Cận cảnh bão số 4 tàn phá Bình Định, Phú Yên
Phú Yên: Hệ thống kè rọ đá 12 tỷ đồng trôi xuống biển. Đường quốc lộ ven biển qua Quy Nhơn bị ngập cục bộ tại bến xe liên tỉnh.
Hồi 23h ngày 29/11, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền ở khu vực thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9. Lúc 23h, ông Cao Đức Phát – bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – xác nhận đây là thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền. Vị trí tâm bão ở khu vực thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Sức gió mạnh nhất khi bão đổ bộ mạnh cấp 8, giật cấp 9. Lúc 20h30, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) bắt đầu mưa lớn.
Theo thông tin từ Tuổi trẻ, lúc 22h30 ngày 29/11 tại trụ sở P.Xuân Phú (thị xã Sông Cầu) có rất đông người dân sơ tán để tránh bão. Mưa bắt đầu nặng hạt tại thị xã Sông Cầu lúc 21/30, ảnh hưởng của bão số 4.
Gió giật mạnh từ 22h tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Một số tuyến đường chính của TP Quy Nhơn như Nguyễn Thị Định, Ngô Mây, An Dương Vương… hiện chìm bóng tối vì cúp điện.
Lúc 22h, một số người dân và thanh niên xung kích đưa trẻ em, người lớn tuổi đến phân trường thôn Cao Phong (xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu) để tránh bão.
Tại vùng biển thuộc phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, triều cường dâng cao hơn 2 m, những đợt sóng lớn cao 4-5 m liên tục đánh tràn lên đường giao thông, có nguy cơ xâm nhập sâu vào khu dân cư. Hệ thống kè rọ đá vừa được đầu tư gần 12 tỷ đồng dọc đoạn bờ biển này đã bị sóng lớn đánh sập, cuốn đổ xuống biển. Sóng biển cũng dữ dội tại Quy Nhơn. Ảnh chụp cột sóng cao hơn 4m liên tục dội vào bờ ở TP Quy Nhơn. Ảnh: Vnexpress.
Quán cà phê Bazan đường Nguyễn Tất Thành (Phú Yên), gió lớn làm sập một góc mái.
Xung quanh, cây cối gãy cành vương vãi khắp nơi. Một số tuyến đường nước ngập sâu. Toàn bộ nhà dân cửa đóng then cài, chỉ một vài nhà hàng lớn còn thắp đèn.
Đường quốc lộ ven biển qua Quy Nhơn bị ngập cục bộ tại bến xe liên tỉnh khiến các xe tải chạy tuyến Bắc Nam phải vòng qua nội thành thành phố Quy Nhơn.
Video đang HOT
Vài người ở TP Quy Nhơn còn kẹt ngoài đường nhưng không thể chạy xe máy vì mưa và gió quá lớn. Họ phải dừng lại dắt xe, tìm chỗ trú ẩn.
Theo_Kiến Thức
Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với vi rút cúm nguy hiểm
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa ký quyết định Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người.
Nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển gia cầm, nhập lậu qua biên giới - Ảnh minh họa
Mục tiêu Kế hoạch đặt ra là phải giảm thiểu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam qua hoạt động nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm. Phát hiện sớm, xử lý kịp thời ngay khi vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, giảm thiểu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 lây nhiễm cho đàn gia cầm và cho người.
4 tình huống hành động
Với phương pháp tiếp cận "Một sức khỏe", trong đó có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành thú y với các ngành khác như y tế, quản lý thị trường, hải quan, bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế nhằm triển khai các biện pháp toàn diện, hiệu quả nhất, đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra, Kế hoạch hành động được xây dựng dựa trên 4 tình huống.
Tình huống 1: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và trên người.
Tình huống 2: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm và môi trường, nhưng có người mắc bệnh.
Tình huống 3: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường, nhưng chưa có người mắc bệnh.
Tình huống 4: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường và có người mắc bệnh.
Về giải pháp thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ biện pháp ưu tiên số một hiện nay là nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, kể cả việc biếu, cho, tặng gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua chế biến, nhằm ngăn chặn vi rút xâm nhập vào trong nước.
Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở, phương tiện vận chuyển hàng hóa qua lại đường biên giới. Không cho buôn bán, thu gom, tập kết, giết mổ gia cầm tại các khu vực đường biên và các khu kinh tế mở, nhằm tránh hiện tượng hợp thức hóa gia cầm, tạo thuận lợi cho việc kiểm soát.
Bên cạnh đó, tăng cường năng lực ngành thú y như: Tổ chức tập huấn cho thú y các địa phương về kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và gửi mẫu giám sát vi rút cúm A/H7N9; năng lực chẩn đoán, xét nghiệm; liên hệ với các phòng thí nghiệm tham chiếu quốc tế về bệnh cúm của WHO, FAO, Úc, Hoa Kỳ và Trung Quốc để cập nhật các quy trình kỹ thuật chẩn đoán xét nghiệm vi rút cúm A/H7N9 và các vi rút cúm khác (A/H5N1, A/H10N8, A/H5N2, A/H6N1).
Huy động sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế về chuyên gia cũng như trang thiết bị, kinh phí dự phòng và chống dịch tương ứng với các tình huống, tập trung vào các hoạt động như giám sát vi rút cúm A/H7N9, lập kế hoạch ứng phó cụ thể cho từng tình huống dịch, triển khai diễn tập ứng phó dịch, đánh giá nguy cơ... cũng như truyền thông nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong phòng chống dịch.
Đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân sách nhà nước hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách trung ương và địa phương đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm.
Theo đó, ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống dịch, phòng chống buôn lậu gia cầm vào trong nước, tổ chức giám sát phát hiện và phân lập vi rút, tập huấn, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, gửi mẫu đi nước ngoài, công tác truyền thông, tiêu hủy gia cầm và xử lý môi trường.
Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống dịch, phòng chống buôn lậu gia cầm vào trong nước, giám sát, tập huấn, hội nghị, hội thảo, gửi mẫu xét nghiệm, thông tin tuyên truyền, chi phí cho các hoạt động phòng chống dịch và hỗ trợ chủ gia cầm, triển khai các biện pháp tại chợ gia cầm, mua sắm dụng cụ, bảo hộ lao động, thuốc sát trùng và triển khai tiêu độc khử trùng, tiêu hủy gia cầm và xử lý môi trường.
Trước mắt các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng nguồn kinh phí trong dự toán được giao, nếu có nhu cầu cần bổ sung, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Theo thông tin từ Cục Thú y, tính đến ngày 16/2, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở 10 tỉnh, thành: Đắk Lắk, Long An, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Nam Định, Phú Yên và Lào Cai.
Tại tỉnh mới nhất có dịch là Lào Cai, từ ngày 10 - 15/2, các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện tại 15 hộ chăn nuôi, ở 5 thôn thuộc 3 xã của huyện Bảo Thắng, làm gần 7.000 con gia cầm mắc bệnh. UBND tỉnh Lào Cai đã công bố dịch cúm gia cầm và triển khai các biện pháp chống dịch.
Ngoài ra, một số địa phương khác xuất hiện các điểm dịch trên đàn gia cầm dưới dạng nhỏ lẻ (một vài hộ chăn nuôi), nhưng đã được xử lý, không để lây lan.
Trước tình hình trên, Cục Thú y đã thành lập 15 đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương.
Mới đây, Cục Thú y cũng đã quyết định thành lập 8 Đội ứng phó nhanh để xử lý khi phát hiện vi rút cúm A/H7N9.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Cấm biển, không cho tàu thuyền ra khơi trong bão Đó là yêu cầu cấp bách của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cao Đức Phát tại cuộc họp khẩn với tỉnh Bình Định về công tác phòng chống cơn bão số 4 có thể gây ảnh hưởng đến địa phương này, diễn ra sáng 29/11. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định, đây là cơn bão di chuyển nhanh, phức tạp, có khả...