Cận cảnh cá “to như chiếc xuồng” từ miền Tây về Sài Gòn
Con cá tra dầu “to như chiếc xuồng” ở vựa cá miền Tây đã được vận chuyển về Sài Gòn để xẻ thịt, phục vục thực khách.
Con cá tra dầu “khủng” được nhà hàng ở TP.HCM mua lại của vựa cá ở Long Xuyên, An Giang đem về để phục vụ thực khách.
Chiều 21.9, con cá tra dầu “khủng” ở vựa cá TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang đã được một nhà hàng ở quận 7, TP.HCM mua về để phục vụ thực khách.
Theo đó, con cá tra dầu nặng hơn 200kg, chiều dài hơn 2m, bề rộng nơi to nhất gần 0,5m.
Trước đó, vào sáng nay, người dân ở ấp Bình Khánh (xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) sững sờ khi thấy 4 thanh niên khiêng con cá tra dầu “khủng” từ dưới sông lên bờ mang vào vựa cá ở đây.
Theo chủ vựa cá, con cá tra dầu này được mua lại của ngư dân đánh bắt trên Biển Hồ (Campuchia), sau đó vận chuyển bằng đường thủy về An Giang. Để vận chuyển con cá này, các nhân công đã xỏ dây thừng qua mang cá, cột đầu và đuôi dọc theo thân ghe, kéo về bằng đường thủy. Sau khi đưa lên bờ, con cá đã chết vì kiệt sức.
Hay tin chủ vựa mua được cá lớn, hàng trăm người dân ở xã Mỹ Khánh kéo đến xem và tận thấy con cá tra dầu “khủng” này.
Nhiều người dân địa phương cho biết từ nhỏ đến giờ họ mới thấy con cá tra dầu lớn đến vậy. Nhiều người còn nói “con cá gì mà nhìn to như chiếc xuồng”.
Trước đó, sáng 21.9, người dân nghe tin chủ vựa cá ở xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên mua được cá tra dầu khổng lồ nên kéo đến vựa cá để xem.
Do lượng người hiếu kỳ kéo đến xem quá đông, gây ách tắc giao thông nên chủ vựa cá phải đóng cửa lấy bao tải trùm lên con cá “khủng” chờ nhà hàng ở TP.HCM xuống cân. Đến đầu giờ chiều nay, con cá này đã được vận chuyển về tới TP.HCM.
Cá tra là loài cá đặc trưng sống ở vùng hạ lưu sông Mê Kông, sinh trưởng nhờ ăn thực vật thủy sinh. Nó được biết đến là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Khi trưởng thành, loại cá này có thể đạt chiều dài 3m và nặng trên 300kg.
Ngư dân ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng thường xuyên đánh bắt được loại cá này nhưng trọng lượng chỉ trên dưới 100kg.
Video đang HOT
Người dân địa phương nhận định, từ nhỏ đến giờ họ mới thấy con cá tra dầu lớn đến vậy. Theo chủ vựa cá, con cá tra dầu này được mua lại của ngư dân đánh bắt trên Biển Hồ (Campuchia), sau đó vận chuyển bằng đường thủy về An Giang.
Hay tin chủ vựa cá ở miền Tây mua được cá khổng lồ, một nhà hàng ở TP.HCM đã mua lại con cá này đem về thành phố để phục vụ thực khách
Con cá nặng hơn 200kg. Chiều dài của con cá dài hơn cả chiều ngang của thùng hàng xe tải.
Phải 4 người có sức khỏe mới khiêng nổi con cá to như chiếc xuồng này.
Hiện con cá đã về tới TP.HCM được nhà hàng xẻ thịt để phục vụ thực khách
Nhiều người chụp hình con cá khổng lồ.
Trước đó, vào cuối tháng 8, một nhà hàng TP.HCM cũng mua hai con cá tra dầu “khủng” nặng gần 400kg.
Cặp cá “thủy quái” này sau đó cũng được xẻ thịt. Cá tra là loài cá đặc trưng sống ở vùng hạ lưu sông Mê Kông, sinh trưởng nhờ ăn thực vật thủy sinh. Nó được biết đến là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Khi trưởng thành, loại cá này có thể đạt chiều dài 3m và nặng trên 300kg.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Cận cảnh trang thiết bị PCCC hiện đại nhất thế giới ở HN
Lần đầu tiên người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng những trang thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại nhất thế giới trong khuôn khổ cuộc Triển lãm an ninh, an toàn, phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội.
Ngày 21/9, tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra Triển lãm Quốc tế về kỹ thuật, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và thiết bị an ninh, an toàn, bảo vệ tại Việt Nam năm 2016. Đây là một trong những sự kiện quan trọng chào mừng 55 năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (04/10/1961 - 04/10/2016).
Với sự góp mặt của 450 gian hàng với hơn 250 đơn vị đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, lần đầu tiên người dân Việt Nam được chiêm ngưỡng những trang thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại nhất thế giớ.
Xe lăng giá 10 bánh, khối lượng gần 20 tấn, sử dụng đầu kéo Man của Đức và công nghệ chữa cháy hiện đại của tập đoàn Rosenbauer. Hệ thống lăng giá có thể vươn cao 16m và chiều xa của nước tới 70m, lưu lượng nước lớn nhất có thể đạt 6000 lít/phút.
Hệ thống lăng giá và phun nước được các chiến sĩ điều khiển bằng bảng điều khiển bằng tay tại vị trí dưới đất hoặc khu vực dễ quan sát hiện trường đám cháy.
Xe mô tô chữa cháy giúp lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) tiếp cận hiện trường một cách nhanh nhất, kịp thời chữa cháy những đá cháy nhỏ cũng như công tác hoa tiêu, khoả sát địa hình nơi xảy ra cháy.
Trên mỗi xe mô tô có dụng cụ chữa cháy đi kèm với tính cơ động cao, có khả năng phun bọt chữa cháy.
Xe chữa cháy nhỏ, linh hoạt trong mọi tình huống. Bơm chữa cháy hoạt động bằng chính động cơ của ô tô thông qua một cơ cấu truyền lực với khả năng hút và bơm mạnh mẽ, chỉ cần đội hình 4 người là có thể vận hành dễ dàng.
Một chiếc xe chữa cháy hiện đại, nhỏ gọn, có thể di chuyển trong nhiều loại địa hình trên cạn, dưới nước còn được gọi là xe lưỡng cư. Thiết bị hoạt động hiệu quả trong những khu vực bị cô lập do thiên tai hay lũ lụt cũng được giới thiệu trong triển lãm.
Chiếc xe có khả năng cứu hộ dưới nước, vượt các địa hình phức tạp, đồi dốc khoảng 30 độ, được trang bị tời kéo, bơm nước cứu hoả, cáng cứu thương.
Trong khuôn khổ triển lãm, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn phối hợp với trường Đại học PCCC và Cảnh sát PCCC TP Hà Nội tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về kỹ năng thoát nạn từ trên cao, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu và các kỹ năng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và kỹ năng xử lý sự cố trên phương tiện giao thông cơ giới... cho người dân, học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên.
Người dân được học cách sử dụng bình xịt chữa cháy trong các tình huống khẩn cấp.
Theo Việt Linh (Dân Việt)
Người miền Tây ngóng chờ lũ Thông thường, đầu tháng 8 dương lịch, lũ (hay còn gọi là mùa nước nổi) sẽ xuất hiện ở ĐBSCL. Nhưng đến nay, ở thượng nguồn vùng lũ, mực nước vẫn ở mức rất thấp khiến cho nhiều người dân không vui, khắc khoải, âu lo. Cạn kiệt sản vật "Tháng 7 (âm lịch) nước nhảy khỏi bờ, thế nhưng hiện nay đã...