Cận cảnh biệt thự trăm tuổi của quan tổng đốc một thời giữa Thủ đô
Căn biệt thự cổ số 12 Ngõ Trạm, quận Hoàn Kiếm ( Hà Nội) từng là nơi ở của gia đình Tổng đốc Phạm Gia Thụy.
Sau khoảng 100 năm tồn tại, đến nay công trình này vẫn còn giữ nguyên vẹn nhiều chi tiết cổ kính.
Phố Ngõ Trạm dài 228m, đi từ mặt phía nam chợ Hàng Da đến ngã ba Phùng Hưng – Ngõ Trạm, nay thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cách Hồ Gươm chừng 600m.
Ông Bình chỉ vào những bức ảnh tuổi thơ dán trên tủ trong phòng ngủ của ông. Đây là những bức ảnh lưu giữ kỷ niệm của ông và gia đình tại căn biệt thự này.
Phố Ngõ Trạm ở trên đất thôn Yên Trung Hạ, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Phố ra đời vào đầu thế kỷ 20 với tên Rue Bourret nhưng dân ta quen gọi là Ngõ Trạm Mới, rồi rút gọn thành Ngõ Trạm khi phố Ngõ Trạm Cũ mang tên Rue Hà Trung (nay là phố Hà Trung).
Nằm trên phố Ngõ Trạm, ở số 12 có căn biệt thự trước đây của Tổng đốc Phạm Gia Thụy. Căn biệt thự cổ này rộng khoảng 500m2, khoảng 100 năm tuổi. Ngày nay, mặc dù trong khuôn viên biệt thự này có sự thay đổi với nhiều hộ gia đình sinh sống, nhưng gần như mọi chi tiết, kiến trúc của căn biệt thự này đều được giữ nguyên vẹn, từ cổng, hàng rào đến kiến trúc bên trong.
Ông Vũ Thế Bình (78 tuổi), một trong những hộ đang sinh sống tại căn biệt thự này luôn tự hào vì gia đình ông đã có 3 thế hệ ở đây. Điểm đặc biệt hơn là trong phần gia đình ông được phân từ có một căn phòng trước kia chính là phòng của Tổng đốc Phạm Gia Thụy ở. Chỉ tiếc, qua năm tháng, các hiện vật đã được dọn đi.
Chia sẻ về quá trình về ở trong căn biệt thự này ông Bình cho biết, bố của ông là đời đầu tiên sinh sống trong ngôi nhà này, đến ông là đời thứ 2 và bây giờ là con của ông đời thứ 3. Gia đình ông được phân về đây từ năm 1968, lúc ấy ông Bình mới chỉ 21 tuổi, trong ký ức của ông lúc đó ngôi nhà rất đẹp với chi tiết từ hoa văn cổng, đến phào chỉ bên ngoài ngôi nhà, rồi cầu thang gỗ lim.
Đến nay, khi ông đã ở tuổi ngoài 70, căn nhà vẫn còn nguyên đó với những chi tiết như thủa ban đầu.
“Căn biệt thự này xây từ 1925, cấu trúc nhà xây hình chữ “công”. Các chi tiết cổ bằng gỗ lim như: trụ, xà gồ,… vẫn còn nguyên. Trụ, xà gồ được làm bằng cả một cây gỗ lim rất chắc. Đến năm 1968 tôi theo gia đình dọn về đây ở, ngôi nhà lúc đó như thế nào thì đến nay kiến trúc vẫn vậy, một nét đẹp cổ kính”, ông Bình nói.
Cuộc sống có nhiều biến đổi, phố phường cũng đông đúc hơn xưa, nhưng chỉ cần bước sau cánh cổng, vào không gian của biệt thự là cả một không gian yên bình.
Bây giờ phố phường đông đúc, nhộn nhịp hơn ngày xưa, Hà Nội cũng đông dân hơn và nhiều khách du lịch hơn. Nhưng giữa phố xá đông đúc, bước chân qua cánh cổng sắt của ngôi biệt thự cổ này, thời gian như trôi chậm lại.
Bà Mai Thị Thanh Lịch (62 tuổi), cũng có hơn 36 năm gắn bó với căn biệt thự này cho biết, bây giờ ngôi biệt thự cổ này có 11 hộ gia đình cùng sinh sống.
Tuy có chật chội hơn xưa vì người đông (như gia đình bà Lịch có 2 thế hệ ở trong ngôi biệt thự này) nhưng không có cảm giác quá ngột ngạt; vì có một khoảng sân chung. Đây cũng là khoảng sân bà Lịch rất yêu thích vì cây cảnh, hòn non bộ được giữ nguyên vẹn.
Chỉ tay vào cây si trồng trên hòn non bộ giữa sân nhà, bà Lịch nói: “Cây si này cũng gần trăm tuổi rồi. Sân còn 2 cây ngọc lan, rất to, cao, cho hoa thơm. Mùa ngọc lan ra hoa, tối đến ngồi ở sân này mùi hoa rất thơm”.
Khoảng sân này không chỉ là nơi sinh hoạt chung của các hộ sinh sống trong căn biệt thự. Với vị trí gần trường Tiểu học Thăng Long, mỗi lần tan học, một số bạn học sinh lại vào sân chung này chơi và chờ bố mẹ tới đón. Người dân sinh sống tại đây cũng quen với cảnh vào giờ chiều tan học sân lại tíu tít các bạn nhỏ.
Khoảng sân nơi có hòn non bộ, cây si,… đây cũng là không gian bà Lịch và các hộ đang sinh sống trong căn biệt thự này rất yêu thích.
Bên cạnh đó, một số khách nước ngoài đi du lịch qua căn biệt thự này thu hút bởi vẻ đẹp cổ kích cũng thường vào sân tham quan, chụp ảnh và người dân sinh sống tại đây niềm nở đón tiếp. Từ bao giờ, khoảng sân của ngôi nhà đã trở thành không gian chung của cộng đồng.
Qua thời gian, những chi tiết, kết cấu trong ngôi biệt thự đã xuống cấp. Các hộ sinh sống tại đây cũng đã cải tạo, tu sửa nhưng các hộ đều thống nhất là “giữ lấy nét cũ”, nên gần như phần bên ngoài và một số chi tiết bên trong của căn biệt thự cổ gần như giữ nguyên vẹn.
“Khi mà người ta sửa chữa, cải tạo lại thì không bao giờ can thiệp vào trục chính của ngôi nhà. Sửa theo tinh thần là bằng mọi giá, giữ lại cái cũ. Còn chi tiết nào quá hỏng mới phải sửa lại. Ví dụ như, cổng sắt là sắt nguyên khối, rất nặng. Vừa qua cổng bị nứt một khối vân hoa, khi thợ đến sửa, gia đình yêu cầu người thợ nếu bắt buộc phải thay làm lại chi tiết giống như cũ, không thay đổi ngoại hình khác so với ban đầu”, bà Lịch cho biết.
Video đang HOT
Theo thông tin từ đại diện UBND phường Hàng Bông, biệt thự số 12 Ngõ Trạm được xây dựng cách đây khoảng 100 năm. Người đến sớm nhất phố là ngài Tổng đốc Phạm Gia Thụy và bà Đặng Thúy Lai từ năm 1951.
Đến khoảng năm 1961, ngôi nhà trên thuộc diện nhà vắng chủ do Nhà nước quản lý, sau đó giao cho Bộ Công an H19 quản lý và sử dụng làm khu tập thể cho cán bộ của Bộ.
Đến năm 1999, Bộ Công an đã bàn giao diện tích sử dụng các hộ tại 12 Ngõ Trạm về Xí nghiệp Nhà Hoàn Kiếm (nay là Xí nghiệp Quản lý và phát triển Nhà Hoàn Kiếm) quản lý, ký hợp đồng thuê nhà, sau đó các hộ đã làm thủ tục mua nhà theo Nghị định 61/CP của Chính phủ.
Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay các hộ dân sinh sống tại đây cũng có sửa chữa để phù hợp với cuộc sống hiện tại, tuy nhiên các chi tiết cổ vẫn được giữ để không làm mất đi vẻ cổ kính của căn biệt thự.
Hiện nay biệt thự 12 Ngõ Trạm (thuộc biệt thự nhóm 2) với tổng diện tích là 496,65m2, có 13 hộ gia đình đang sinh sống tại đây.
Đến nay, ngôi nhà này vẫn còn nguyên hình trạng ngôi biệt thự cũ với cổng ra vào được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc khá độc đáo. Bộ khung và mái nhà vẫn được bảo tồn, tạo nên điểm nhấn cho một hình ảnh thời phong kiến còn lưu giữ khá thú vị.
Trải qua bao thăng trầm, đến nay căn biệt thự cũng bị biến dạng một số phần, nhưng về cơ bản căn biệt thự vẫn tồn tại với vẻ đẹp cổ kính, chứng kiến nhiều sự đổi thay của phố phường.
Giữa sự tấp nập, hối hả của cuộc sống hiện đại, căn biệt thự cổ như kéo người ta sống chậm lại, tận hưởng sự yên bình và thêm yêu Hà Nội hơn.
Phục vụ con nghỉ hè, Cường Đô La làm một việc khiến nhiều người thích thú, ngưỡng mộ
Chơi pickleball cuối tuần cùng con trai Subeo, Cường Đô La khiến dân tình trầm trồ vì siêu biệt thự cái gì cũng có.
Trào lưu chơi pickleball rần rần mấy tháng nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi ngày càng nhiều người nổi tiếng gia nhập. Tuy nhiên thay vì ra thuê sân bên ngoài, đại gia Cường Đô La "chơi lớn", bê hẳn sân pickleball vào nhà khiến dân tình tấm tắc khen ngợi. Được biết nhân ngày nghỉ cuối tuần, cả nhà Cường Đô La tụ tập để tham gia các hoạt động thể thao cùng các con Subeo, Suchin và em út Sutin.
Theo đó, trong một góc biệt thự khu vực gần bể bơi, nam doanh nhân phố núi để riêng một diện tích khá lớn, vừa đủ kích thước sân pickleball trong nhà. Cường Đô La cùng con trai Subeo chơi thành thạo, chia đội để thi đấu. Ông xã Đàm Thu Trang vẫn còn "đóng bộ" sơ mi quần âu để chơi thể thao trong khi Subeo lại vô cùng thoải mái với trang phục ở nhà.
Trong khi đó "chị ba" Suchin lại thích thú chơi ở bể bơi trong nhà cùng mẹ.
Vốn nổi tiếng là một người cha chiều con, đây không phải là lần đầu tiên Cường Đô La biến tấu căn nhà của mình trở thành nơi vui chơi. Trong hình là nguyên một khu vui chơi trong nhà cho các nhóc tỳ mà Cường Đô La đã dựng sẵn cho các con chơi phù hợp với lứa tuổi.
Cường Đô La nuôi dạy con văn minh
Qua một loạt khoảnh khắc của các con Cường Đô La có thể thấy gia đình rất tập trung vào việc giáo dục sớm cho con. Suchin, cô con gái nhỏ được sắm cho rất nhiều đồ chơi với tông màu nữ tính, đáng yêu. Đặc biệt, Suchin được mẹ dạy đọc sách cùng các trò chơi rèn luyện theo phương pháp giáo dục Montessori ngay tại nhà. Đây là cách để trẻ vừa chơi vừa học, tiếp thu một cách thụ động mà không cần quá gượng ép.
Nguyên cả một phòng rất rộng dành riêng cho bé.
Không gian phòng rộng rãi, khắp nơi để rất nhiều đồ chơi.
Trong phương pháp giáo dục Montessori rất quan trọng việc có không gian cho trẻ vận động tinh. Đó là cách để bé phát triển trí tuệ thông qua các hoạt động tự khám phá. Trong phòng Suchin được bao xung quanh bởi nhiều các góc giúp bé có thể sẵn sàng hoạt động tinh bất cứ khi nào bé muốn.
Ngoài ra, phương pháp này có đặc thù thiết kế các góc phù hợp với chiều cao, độ tuổi của bé để bé được là "chủ thể" của hoạt động, với sự tương tác với đồ dùng. Có thể thấy trong hình, vợ chồng Cường đô la và Đàm Thu Trang đã chuẩn bị cho bé những bộ bàn ghế học tập có kích thước phù hợp với vóc dáng của con, để con chủ động trong mỗi giờ học, luyện chữ.
Trong phòng Suchin không thể thiếu góc vận động. Góc vận động là một trong những không gian không thể thiếu trong thiết kế phòng Montessori cho bé. Vận động trong phương pháp Montessori được chia thành hai hình thức vận động tinh và vận động thô.
Việc xây dựng cảm xúc cho con cũng rất quan trọng. Và lẽ dĩ nhiên không thể thiếu những đồ chơi thiên về khơi gợi cảm xúc, âm nhạc trong phòng.
Có thể để ý giá sách nhỏ và bảng học phía sau Suchin, là nơi cô bé rất yêu thích. Thiết kế phòng Montessori cho bé không thể thiếu những chiếc kệ để ba mẹ có thể trưng bày những cuốn sách, những vật dụng phục vụ hoạt động học tập cho bé. Đặc biệt khi con lớn lên, con có thể chủ động sắp xếp các cuốn sách, thu dọn ngăn nắp các món đồ chơi lên kệ, hình thành thói quen gọn gàng cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
Ngoài ra, vợ chồng Cường Đô La còn mạnh tay chi một khu vui chơi mơ ước ngay tại nhà cho con gái nhỏ, phục vụ sự phát triển thể chất và tâm hồn của bé.
Khu vui chơi tại gia của Suchin được Cường Đô La chuẩn bị không thiếu bất cứ thứ gì. Từ gấu bông tới đồ hàng, cầu trượt Suchin đều được bố trang bị vô cùng cẩn thận.
Cường Đôla xây hẳn một rạp chiếu phim mini, làm nơi giải trí.
Và để con gái xem hoạt hình
Suchin chuẩn công chúa nhỏ trong gia đình.
Khu vui chơi riêng, phù hợp với con gái, trong biệt thự triệu đô của vợ chồng Cường Đô La.
Đối với con trai Subeo, cậu bé cũng được bố Cường Đô la quan tâm sát sao. Trong đó, phòng riêng của bé tại nhà bố đẻ có đầy đủ các thiết bị phục vụ học tập cũng như nhu cầu sở thích cá nhân.
Trong một căn phòng rộng lớn là góc học tập cực kỳ xịn xò. Bàn học của Subeo có đủ máy tính xách tay và máy tính để bàn với màn hình lớn. Phía trên là hai dãy kệ lớn để trưng bày các mô hình siêu xe, những món đồ chơi đắt đỏ của cậu ấm nhà Cường Đô La. Nhìn một góc trong căn phòng riêng của Subeo cũng đủ thấy cậu bé được bố mẹ rất quan tâm và chiều chuộng sở thích riêng.
Cường Đô La tạo không gian thư giãn cho các con.
Tổng thể căn nhà chú ý đến sở thích cá nhân từng người
Ngoài việc chú ý đến việc tạo ra một nơi ở thoải mái cho các con phát triển, Cường Đô La cũng chú ý đến việc biến ngôi nhà thành nơi nuôi dưỡng những sở thích cá nhân của các thành viên trong gia đình.
Siêu biệt thự tọa lạc ở Quận 7 (TP.HCM), có thiết kế hiện đại và đầy đủ tiện ích, trong đó chú ý đến sở thích các cá nhân trong gia đình.
Vốn được biết đến là tay chơi siêu xe khét tiếng nên khi thiết kế tổ ấm của mình, Cường Đô La cũng chú trọng nhiều chi tiết dành riêng cho các "xế cưng".
Chiếc gara này có thể chứa được 6 chiếc siêu xe. Phía cuối gara là vị trí cầu nâng thủy lực. Chỉ bằng vài thao tác điều khiển, cầu nâng sẽ đưa chiếc xe lên vị trí tầng 2, cũng là không gian tiếp khách chính. Từ đây, chủ xe có thể bước xuống xe và vào phòng khách rồi xe sẽ được hạ xuống gara sau.
Một góc khác của gara phục vụ sở thích của vợ chồng khi sưu tầm những chiếc xe độc đáo.
Bà xã Đàm Thu Trang có một phòng thay đồ riêng, để hàng hiệu.
Biệt thự có hẳn phòng tập gym cho nam doanh nhân rèn luyện thể lực
Ngôi nhà được bao quanh bởi 3 khu vườn xanh mát, nắng nóng đến mấy cũng không cần bật điều hòa Ngôi nhà ẩn mình khiêm tốn bên trong, mỗi không gian đều được kết nối với khoảng sân xanh. Đó là ngôi nhà do chính cha con người Singapore xây dựng. Căn nhà được mua vào năm 1991 và liên tục được sửa đổi, cải tạo theo nhu cầu của gia đình trong hơn 30 năm sử dụng. Ban đầu, căn nhà rộng...