tuy đã rời chương trình 2 năm nhưng dấu ấn mà 3 anh em "Đại Hàn Dân Quốc Vạn Tuế" vẫn luôn ghi dấu sâu đậm trong lòng tất cả khán giả xem đài ~ The Return of Superman (Sự trở lại của siêu nhân) là chương trình thực tế nổi tiếng của Hàn Quốc, nằm trong chuỗi phát sóng Happy Sunday của...