Cận cảnh cây mít cổ thụ hơn 500 tuổi được trồng trên đất ‘đế vương’ ở Cổ Loa, thuộc top ‘cao niên’ nhất Việt Nam
Trải qua hơn 500 năm tuổi nhưng cây mít cổ thụ này vẫn tràn đầy vượng khí và sức sống.
Theo đó, nhà văn hoá xóm Chợ (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội) là nơi tọa lạc của một cây mít cổ thụ với thân cây cổ quái, xù xì có tuổi thọ hơn 500 tuổi.
Cây mít cổ thụ
Cây mít cổ thụ này đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn đứng sừng sững qua bao đời. Đây là cây được người dân xã Cổ Loa trồng trên “đất Đế Vương” xưa với những cành lá ngày một xum xuê. Đáng nói, dù thân còn găm những mảnh bom thời chiến vậy mà cây mít cổ thụ này vẫn tràn đầy vượng khí, vươn xanh đón ánh mặt trời.
Đây cũng được cho là cây mít cổ thụ ‘cao niên’ nhất Việt Nam. Không chỉ toả bóng mát cho người dân làng hóng mát, tập thể dục mà cây mít cổ thụ này còn thu hút sự chú ý cho du khách mỗi lần tham quan ở Cổ Loa.
Người dân ở đây cho biết, dù đã nhiều tuổi nhưng cây mít này vẫn cho ra quả hàng năm; vào tháng 7, tháng 8 thì mít chín: “Theo lời các cụ truyền lại thì cây mít này quả to, dai, ngon lắm nhưng giờ cây già cỗi theo thời gian nên quả chỉ còn được 3-4 kg…”
Video đang HOT
Người dân tại đây cũng phải bón phân đầu mùa, thường xuyên tưới nước cho cây đại thụ.
“Do cây mít đã nhiều tuổi, chất đất phục vụ cây sinh trưởng không còn màu mỡ nên chúng tôi phải thường xuyên tưới, chăm sóc. Ông Hoà và nhiều người cho biết, vào đầu mùa xuân mít mới ra quả còn những quả ra thời điểm hiện tại thì không thể trưởng thành và chín được do thời tiết lạnh buốt và vào ban đêm có sương muối.” – vị Trưởng xóm Chợ từng chia sẻ với truyền thông vào năm 2021.
Cây mít cổ thụ 500 tuổi trồng trên đất đế vương ở Cổ Loa thuộc vào hạng quý hiếm và được cấp bằng công nhận là cây di sản Việt Nam. Cây mít ở Cổ Loa có giá trị lớn về văn hoá lịch sử, được ví như linh hồn và biểu tượng được người dân nơi đây tôn sùng.
Mít là loại cây được trồng phổ biến dọc cả 3 miền nước ta. Ở các làng quê Việt Nam, người dân ưa thích việc trồng các cây cổ thụ để làm lấy bóng mát. Trong đó, cây mít là một trong những lựa chọn hàng đầu khi vừa cho trái vừa cho bóng mát. Ngoài ra, loại cây này còn được xem là biểu tượng cho sự bền bỉ, mang lại may mắn cho gia đình. Không những thế, gỗ mít còn là loại gỗ quý dùng làm đồ thờ hoặc làm nhà.
Một ngày khám phá Vườn Quốc gia Lò Gò Xa Mát
Với khung cảnh thiên nhiên xanh mát, không khí trong lành, nhiều giá trị văn hóa - lịch sử cùng các trải nghiệm thú vị, vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là điểm đến lý tưởng mà du khách nên ghé thăm.
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Tây Ninh, cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 35km, cách TPHCM khoảng 135km. Đặc trưng địa hình nơi đây là bán bình nguyên khá bằng phẳng xen lẫn các đồi đất thấp, bàu, trảng đất ngập nước theo mùa và sông suối tự nhiên, tạo cho Vườn quốc gia một hệ sinh thái độc đáo và đa dạng.
Dòng sông Vàm Cỏ Đông, một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai chảy qua Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát. Ảnh: H.Uyên
Chú Thành, ngoài 40 tuổi, đưa tác giả đi thăm cây vên vên hơn 200 tuổi. Hệ thực vật rừng nơi đây đã xác định được hơn 700 loài, các loài cây phổ biến tại vườn quốc gia có Vên Vên, dầu nước, dầu chai, sao đen...
Một khúc sông có các cây rừng lâu năm, rễ mọc um tùm. Ảnh: H.Uyên
Tại vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát có một loạt các loại cây có tên trong sách đỏ Việt Nam, như gõ cà te, giáng hương và mạc nưa. Chú Thành vừa đi, vừa thuyết minh cho du khách hiểu về từng loại cây ở rừng. Chú thuộc lòng tên gọi, vòng đời, giá trị của từng cây cổ thụ.
Cây di sản Việt Nam - cây vên vên hơn 200 năm tuổi tại Vườn. Ảnh: H.Uyên
Vườn cũng sở hữu số lượng lớn như các loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư và côn trùng trong đó có nhiều loài quý hiếm thuộc diện đang bảo tồn. Du khách sẽ có dịp đắm mình trong không gian yên bình, hoang sơ của thiên nhiên trong lúc di chuyển bằng thuyền máy chạy dọc khúc sông với chiều dài 20km.
Nơi ở của đồng chí Nguyễn Chí Thanh trong Căn cứ Trung Ương cục Miền Nam tại Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát. Ảnh: H.Uyên
Vườn quốc gia Lò Gò- Xa Mát còn là căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ, căn cứ Trung ương Cục được đặt tại khu căn cứ Bắc Tây Ninh, bao quát cả một vùng rộng lớn. Ngày nay di tích được quy hoạch ở khu trung tâm 70ha, tại rừng Rùm Đuôn, xã Tân Lập cách trung tâm thành phố Tây Ninh 60km, cách biên giới 3km.
Vẻ đẹp hoang sơ nhìn, yên bình tươi mát của Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát. Ảnh: H.Uyên
Khi đến Vườn Lò Gò Xa Mát, dù khách có thể trải nghiệm trekking và đạp xe đạp xuyên rừng, vừa tham quan lại còn được rèn luyện sức khỏe. Nếu muốn cắm trại qua đêm tại Vườn Quốc gia Lò Gò Xa Mát, du khách có thể yên tâm bởi những khu vực cắm trại rất an toàn, có bảo vệ và Ban quản lý túc trực hỗ trợ.
Vào mỗi mùa, Vườn quốc Gia Lò Gò Xa Mát sẽ mang một vẻ đẹp riêng dựa trên hệ sinh thái nơi đây. Ảnh: H.Uyên
Tại đây có phục vụ cơm suất với những món ăn dân dã như cá kho tộ, canh chua cá, rau rừng xào... giá thành sẽ từ 60.000 - 100.000 đồng/suất. Ngoài ra, du khách đừng quên thử bánh xèo ăn với rau rừng. Giá mỗi cái bánh chỉ từ 20.000 - 25.000 đồng. Món thịt lợn rừng lai nướng nguyên con cũng là món ăn mà du khách nên thử. Lợn sẽ được tính theo ký, từ 180.000 - 200.000 đồng/kg.
Thu hút khách du lịch nhờ 'Cụ gạo' di sản gần 750 tuổi Sức hút của cây gạo di sản cùng câu chuyện về 'Bà chúa Mõ' giúp xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng đón hơn 30.000 lượt du khách mỗi năm. "Cụ gạo" gần 750 năm tuổi vẫn tươi tốt Bao thế hệ người dân địa phương, cây gạo cổ thụ trước cửa đền Mõ như người thân, được họ gọi bằng cái...