Cận cảnh chung cư 40 năm có nguy cơ đổ sập bất kỳ lúc nào
Như Dân Việt đã phản ánh, nhiều năm qua, người dân ở chung cư D2 Quang Trung luôn lo lắng khi phải sống trong tình trạng nhà nứt nẻ, xuống cấp trầm trọng, vỡ nát, có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.
Tòa chung cư D2 có tất cả 4 tầng nhà ở và tầng trên cùng là sân thượng. Quan sát từ tầng 1 đến tầng 4, toàn bộ cả toà nhà đã lộ rõ sự “già yếu”.
Những mảng tường, trần trên nhà đều loang lỗ những vết nứt nẻ. Nhiều cột nhà, cột trụ tường đều bị vỡ, lộ rõ cả những thanh thép hoen gỉ, đang yếu ớt chống đỡ căn nhà.
Chung cư D2 trải qua hơn 40 năm đang từng ngày xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Ảnh: Cảnh Thắng
Ở các tầng, tình trạng thấm nước từ tầng trên xuống dưới diễn ra thường xuyên. Gần như phòng nào cũng xảy ra tình trạng này khiến rêu xanh mọc khắp tường. Ảnh: Cảnh Thắng
Trần các dãy nhà nứt toác, loang lở. Ảnh: Cảnh Thắng
Những mảng trần rơi rụng theo thời gian, lộ ra những thanh thép hoen gỉ cố gắng chống đỡ các tầng của ngôi nhà. Ảnh: Cảnh Thắng
Bà Nguyễn Thị Hường (sống một mình ở tầng 3 toà chung cư) chia sẻ: “Giờ chung cư này xuống cấp quá rồi, nhà tôi giờ không còn chỗ nào nguyên vẹn nữa. Trời nắng thì nóng, mưa thì dột. Chỉ mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc giúp đỡ người dân để chúng tôi an tâm sinh sống”.
Dưới đây là chùm ảnh ghi lại cảnh tượng xuống cấp của nhà chung cư D2 Quang Trung nới gần 200 hộ dân sinh sống:
Video đang HOT
Các cột và lan can các tầng đều nứt nẻ, có thể đổ sập xuống bất cứ lúc nào. Ảnh: Cảnh Thắng
Các cột trụ của tòa nhà chung cư đều có tình trạng chung khi lỡ toác, lộ những thanh thép. Ảnh: Cảnh Thắng
Hơn 200 căn nhà ở đây thì căn nhà nào cũng bị loang lở trên trần nhà, tường và các cột xung quanh. Ảnh: Cảnh Thắng
Nhiều điểm gạch vữa rơi rụng trong nhà. Do quá ảnh hưởng đến nên một số nhà dân tự dùng vữa và trát lại nhưng cũng không đảm bảo an toàn để người dân sinh sống. Ảnh: Cảnh Thắng
Nhìn bên ngoài, cả toà chung cư D2 đang “già yếu”, xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Cảnh Thắng
Các dầm ngang bên trong nhà lộ những thanh thép rất nguy hiểm. Ảnh: Cảnh Thắng
Vị trí nơi bà Phan Thị Xuân (căn 341 chung cư D2) từng suýt bị mảng trần rơi xuống đè trúng người. Ảnh: Cảnh Thắng
Theo Danviet
Nhà tập thể 'chống nạng' chờ sập
Nhà bị nghiêng ra phía sau, chiếu nghỉ cầu thang tách rời tường chịu lực, trần bục vữa... là hiện trạng nhà tập thể A7 Tân Mai, Hà Nội.
Nhà tập thể A7 Tân Mai (phố Nguyễn Chính, Tân Mai, Hoàng Mai) xây dựng từ năm 1984 theo công nghệ lắp ghép với quy mô 5 tầng, là nơi ở của 200 nhân khẩu.
Năm 4/2008 nhà tập thể có hiện tượng xuống cấp, người dân đã gửi đơn tới chính quyền địa phương. Năm 2010, khu vực cầu thang bộ nối từ tầng 1 lên tầng 5 có dấu hiệu tách rời nhau, gây nguy hiểm đến toàn bộ kết cấu khu tập thể. Cũng trong năm, nhà được chống bằng bộ khung giàn giáo thép.
Ngày 7/6/2016, UBND phường Tân Mai dán hàng hoạt thông báo tại 5 tầng của khu tập thể "Về việc đảm bảo an toàn đề nghị không được tự ý cơi nới, xây dựng đối với khu tập thể A7 Tân Mai".
Ông Nguyễn Quang Gắng, Tổ trưởng Tổ dân phố 15, phường Tân Mai chia sẻ: "Nhà tập thể A7 xuống cấp và có chiều hướng nguy hiểm hơn. Tháng 5/2016 toàn bộ mái cầu thang đã bị sập phải gia cố tạm bằng cách lợp tôn. Mái sau của hộ số 506 có nguy cơ sập nên phải làm hệ thống dàn giáo đỡ tạm. Hệ thống thoát nước không hoạt động nhiều năm nay gây thấm dột từ trên xuống".
"Tường cứ bong chóc và rơi vỡ là tôi lại trát xi măng vào, nhưng việc này hầu như tuần nào cũng phải làm. Thứ nhất là để chống dột, thứ hai là để bụi vữa tường không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ nhỏ và người già", chủ hộ 406 nói.
Phần nứt gãy ở cầu thang đoạn nhỏ nhất cũng hở rộng đến 5cm.
"Hiện tượng vữa trần rơi xuống là thường xuyên. Ngày 11/10 vừa qua, mảng vữa từ tấm chắn lan can tầng 5 rơi xuống đất. Rất may cách đó vài phút, 3 người trong gia đình vừa rời khỏi vị trí đó nếu không đã xảy ra tai nạn thương tâm", ông Gắng cho biết thêm.
Phía sau mảng tường được khung sắt chống đỡ, những mảng vữa dày luôn chờ chực rơi xuống bất kỳ lúc nào. Khe hở được gắn tạm bằng xi măng không thể giữ lại được những đứt gãy kéo dài.
Phần cốt của lan can các tầng bị trơ sắt thép, hoen gỉ theo thời gian.
Tháng 4/2016, Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội đánh giá chất lượng hiện trạng nhà A7 ở mức độ nguy hiểm cấp C (cao nhất là cấp D).
Phần lõi của công trình có tuổi thọ hơn 40 năm trơ ra từ trong nhà, ra cầu thang cho đến cột kèo.
"Tầng 5 của ngôi nhà vữa và các mảng tường bong tróc liên tục rơi rụng, mái nhà tôi vừa làm mới đã bong. Thời tiết nắng ráo còn đỡ, mưa lại dột khiến cuộc sống người dân trở lên đảo lộn", một người dân sống ở tầng 5 cho biết.
Tháng 5/2016, mái cầu thang đã bị sập tường. Hiện mái khu nhà đang có nguy cơ sắp đổ sập ở căn hộ số 506. Độ nghiêng của khu nhà ra phía sau ngày càng lớn, chiếu nghỉ cầu thang ngày càng xa tường chịu lực và dàn giáo khiến người dân luôn sống trong nơm nớp lo sợ.
Ngày 18/10, các hộ gia đình tại nhà A7 đã gửi đơn đến UBND Thành phố, kiến nghị đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ, ưu tiên Tân Mai.
"32 trên tổng số 54 hộ đã di chuyển. Đầu năm 2018 có 4 hộ di chuyển tiếp. Còn lại là các gia đình thuộc diện nghèo khó, sống bằng lương thuần tuý. Phần mái và cầu thang là phần công cộng, không thuộc diện tích sở hữu cá nhân nên nếu không có sự hỗ trợ của thành phố thì người dân sẽ không có điều kiện sửa chữa", ông Gắng nói.
Ngọc Thành
Theo VNE
Quận Hoàn Kiếm đề xuất nâng tầng cho chung cư nội đô Bí thư quận Hoàn Kiếm cho rằng, khi cải tạo chung cư cũ, cần tạo cơ chế cho một số tòa nhà nâng chiều cao lên hơn 9 tầng để kêu gọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, ý kiến khác đề nghị tuân thủ quy hoạch. Phát biểu tại Hội nghị ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội ngày 7/4, ông Hoàng...