Cận cảnh bên trong cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên
Triều Tiên ngày 2/4 đã quyết định khởi động lại cơ sở hạt nhân Yongbyon vốn bị “vô hiệu hóa” từ nhiều năm trước.
Bên trong lò phản ứng hạt nhân Yongbyon.
Theo một thỏa thuận đàm phán 6 bên tháng 10/2007, Triều Tiên đã ngưng tất cả hoạt động của lò phản ứng hạt nhân Yongbyon. Cơ sở này nằm cách thủ đô Bình Nhưỡng 130 km về phía Bắc.
Triều Tiên đã bắt đầu nghiên cứu hạt nhân vào khoảng cuối những năm 1950. Giữa những năm 1960, quốc gia này thành lập một cơ sở nghiên cứu hạt nhân tại Yongbyon với sự giúp đỡ của Liên Xô và đào tạo số lượng lớn các chuyên gia hạt nhân.
Video đang HOT
Sau đó, Triều Tiên nhập khẩu một lò phản ứng 800 kW từ Liên Xô, được lắp đặt tại khu Yongbyon, phục vụ những nghiên cứu hạt nhân ban đầu. Từ đó, Yongbyon đã trở thành cơ sở chính trong ngành nghiên cứu hạt nhân của Triều Tiên.
Việc xây dựng lò phản ứng Yongbyon bắt đầu từ năm 1980 và đi vào hoạt động trong năm 1987. Nó có khả năng chiết xuất plutonium, một nguyên liệu thiết yếu để sản xuất vũ khí hạt nhân từ các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bắt đầu leo thang trong đầu những năm 1990. Mỹ đã ký với Triều Tiên thỏa thuận khung tại Geneva (Thụy Sĩ) vào tháng 10/1994, cam kết cung cấp cho Bình Nhưỡng 2 lò phản ứng nước nhẹ để đổi lấy việc đình chỉ lò phản ứng hạt nhân Yongbyon. Sau đó, Bình Nhưỡng cho biết, họ đã phong tỏa 8.000 thanh nhiên liệu của lò phản ứng Yongbyon.
Tuy nhiên, Ngày 22/12/2002, Triều Tiên đã khởi động lại hoạt động của lò hạt nhân sau khi cáo buộc Mỹ không thực hiện các cam kết.
Tháng 8/2003, các quan chức Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Nga ngồi vào bàn đàm phán 6 bên để bàn bạc về vấn đề hạt nhân ở khu Yongbyon.
Ngày 15/7/2007, Triều Tiên thông báo đóng cửa cơ sở hạt nhân Yongbyon. Ngày 27/6/2008, Triều Tiên đã phá hủy tháp làm lạnh, đánh dấu một bước tiến tới phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Ngày 13/4/2009, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhận được một tuyên bố về việc phóng tên lửa nhà lãnh đạo Triều Tiên vào 5/4 cùng năm. Động thái này đã vi phạm Nghị quyết 1718 và Hội đồng Bảo an yêu cầu Triều Tiên mau chóng nối lại với vòng đàm phán 6 bên.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng tuyên bố rút khỏi đàm phán 6 bên về giải trừ vũ khí hạt nhân và sẽ khởi động lại cơ sở hạt nhân để phản đối nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Theo xahoi
Mỹ: Tuyên bố chiến tranh của Triều Tiên là nghiêm trọng
Chính quyền Mỹ vừa ra tuyên bố khẳng định lời tuyên bố về tình trạng chiến tranh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên với Hàn Quốc là "nghiêm trọng."
Người dân và binh sỹ Triều Tiên mitstinh ủng hộ lệnh chuẩn bị chiến tranh với Mỹ, Hàn Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ngày 29/3.
Từ Washington, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest trong môt buôi họp báo khẳng định viêc Triêu Tiên đe dọa tiên hành môt cuôc tân công bằng rôckét nhằm vào Mỹ chỉ làm gia tăng sự cô lâp đôi với chính quyền Triều Tiên.
Tuyên bô của Nhà Trắng nêu rõ Mỹ vân duy trì cam kêt bảo vê các nước đông minh (Hàn Quôc), vì Mỹ cũng có quyên lợi tại khu vực.
Người phát ngôn Nhà Trắng đã môt lân nữa nêu các điêu kiên tiên quyêt của Washington đôi với Triêu Tiên như châm dứt các hành đông gây chiên, từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này và hành xử theo thông lê quôc tê.
Cùng ngày, cả Trung Quôc và Nga đã bày tỏ lo ngại rằng các hành động quân sự "đơn phương" đang làm gia tăng căng thẳng đến mức "vượt tầm kiểm soát," đông thời kêu gọi các bên hợp tác tránh làm xâu đi tình hình trên Bán đảo Triều Tiên.
Ngày 30/3, Triều Tiên tuyên bố nước này đang bước vào "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc, tuyên bố mới nhất trong đợt công kích ngày càng tăng thời gian qua nhằm vào Seoul và Washington sau khi nước này bị trừng phạt quốc tế vì đã tiến hành thử hạt nhân.
"Kể từ giờ phút này, quan hệ Bắc-Nam sẽ bước vào tình trạng chiến tranh và tất cả các vấn đề được nêu lên giữa miền Bắc và miền Nam sẽ được xử lý theo tình hình này," một tuyên bố được hãng thông tấn trung ương KCNA đăng tải nêu rõ.
Trên nguyên tắc, hai miền Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì cuộc xung đột 1950-1953 kết thúc bằng một hiệp định đình chiến chứ không phải hiệp định hòa bình.
Căng thẳng ngày môt leo thang tại Bán đảo Triêu Tiên khi chính quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiêntiên hành vụ thử hạt nhân thứ ba hôm 12/2 vừa qua và Hôi đông Bảo an Liên hợp quôc gia tăng các biên pháp trừng phạt Triêu Tiên vì hành động này.
Theo xahoi
Tên lửa đạn đạo Topol-M của Nga "chấp" 5-7 tên lửa đánh chặn Mỹ Ngày 2-4, một Đại tướng nghỉ hưu Nga cho biết, Mỹ sẽ phải cần từ 5 đến 7 tên lửa đánh chặn triển khai trên đất liền (GBI) để đánh chặn một tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga. "Từ các cuộc tiếp xúc của tôi với giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ, tôi được biết rằng...