Cận cảnh chiếc máy bay không người lái giúp phủ sóng Internet của Google
Những chiếc máy bay không người lái của Google sẽ được sử dụng như những trạm phát sóng di động, giúp phủ sóng Internet ngay cả ở những khu vực hẻo lánh nhất.
Trong khi hãng công nghệ không gian SpaceX của tỷ phú Elon Musk phóng hàng ngàn vệ tinh lên quỹ đạo với tham vọng phủ sóng Internet trên toàn cầu, thì Alphabet (công ty mẹ của Google) đang hợp tác với hãng viễn thông SoftBank (Nhật Bản) đang phát triển những chiếc máy bay không người lái để phủ sóng mạng Internet.
Những chiếc máy bay không người lái này có thể xem như những trạm phát sóng di động, có thể tiếp cận và phủ sóng Internet tại những khu vực xa xôi, hẻo lánh, với phạm vi phủ sóng lớn hơn so với các trạm phát sóng di động thông thường.
Chiếc máy bay không người lái giống như một cánh diều khổng lồ, với chiều dài cánh lên đến 78m
Dự án phát triển máy bay không người lái để phủ sóng Internet là một phần trong hợp tác giữa dự án Loon của Alphabet và HAPSMobile của SoftBank. Loon là dự án sử dụng khinh khí cầu để phát sóng mạng Internet từ trên cao của Google, trong khi đó HAPSMobile là công ty con phát triển máy bay không người lái của SoftBank.
Mới đây, Google và SoftBank cho biết đã đạt được một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển dự án, khi đã có thể phát sóng mạng di động 4G LTE từ máy bay không người lái ở độ cao 18.900m xuống mặt đất.
Sau khi mạng 4G LTE được phát sóng từ chiếc máy bay không người lái này, một cuộc gọi video bằng smartphone đã được thực hiện giữa Alastair Westgarth, CEO của dự án Loon; Jun Murai, Giám đốc đối ngoại của HAPS Mobile và Vint Cerf, người được xem là “cha đẻ” của mạng Internet và hiện là Phó chủ tịch kiêm Giám đốc phát triển Internet tại Google. HAPSMobile cho biết cuộc gọi có chất lượng tốt với độ trễ thấp, nhưng không cung cấp chi tiết về tốc độ kết nối.
Chiếc máy bay không người lái do Google và SoftBank hợp tác phát triển sử dụng pin năng lượng mặt trời, có thể hoạt động trên bầu trời trong nhiều tháng liên tục mới phải quay trở lại mặt đất để bảo dưỡng. Chiếc máy bay có thiết kế giống như một cánh diều khổng lồ, với chiều dài cánh lên đến 78m, được vận hành bởi 10 cánh quạt và cho tốc độ bay tối đa 110km/h. Mặc dù có tốc độ bay không lớn, chiếc máy bay này được tập trung về sức bền và khả năng vận hành, hơn là tốc độ.
Chiếc máy bay này sẽ hoạt động trên tầng bình lưu, bay cao hơn các chuyến bay thương mại, sử dụng năng lượng mặt trời để sạc pin và có thể điều chỉnh hướng bay theo các cơn gió.
Junichi Miyakawa, CEO và Chủ tịch HAPSMobile cho biết chuyến bay thử nghiệm này là một bước tiến để hiện thực hóa mục tiêu phát triển máy bay sử dụng năng lượng sạc nhằm cung cấp Internet tốc độ cao ở mọi nơi trên thế giới.
“Chúng tôi đã tiến gần hơn một bước tới mục tiêu xây dựng một trạm phát sóng bay lơ lửng trên bầu trời, chỉ sử dụng năng lượng mặt trời”, Junichi Miyakawa tuyên bố.
Những hình ảnh về chiếc máy bay không người lái giúp phát sóng mạng Internet từ trên cao:
Những tấm pin năng lượng mặt trời phủ trên cánh máy bay
Hệ thống cánh quạt trên máy bay
Chiếc máy bay sẽ hoạt động ở độ cao cao hơn các chuyến bay thương mại
Chiếc máy bay có thể hoạt động liên tục trong nhiều tháng mới phải quay trở lại mặt đất để bảo dưỡng
Chuyến bay không người lái phát sóng Internet từ trên cao của HAPSMobile
Google sẽ chi trả 1 tỷ USD cho các nhà xuất bản tin tức trong ba năm tới
Mới đây, Giám đốc điều hành của Google Sundar Pichai cho biết, gã khổng lồ công nghệ đang có kế hoạch chi trả 1 tỷ USD cho các nhà xuất bản trên toàn thế giới để mua tin tức của họ trong vòng ba năm tới.
Đây được coi là một động thái nhằm giảm căng thẳng với các nhà xuất bản tin tức từ lâu đã đấu tranh để đòi quyền lợi cho hành vi sử dụng các nội dung của họ được chia sẻ trên các nền tảng của Google.
CEO của Google cho biết, sản phẩm mới có tên Google News Showcase sẽ được ra mắt đầu tiên tại Đức, nơi họ đã đăng ký với các tờ báo lớn của Đức bao gồm: tạp chí Der Spiegel, Stern, Die Zeit và cùng một số tờ như: nhật báo Folha de S.Paulo, Band và Infobae ở Brazil. Tiếp đó, Google News Showcase sẽ được triển khai tại Bỉ, Ấn Độ, Hà Lan và các quốc gia khác.
Được biết, có khoảng 200 nhà xuất bản ở Argentina, Australia, Anh, Brazil, Canada và Đức cũng đã đăng ký sản phẩm này.
"Đây là cam kết tài chính lớn nhất cho đến nay của chúng tôi, Google sẽ trả tiền cho các nhà xuất bản để tạo và quản lý những nội dung chất lượng cao cho một loại trải nghiệm tin tức trực tuyến mới", ông Pichai cho biết.
Giám đốc điều hành Sundar Pichai của Google.
Theo Google, sản phẩm mới cho phép các nhà xuất bản chọn và trình bày câu chuyện của họ trên các thiết bị Android trước và sau đó là các thiết bị của Apple thông qua Google News.
"Cách tiếp cận này khác biệt với các sản phẩm tin tức khác của Google bởi vì nó dựa vào các lựa chọn biên tập mà các nhà xuất bản độc lập đưa ra về việc tin tức nào sẽ được hiển thị cho độc giả và cách trình bày chúng", ông Pichai mô tả.
Tập đoàn Spiegel của Đức cho biết, họ rất hoan nghênh dự án này của Google. Stefan Ottlitz, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Spiegel cho rằng, với Google News Showcase và việc tích hợp nội dung biên tập mới từ các nhà xuất bản của Spiegel, cho thấy Google rất nghiêm túc trong việc hỗ trợ báo chí chất lượng cao ở Đức và "chúng tôi rất vui mừng khi được tham gia dự án này ngay từ đầu".
News Corp, một công ty đã từng "thúc giục" các cơ quan quản lý chống độc quyền của EU có các hành động chống lại Google, cũng bày tỏ sự ủng hộ khi Google quyết định trả phí cho tin tức. Giám đốc điều hành của News Corp Robert Thomson cho biết: "Chúng tôi hoan nghênh sự công nhận của Google về mức phí dành cho báo chí chất lượng cao".
Tuy nhiên, Hội đồng các nhà xuất bản châu Âu (EPC), với các thành viên bao gồm: News UK, The Guardian, Pearson, New York Times và Schibsted, lại tỏ ra hoài nghi về dự án này.
Bên cạnh đó, Google hiện vẫn đang đàm phán với các nhà xuất bản tại Pháp. Trong khi đó, Australia lại muốn buộc Google và Facebook phải chia sẻ doanh thu quảng cáo với các nhóm truyền thông địa phương.
Việc Google có kế hoạch chi trả cho các nhà xuất bản tin tức cũng làm thất vọng các nhà xuất bản trên Internet khác như các trang web thời tiết và kênh hướng dẫn nấu ăn vì cho rằng Google đã làm giảm doanh thu của họ.
Google Play Pass 'phủ sóng' thêm 24 quốc gia Một số lượng lớn các quốc gia châu Âu vừa được bổ sung vào danh sách hỗ trợ của Google Play Pass - vốn chỉ giới hạn tại Mỹ và vài nước châu Âu khác. Google Play Pass mở rộng phạm vi "phủ sóng" Theo SlashGear, trước đây, Play Pass có mặt tại Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ireland, Canada,...