Cận cảnh: Chuồng trại chăn nuôi lợn của dự án LIFSAP bỏ không, tan hoang, nông dân khóc ròng
Sau khi “bão” dịch tả lợn châu Phi quét qua đã khiến cho hàng chục hộ chăn nuôi VietGAHP ở xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), (nơi đầu tiên triển khai Dự án Chăn nuôi cạnh tranh và an toàn thực phẩm ở Hà Nội ( Dự án LIFSAP) liên tiếp đổ gục, nhiều hộ đã “trắng tay” không còn sức để gượng dậy tái đàn.
Mới đây khi về thăm lại “thủ phủ” chăn nuôi lợn VietGAHP của Hà Nội và chứng kiến cảnh chuồng trại bỏ không, tan hoang, nông dân nuôi lợn khóc nghẹn vì bị thiệt hại tiền tỷ sau “bão” dịch tả lợn châu Phi khiến cho chúng tôi không khỏi cảm thấy rất xót xa, đau lòng.
Mỗi khi nhắc lại chuyện buồn của gia đình, bà Ngô Thị Dung ở xã Hồng Phong lại khóc nức nở trong sự uất hận. “Hàng tỷ đồng đầu tư vào chăn nuôi lợn VietGAP giờ đã bị dịch tả lợn châu Phi “cướp” hết, chúng tôi thực sự “trắng tay” rồi”.
Là một trong những hộ đầu tiên tham gia vào Dự án LIFSAP và áp dụng các biện pháp chăn nuôi, phòng dịch rất bài bản. Các năm đầu từ 2013 đến 2018, mọi việc xây dựng, kiến thiết chuồng trại chăn nuôi lợn được vợ chồng bà Dung thực hiện, đầu tư kỹ lưỡng và mọi thứ đều có vẻ thuận lợi.
Đến đầu năm 2019 khi bùng phát dịch tả lợn châu Phi ở Hưng Yên, Thái Bình, gia đình bà Dung và các hộ nuôi lợn ở Hồng Phong cũng yên tâm vì đàn lợn của bà con đã có “rào chắn” an toàn. Nhưng nào ngờ, đến khoảng gần giữa năm 2019, hàng loạt trại lợn ở xã bắt đầu xuất hiện dịch và các “pháo đài” lợn VietGAHP này cũng lần lượt đổ gục liên tiếp khiến bà con ở đây bị thiệt hại nặng nề.
Hộ gia đình bà Dung là một trong những hộ bị thiệt hại nặng nhất lên đến 4,1 tấn lợn, gồm gần chục lợn nái và nhiều lợn thịt. “Sau khi mấy con lợn bị dịch, cả đàn lợn còn lại dù khỏe mạnh nhưng vẫn buộc phải chết theo. Có những con lợn nái đang bụng mang dạ chửa chờ ngày đẻ cũng phải tiêu hủy, đau xót lắm”, bà Dung buồn rầu nói.
Do số lượng lợn bị dịch phải tiêu hủy nhiều, địa phương phải huy động xe tải đến tận nhà bà Dung gom đi 4.5 chuyến mới hết. Sau khi đàn của chôn theo đất một thời gian, ông Nguyễn Văn Khoát, (chồng bà Dung) cũng đột ngột qua đời càng làm cho gia đình đau xót, cùng đường hơn.
“Trong số các hộ nuôi lợn VietGAHP bị dịch thì hộ bà Dung, Nguyễn Văn Tính, trưởng nhóm GAP 2 bị thiệt hại nặng và gia đình này cũng hoàn cảnh nhất xã”, Ông Vũ Văn Công – Trưởng Ban chăn nuôi và thu y xã Hồng Phong khẳng định.
Theo ông Công, Dự án Chăn nuôi cạnh tranh và an toàn thực phẩm bắt đầu triển khai tại Hồng Phong từ đầu năm 2013 và kết thúc vào tháng 6/2018. Ông Công cho biết, trong số 80 hộ tham gia chăn nuôi lợn trong Dự án Chăn nuôi cạnh tranh và an toàn thực phẩm (LIFSAP) thì có gần 20 hộ bị thiệt hại trực tiếp và hàng chục hộ khác bị ảnh hưởng liên lụy đến giờ đã kiệt sức nên phải treo chuồng hoặc chuyển đổi chăn nuôi, có hộ chuyển việc khác để mưu sinh.
“Trong quá trình thực hiện và tham gia dự án chăn nuôi an toàn bà con được hỗ trợ nhiều và thu được nhiều kết quả, kiến thức chăn nuôi rất bổ ích. Tuy nhiên, do dịch tả lợn châu Phi quá nguy hiểm nên các hộ cũng khó tránh thiệt hại”, ông Công chia sẻ.
Video đang HOT
Biển hiệu hiệu chăn nuôi VietGAP cùng chuồng trại của ông Bùi Văn Thuần ở xã Hồng Phong đang xuống cấp dần theo thơi gian.
Các cơ sở, thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn VietGAP của gia đình ông Thuần đang hư hỏng dần.
Không còn lợn, ông Thuần đã thả gà vào chuồng lợn để nuôi phục vụ sinh hoạt của gia đình trong khi chờ cơ hội tái đàn lợn.
Chuồng trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Văn Tính, bà Ngô Thị Dung (trưởng nhóm GAP 2) ở xã Hồng Phong tan hoang sau đại dịch.
Bà Dung dọn chuồng trại sau khi bị thiệt hại tiền tỷ vì “bão” dịch.
Bà Dung khóc nức nở mỗi khi nhắc về chuyện buồn của gia đình.
Các khu chuồng nuôi lợn từng đem về nguồn thu nhập chính cho gia đình bà Dung và là niềm tự hào của địa phương nay đã chỉ còn trắng xóa vôi bột.
Các vật dụng chăn nuôi hiện đại được các gia đình mua và đơn vị của Dự án Chăn nuôi cạnh tranh và an toàn thực phẩm (LIFSAP) hỗ trợ nay bị bỏ không cho hư hỏng, xuống cấp.
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ được thực hiện bởi Ban Quản lý các dự án nông nghiệp, việc áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) cấp nông hộ. Giải pháp này được cho là hoàn hảo cho chăn nuôi quy mô nông hộ ở Việt Nam.
Tính đến tháng 12/2017, sau 6 năm thực hiện, Dự án LIFSAP Hà Nội đã xây dựng được 4 vùng là 4 huyện thực hiện áp dụng chăn nuôi Viet GAHP gồm: Chương Mỹ, Thanh Oai, Quốc Oai và Thường Tín, hình thành được 70 nhóm liên kết hợp tác sản xuất chăn nuôi (gọi tắt là nhóm GAHP) với gần 1.400 hộ tham gia.
Dự án LIFSAP được thực hiện trên địa bàn 12 tỉnh gồm: Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Cao Bằng, Thanh Hoá, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai và Lâm Đồng. Trong năm đầu tiên, dự án sẽ được triển khai thử nghiệm trên địa bàn 4 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Sau khi tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm sẽ mở rộng ra các tỉnh còn lại.
Tổng vốn dự kiến của dự án: 79,03 triệu USD. Trong đó: Vốn ODA 1.109,9 tỷ VNĐ, tương đương 65,26 triệu USD. Vốn đối ứng: 57,8 tỷ VNĐ, tương đương 3,4 triệu USD. Vốn khác: 176,29 tỷ VNĐ, tương đương 10,37 triệu USD từ nguồn vốn của tư nhân. Chủ dự án là Ban Quản lý các dự án nông nghiệp.
Một đợt thảm họa, 6 triệu con lợn tiêu hủy, thiệt hại 12.000 tỷ
Đến nay gần 6 triệu con lợn bị buộc phải tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi, thiệt hại ước tính khoảng 12.000 tỷ đồng. Dịch bệnh này còn khiến nguồn cung khan hiếm đẩy giá thịt lợn lên cao nhất trong lịch sử.
Trong báo cáo tác động thiên tai, dịch bệnh đến sản xuất nông nghiệp, Bộ NN-PTNT cho hay dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) được nhận định là "phức tạp, nghiêm trọng" ngay từ khi bùng phát tại Trung Quốc vào tháng 8/2018. Nhiều giải pháp được triển khai để ngăn ngừa dịch bệnh tràn này vào Việt Nam.
Tuy nhiên, đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm với lợn, chưa có vắn xin phòng bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị. Do vậy, từ khi xâm nhiễm vào Việt Nam đến nay, gần 6 triệu con lợn đã mắc bệnh, chết buộc phải tiêu hủy (tương đương khoảng 340 nghìn tấn thịt lợn), gây thiệt hại kinh tế gần 12.000 tỷ đồng.
Nguồn cung thiếu hụt, cơn sốt giá kéo dài khiến thịt lợn thành thực phẩm đắt đỏ
Đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát, các địa phương cũng đẩy mạnh công tác tái đàn. Kết quả, 4 tháng đầu năm nay việc tái đàn, tăng đàn đã đáp ứng 80%. Bên cạnh đó, lượng thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam từ đầu năm đến nay cũng tăng gần 450% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thế nhưng, nguồn cung hiện nay vẫn đang thiếu hụt khoảng 20% đã đẩy giá thịt lợn lên mức cao chưa từng có.
Cụ thể, từ tháng 1-3/2019, lợn hơi xuất chuồng duy trì ở mức giá 45.000-47.000 đồng/kg; tháng 4-7/2019 giảm còn 35.000 đồng/kg, có lúc xuống dưới 30.000 đồng/kg. Song, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi dẫn tới mất cân đối cung - cầu đẩy giá lợn hơi tháng 8-12/2019 từ 42.000/kg vọt tăng lên mức 90.000 đồng/kg.
Ba tháng đầu năm nay, giá lợn hơi giảm từ 90.000 đồng/kg xuống 73.000 đồng/kg. Đáng chú ý, từ 1/4, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đồng loạt giảm xuống mức 70.000 đồng/kg.
Bất chấp mọi "lệnh" giảm giá của Chính phủ, Bộ NNN-PTNT, giá lợn hơi tại một số địa phương tăng lên 95.000-98.000 đồng/kg, thậm chí chạm mốc 100.000 đồng/kg - mức giá cao nhất trong lịch sử.
Tại các chợ, siêu thị ở nước ta, thịt lợn từ món ăn bình dân nay trở thành hàng đắt đỏ với giá dao động từ 150.000-320.000 đồng/kg tùy loại.
Giá heo hơi tăng lên 100.000 đồng/kg, xuất hiện lợn hơi từ Thái Lan tuồn về Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá heo hơi hôm nay 18/5 đã có nơi lập đỉnh 100.000 đồng/kg đối với heo chọn loại ngon. Giá heo hơi bình quân tại miền Bắc đã đạt 95.000-98.000 đồng/kg, miền Nam cũng cao xấp xỉ miền Bắc. Do lượng heo hơi thiếu hụt nên các thương lái đã nhập cả heo Thái Lan về...