Cận cảnh chùa “ve chai” Linh Phước có tượng Quan Thế Âm bồ tát được kết bằng 650.000 hoa bất tử
Nét độc đáo của chùa Phước Linh ở Đà Lạt là hầu hết các công trình đều được khảm các mảnh sành, sứ, vỏ chai nên còn được gọi là chùa “ve chai”.
Chùa Phước Linh cách trung tâm thành phố Đà Lạt 8km, trên Quốc lộ 20. Chùa được xây dựng vào năm 1949 và hoàn thành vào năm 1952 do một số tăng ni, phật tử đến từ Thừa Thiên – Huế xây dựng. Đến năm 1990 chùa được trùng tu và xây dựng thêm nhiều công trình mới.
Chùa có diện tích 6.666 m2, chánh điện dài 33m, rộng 22m. Có 2 hàng cột khảm rồng cùng những bức phù điêu giới thiệu lịch sử phật Thích Ca và những điền tích trong các kinh Pháp hoa, A di đà.
Nét độc đáo của chùa là hầu hết các công trình đều được khảm các mảnh sành, sứ, vỏ chai nên còn được gọi là chùa “ve chai”.
Các bức tường được khảm sành tinh xảo.
Không chỉ là chốn thiền môn tâm linh, chùa Linh Phước còn được xác nhận với nhiều công trình kỷ lục Việt Nam trong đó có tháp chuông cao 36m với Đại Hồng Chung cao 4,3m, miệng chuông rộng 2,33m, nặng 8.500 kg nặng nhất Việt Nam.
Đại Hồng Chung là nơi du khách tìm đến để viết lời khấn nguyện cầu bình an.
Video đang HOT
Sau khi viết lời cầu nguyện, du khách tự tay đánh chuông để cầu may mắn, linh thiêng.
Nhiều du khách nước ngoài đến chùa Linh Phước để cầu bình an.
Nằm trong quần thể công trình điện thờ 324 tượng Quan Thế Âm, ở trung tâm có tượng cao 17m, đây là tượng phật Quan Thế Âm trong nhà cao nhất Việt Nam.
Xung quanh là những tượng sáp các vị hòa thượng trông như thật.
Trước sân chùa còn có Bảo đài Quan Thế Âm bồ tát. Tượng được kết bằng 650.000 hoa bất tử, cao 17m, nặng 3 tấn.
Rất nhiều tượng phật trong chùa Linh Phước.
Công trình tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam (chiều dài đường hầm khoảng 300m).
Chùa “ve chai” Linh Phước được xem là một công trình sở hữu kiến trúc độc đáo nhất tại Đà Lạt
Rất nhiều du khách đến chùa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy từ những mảnh sứ đầy màu sắc. Không những vậy nhiều người đến đây để thanh tịnh tâm hồn và cầu cho gia đình bình an.
Theo vietnamdaily.net.vn
"Cầu gỗ săn mây" ngừng nhận khách - hồi chuông cảnh báo về ý thức của người tham gia
"Cầu gỗ săn mây" - điểm "check-in" nổi tiếng ở Đà Lạt đã nhiều lần gửi thông báo ngừng hoạt động trước sự nuối tiếc và tò mò của nhiều người.
Bên cạnh đồi thông, "Ghế cô đơn" hay "Nấc thang lên thiên đường" thì "Cầu gỗ săn mây" chính là một "tọa độ check-in" mà bất kể ai đến với thành phố ngàn hoa này đều không nỡ bỏ qua.
Cây cầu này thuộc khu vực Cầu Đất Farm, ở Trường Thọ - xã Trạm Hành, nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 45 phút di chuyển bằng xe máy, ước tính chừng 25km. Nơi đây nổi tiếng trong giới du lịch với khung cảnh 220 ha được bao phủ bởi đồi chè xanh bát ngát và những triền thông thơ mộng, và cả những công trình cao chót vót dành riêng cho việc ngắm nghía đất trời và "săn mây".
Bởi thế mà dù phải dậy từ rất sớm mới có thể bắt được những khoảnh khắc đắt giá (từ 5h45 - 6h15 sáng sớm) thì điều này cũng chẳng ngăn cản được bước chân của du khách.
Cầu gỗ săn mây gồm một mái chòi nhỏ cùng một nhịp cầu dẫn ra triền đồi. (Ảnh: @rose_nse)
Vào ngày 10/3 vừa qua, ban quản lý khu Cầu Đất Farm đã chính thức đóng cửa và thông báo: Không nhận khách tham quan vào Cầu gỗ săn mây. Điều này đã khiến không chỉ khách du lịch mà ngay cả những người dân địa phương nơi đây cũng không khỏi tiếc nuối vì một địa điểm đẹp như vậy lại vừa tạm xóa sổ trong "bản đồ du lịch Đà Lạt".
Cảnh tượng đẹp như mơ tại "Cầu gỗ săn mây" tại Đà Lạt đã khiến nhiều người vô cùng nuối tiếc và hy vọng rằng đây chỉ là thông báo mang tính chất tạm thời của ban quản lý nơi đây. (Ảnh: Phạm Kim Nhân)
Dù vẫn không ngừng hy vọng rằng thông báo ngừng hoạt động của "cầu gỗ săn mây" chỉ là tạm thời, nhưng ngày hôm qua (2/5), tại khu vực gần Cầu gỗ lại xuất hiện thêm mảnh giấy trắng treo trên cây ghi dòng chữ: " Nơi này không hoạt động. Vui lòng không làm phiền. Cảm ơn!"
Dòng thông báo ngừng nhận khách tham quan từ ngày 10/03 ở khu vực Cầu gỗ. (Ảnh: Phạm Kim Nhân)
Mảnh giấy trắng với dòng cảnh báo xuất hiện từ ngày 2/5. (Ảnh: Phạm Kim Nhân)
Liên tục có những lời cảnh báo từ phía ban quản lý về không cho phép khách du lịch ghé thăm và chụp ảnh tại nơi đây đã khiến không ít người băn khoăn, khó hiểu trước lý do vì sao điều này "bỗng dưng" lại xảy ra.
Được biết, chiếc "Cầu gỗ săn mây" này không thuộc sự quản lý của Cầu Đất Farm mà do người dân tự xây dựng lên và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Hầu hết những du khách muốn vào Cầu gỗ chụp hình đều do các "thổ địa" ở đây dẫn đi tham quan với giá vài chục nghìn một người.
Và bởi chưa thực sự hoàn thiện nên đây cũng là một trong những lý do khiến ban quản lý bắt buộc phải thông báo ngừng nhận khách tham quan nơi này.
Cầu Đất Farm nhìn từ trên cao. (Ảnh: @rose_nse)
Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin khác cũng cho rằng, tình trạng một số khách mặc dù đã đóng tiền để được dắt vào và "thông chốt" bảo vệ nhưng khi không được sự cho phép của ban quản lý thì những người này cũng đành phải ra về mà không được nhận lại tiền. Hoặc một số khách may mắn được vào lại bị người dẫn tour "chém" với mức giá rất cao.
Vậy nên, để bảo về lợi ích của khách du lịch, ban quản lý nơi đây đã bắt buộc phải ra thông báo đáng tiếc này.
Không chỉ vậy, trong dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, ban quản lý nơi đây đã phải làm việc hết công suất để mời toàn bộ đoàn du khách đã được người dân địa phương dẫn vào.
Điều này đã cho thấy một thực trạng đáng buồn trong ngành du lịch. Bởi, không phải chỉ có duy nhất "cầu gỗ săn mây" ở Đà Lạt đóng cửa mà trước đó cũng có đã có không ít địa điểm du lịch nổi tiếng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Theo thoidai.com.vn
Khoảnh khắc Đà Lạt chìm trong sương đẹp tựa chốn thiên đường Khi sắc mai anh đào biến mất, phượng tím dần tàn là lúc Đà Lạt bước vào mùa sương với khung cảnh mây mù giăng kín bầu trời, đẹp tựa chốn thiên đường trần gian. Đà Lạt những sớm mai sương giăng kín lối Tháng 4 là thời điểm Đà Lạt bước vào mùa sương đẹp xao xuyến lòng người. Đến đây vào...