Cận cảnh chế độ Multiplayer trong Ace Combat
Game sẽ có hai chế độ trực tuyến dành cho người chơi là Domination và Deathmatch.
Chế độ Domination (Thống trị) yêu cầu người chơi phải hợp tác với một nhóm game thủ khác để kiểm soát các địa điểm khác nhau trên chiến trường rộng lớn. Nhiệm vụ chính của cả nhóm là quét sạch những kẻ đến xâm chiếm trong một thời gian quy định. Còn chế độ Deathmatch thì 16 game thủ sẽ phải cạnh tranh với nhau trên bầu trời. Điểm của chế độ này sẽ được tính theo 2 hình thức, một là số lượng máy bay người chơi đã tiêu diệt, hai là tính điểm theo hiệu suất (thành tích) của máy bay bạn bắn rơi. Người chơi hạ được các đối thủ “sừng sỏ” sẽ có điểm cao hơn là tiêu diệt những người chơi có thành tích bình thường khác. Game thủ có thể lựa chọn hoạt động một mình hoặc theo nhóm trong chế độ này.
Một điều thú vị mà Assault Horizon đem lại cho người chơi là họ sẽ có quyền sơn màu yêu thích lên chiếc phi cơ của mình trước khi xuất trận. Điều này được tạo ra cũng nhằm mục đích cho các đội có thể lựa chọn màu chung để dễ dàng tác chiến trong trận đấu.
Ace Combat: Assault Horizon, game không chiến đáng chú ý nhất trong năm nay.
Ace Combat: Assault Horizon là trò chơi do hãng Project Aces phát triển. Game xoay quanh cuộc chiến giữa các quốc gia vào năm 2015 trước nguy cơ tấn công khủng bố và hải tặc ngày càng gia tăng trên thế giới, đặc biệt là tại châu Phi.
Video đang HOT
Phong cách gameplay của Ace Combat Assault Horizon được đánh giá là sự tổng hòa giữa 3 trò chơi Tom Clancy”s H.A.W.X., After Burner: Climax và Call of Duty: Modern Warfare 2.
Game ấn định phát hành vào 14/10 năm nay trên PS3 và Xbox 360.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Multiplayer - "Quân bài tẩy" của Killzone 3
Chiến trường khốc liệt, lối chơi thần tốc cùng với những trải nghiệm nghẹt thở là những nét tinh túy nhất trong phần chơi mạng của Killzone 3.
Killzone 3 bị chê phần nhiều là do mọi người đã quá trông đợi vào nó. Xét cho cùng thì trò chơi này vẫn là một game FPS hay của năm. Cùng với Bulletstorm, nó đã khởi đầu một quý 1 đầy thuận lợi cho ngành công nghiệp game. Nếu như Bulletstorm gây ấn tượng với mọi game thủ bởi lối chơi phấn khích của mình thì Killzone 3 lại là một trò chơi được đầu tư kinh phí lớn và sở hữu phần chơi mạng hấp dẫn.
Nhiều người sẽ bỏ Bulletstorm ngay sau khi đã hoàn tất cốt truyện và thực hiện được hết các pha Skillshot trong game. Tuy nhiên, họ sẽ chẳng thể dễ dàng rời tay ra khỏi Killzone 3 cho dù đã được xem đoạn kết mở của phiên bản này. Killzone 3 tuy không "vẽ vời" ra nhiều kiểu chơi mạng thú vị để chiều lòng các game thủ nhưng nó lại biết cách giữ chân người chơi trong suốt một thời gian dài sau đó.
Lợi thế cạnh tranh của Killzone 3 so với các game FPS khác nằm ở đồ họa và nhịp độ thần tốc. Các tựa game FPS đa nền hay trên Xbox 360 như Halo: Reach "không có cửa" trước sức mạnh về hình ảnh của Killzone 3 trên PS3. Nhà sản xuất đã bỏ 2 năm trời để đầu tư rất nhiều vào không khí chiến trường, các cảnh thiên nhiên, những hiệu ứng khói lửa và không khí chiến trường "nặng trình trịch" để "phục thù" cho những gì mà họ chưa làm được trong Killzone 2.
Không dừng lại ở đó, các màn chơi trong phần Multiplayer của Killzone 3 có thiết kế rất đa dạng. Từ rừng rậm, hang động, bình nguyên tuyết trắng hay các khu quân sự chỉ toàn sắt thép và những cảnh nội thành đổ nát đều xuất hiện trong 8 map của game. Nhiêu đó là đủ để các game thủ có thể "gặm nhấm" trong một thời gian dài mà chưa thấy chán. Đặc biệt là với các game thủ PS3 vốn "đói" các game FPS đỉnh cao thì Killzone 3 lại càng trở thành "của hiếm" như một con cừu đen.
Hệ thống điều khiển được cải tiến nhiều là thứ tạo ra lối chơi tốc độ của phiên bản này. Người chơi không còn cảm nhận được cảm giác "lặc lè" trong từng bước di chuyển của nhân vật như Killzone 2. Đồng thời, nhà sản xuất cũng cố tình biến người chơi thành những tử thần di động với khả năng chiến đấu linh hoạt để đẩy cao tốc độ trong phần chơi mạng của phiên bản này.
Hai yêu tố cùng với sự hấp dẫn vốn có của Killzone 3 khiến cho nó ít nhất phải được nằm trong top 5 các game FPS có phần chơi mạng được ưa chuộng nhất vào thời điểm hiện tại. Tuy vậy, Killzone 3 lại thua thiệt ở chỗ nó không có nhiều kiểu chơi mạng như Halo: Reach hay Call of Duty 7. Tuy nhiên, chiến lược "lấy ít thắng nhiều" của Guerrilla Games cũng có những dụng ý riêng.
Trong Killzone 3 chỉ có 3 kiểu chơi multiplayer là Guerilla Warfare (gần giống Team Deathmatch), Warzone - một kiểu chơi yêu cầu 2 đội thực hiện liên tiếp 7 nhiệm vụ liên hoàn và Operation - kiểu chơi chiếm điểm. Mỗi mode này đều hỗ trợ lên tới 16 người cùng chơi trong một ván đấu. Từ đây, sự thú vị trên đấu trường mạng của Killzone 3 bắt đầu.
Cho dù bạn là một người ưa thích lối chơi rambo hay thích hoạt động một cách có chiến thuật theo nhóm thì cũng sẽ nhanh chóng hòa nhập được với Killzone 3. 5 lớp nhân vật trong game sẽ đáp ứng đủ nhu cầu về lối chơi của từng game thủ. Các kiểu chơi mạng của trò chơi này cũng phục vụ các sở thích cơ bản nhất của các fan nghiền game bắn súng: đối kháng trực tiếp - deathmatch, cướp cờ - chiếm điểm.
Riêng phần chơi Warzone thì lại là tổng hợp của những nét tinh túy nhất trong phần chơi Campaign của Killzone 3. Nhà sản xuất muốn lưu giữ những hương vị khó quên này cho các game thủ nên họ đã đưa nó vào phần chơi mạng của game dưới dạng những nhiệm vụ liên hoàn bao gồm ám sát, "đếm xác" (Body Count), chiếm giữ, lùng diệt và "cướp cờ". Kiểu chơi này xuất hiện trong 7 trên 8 map trong phần Multiplayer của Killzone.
Phần chơi đơn của Killzone 3 có thể chưa được xứng tầm với những gì mà mọi người trông đợi ở tựa game bắn súng này. Tuy nhiên, phần chơi mạng của nó thì lại cho mọi người cảm giác ngược lại.
Theo PLXH
[Gamescom 2011] Battlefield 3 tung video thể hiện gameplay tại Phiên bản tiếp theo với hàng loạt cải tiến của dòng game FPS chiến tranh này tiếp tục thể hiện được sự khốc liệt của chiến trường, cũng như sự đa dạng trong lối chơi. Ngày 16/8 vừa qua, hai đoạn video về lối chơi của Battlefield 3 được công bố tại hội chợ Gamescom đang diễn ra ở Đức. Đoạn đầu tiên...