Cận cảnh bờ rào đá – nét kiến trúc độc đáo của người Mông ở Hà Giang
Sống trên đá, xây nhà bằng đá, đặc biệt là bờ rào đá là một trong những nét kiến trúc độc đáo của đồng bào người dân tộc Mông sinh sống ở Cao nguyên đá Đồng Văn và ở huyện Mèo Vạc, Hà Giang.
Bờ rào đá ở thôn Ca Ha, xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Sống trên đá, xây nhà bằng đá, đặc biệt là bờ rào đá là một trong những nét kiến trúc độc đáo của đồng bào người dân tộc Mông sinh sống ở Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung và ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Bờ rào đá còn có thể được ví cho sự chu đáo của người đàn ông trong gia đình người Mông, bờ rào càng to, càng đẹp, càng vững chắc thì càng chứng tỏ người đàn ông trong gia đình đó càng chu đáo, là trụ cột giỏi của gia đình. (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Video đang HOT
Bờ rào đá bao quanh nhà trình tường của đồng bào người Mông ở thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang). (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Bờ rào đá của gia đình anh Vừ Mí Sử, thôn Cá Ha, xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Làm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc Mông
Nổi bật giữa màu xám của núi đá, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ) thôn Pả Vi, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tạo được dấu ấn với du khách khi có dịp dừng chân trên hành trình khám phá cao nguyên đá Đồng Văn.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng bản sắc văn hóa phong phú của đồng bào Mông, nơi đây là điểm đến thú vị cho du khách trong và ngoài nước khi đến Mèo Vạc.
Một góc Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi với nhà trình tường đặc trưng của dân tộc Mông. Ảnh: Thanh Thuận
Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi nằm trong vùng lõi Công viên địa chất toàn cầu - cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, với những dãy núi đá tai mèo lởm chởm, trùng điệp, những cung đường đèo uốn lượn giữa lưng trời. Nơi đây khá gần những điểm đến là danh lam, thắng cảnh được thiên nhiên ưu đãi gắn với những truyền thuyết ly kỳ như: Mê cung đá; Chuyện tình chàng Ba và nàng Út; sự tích vách đá trắng trên đỉnh núi cô Tiên...
Từ đây, du khách có thể tham quan một số di tích văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, như: Danh thắng Mã Pì Lèng, hóa thạch huệ biển, hang Rồng.
Mỗi cuối tuần, chợ phiên lại được mở ra trên triền đá với bức tranh đầy sắc màu của các dân tộc ít người, những váy áo thổ cẩm sặc sỡ đung đưa theo nhịp chân của những cô gái Mông từ các triền núi tìm đến chợ. Tại chợ phiên, những sản vật địa phương, những món ăn truyền thống, những bộ trang phục đặc trưng của người Mông... được bày bán tại chợ đã thu hút khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi thuộc huyện Mèo Vạc - vùng đất đa sắc màu văn hóa nổi tiếng với lễ hội Chợ tình Khau Vai. Đây được xem như một trong những phiên chợ đặc sắc nhất miền sơn cước Hà Giang. Hằng năm, cứ đến ngày 27-3 âm lịch, xã Khau Vai tổ chức lễ hội là người dân từ các huyện khác của Hà Giang và du khách từ khắp các tỉnh, thành lại nườm nượp đổ về Khau Vai, khám phá, tìm hiểu văn hóa, tham dự lễ hội.
Mặt khác, các lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian mang đậm giá trị nhân văn được nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục và phát huy giá trị, như: Lễ hội Cầu mưa của dân tộc Lô Lô, lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, lễ hội Múa trống của dân tộc Giấy, lễ Cấp sắc của dân tộc Dao... Những yếu tố tự nhiên thuận lợi và vốn văn hóa bản địa đặc sắc là những yếu tố giúp địa phương trở thành "miền đất hứa" trong phát triển du lịch cộng đồng.
Ghé thăm Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi, có thể nhận thấy sự thay đổi trong diện mạo, cảnh quan của làng, cũng như trong nếp sống, nếp nghĩ của người dân nơi đây. Làng được đưa vào khai thác dịch vụ du lịch cộng đồng từ cuối tháng 4-2019, có tổng diện tích trên 27.000m2, với các hạng mục chính: Nhà văn hóa 5 gian và nhà trưng bày sản phẩm 3 gian thiết kế theo kiến trúc nhà khung gỗ, trình tường, mái lợp ngói âm dương 2 tầng; hệ thống giao thông lát đá xẻ địa phương; hệ thống điện ngầm; bãi đỗ xe; 2 khu vui chơi và các hạng mục khác.
Ngôi làng với 100% người dân là người Mông, được quy hoạch tập trung với kiến trúc nhà trình tường đặc trưng của dân tộc Mông lợp ngói âm dương liền kề nhau; đường làng sạch sẽ, dọc các cung đường được trồng hoa, cây cảnh tạo cảnh quan cho ngôi làng. Qua công tác tuyên truyền của các ban, ngành tỉnh Hà Giang, người dân tộc Mông thôn Pả Vi đã dần thay đổi trong nhận thức, bắt đầu tiếp cận với phát triển du lịch và nhận thức rõ ý nghĩa của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Hiện nay, Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi có 28 hộ dân làm du lịch cộng đồng, giúp người dân trong thôn có thêm công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Các gia đình trong thôn Pả Vi đã xây dựng và phát triển dịch vụ homestay với quán ăn, sân chơi, quán cà phê, gian hàng trưng bày đồ lưu niệm như: Thổ cẩm, các vật dụng sinh hoạt thường ngày của đồng bào Mông... phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó, người dân thôn Pả Vi còn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong làm du lịch cộng đồng. Đến Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi, du khách được tận mắt chứng kiến và cùng trải nghiệm hay ngắm nhìn những sản phẩm thổ cẩm độc đáo mà bà con đã làm...
Tất cả các sản phẩm ở đây đều được làm ra từ chính đôi bàn tay của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từng công đoạn từ tước lanh, se sợi, dệt vải... đều được bà con dân bản làm tại chỗ để du khách chiêm ngưỡng. Sản phẩm thổ cẩm gồm các loại hàng như mũ, áo, váy, túi, bao đựng điện thoại...
Có dịp nghỉ lại thôn Pả Vi, du khách được ăn những món ăn dân dã, mang hương vị núi rừng; thưởng thức những tiết mục văn nghệ của những người dân nơi đây với tiếng khèn réo rắt của những chàng trai Mông, những điệu múa xòe hoa dập dìu, chìm đắm trong không gian đậm màu sơn cước khiến nhiều du khách không khỏi thích thú.
Bảo tồn vốn văn hóa truyền thống để phát triển du lịch đang là mục tiêu của tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Mèo Vạc nói riêng. Du khách có dịp đến với Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi - chốn núi rừng hùng vĩ không chỉ để ngắm cảnh, mà còn để thưởng thức nét đẹp văn hóa các dân tộc cũng như hòa mình vào cuộc sống của người dân tộc Mông nơi đây để chuyến đi có ý nghĩa hơn.
Ngất ngây áng mây bay trên những thửa ruộng bậc thang chín vàng ở Hà Giang Thời điểm nay trong năm có thể xem là đẹp nhất của Hà Giang, với áng mây lững lờ trôi trên những thửa ruộng bậc thang bắt đầu chín vàng. Bản Phùng được thành lập từ năm 1994, là một xã phía tây của huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), cách trung tâm huyện khoảng 30km về phí Tây Bắc, với thắng cảnh...