Cận cảnh át chủ bài chiến đấu cơ F-35 xuất quỷ nhập thần
Cất cánh từ tàu sân bay với đường băng ngắn nhất, bay với tốc độ siêu âm, khi cần có thể hạ cánh như trực thăng, F-35 sẽ là cơn ác mộng đối với những cuộc giao tranh trên biển của thuỷ quân lục chiến Mỹ.
Nó có thể xuất quỷ nhập thần tiếp cận mục tiêu ném bom mà không bị đối phương phát hiện. F-35 có tính năng tàng hình vượt trội hơn tất cả các dòng máy bay tàng hình hiện có. Theo Sputnik, dòng máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đắt nhất lịch sử sẽ chính thức ra mắt vào mùa hè này sau khi tham gia đợt tập trận chiến thuật.
Trang Business Insider dẫn lời các quan chức không quân Mỹ cho biết hôm 3/6 rằng, đây là một mốc lịch sử khác trong chương trình vũ khí lớn nhất của Lầu Năm Góc.
F-35 sẽ là cơn ác mộng với các mục tiêu tấn công trên biển và đất liền
Theo lịch trình, sau khi hoàn thành đợt tập trận chiến thuật, phiên bản của máy bay phản lực được thiết kế cho Hải quân Mỹ sẽ có thể hình thành khả năng tác chiến ban đầu (IOC) vào tháng 7/2015. Cụ thể, theo Reuter, lính thủy đánh bộ Mỹ dự kiến sẽ ra mắt phi đội 10 chiếc F-35B. Cuộc tập trận mang tên Green Flag West (tạm dịch: Phương Tây cờ xanh) được tiến hành, để kiểm tra khả năng tham gia các cuộc xung đột không đối đất và trợ giúp bộ binh.
F-35 trong một lần cất cánh thử nghiệm từ đường băng ngắn của tàu sân bay.
Ba chiếc máy bay F-35 (mẫu F-35A, F-35B và F35-C) được thiết kế và chế tạo tại nhà máy của Lockheed Martin ở Fort Worth, Texas. Vài chiến đấu cơ F-35A cùng với các máy bay chiến đấu và vũ khí khác sẽ tham gia tập trận lần này. Tướng Herbert Carlisle, Tư lệnh Bộ chỉ huy Không chiến trả lời phỏng vấn Reuters rằng cuộc diễn tập là một phương thức quan trọng để đặt phi công và vũ khí vào những bối cảnh chiến đấu như thật.
F-35 được gọi là máy bay tấn công tàng hình siêu việt với khả năng tránh được rađa. F-35 có khả năng bay với tốc độ siêu âm và được trang bị phần mềm tinh vi. Các phiên bản của F-35 đều được gắn hệ thống camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ từ buồng lái. Và một trong những công nghệ có thể giúp F-35 có thể thống trị bầu trời và là nỗi khiếp sợ của bất kỳ đội quân nào chính là khả năng tiếp nhiên liệu trên không.
Tướng Carlisle cho biết, Không quân Mỹ vẫn đang phải tiếp tục khắc phục một số vấn đề của máy bay, bao gồm những lỗi về giao diện cung cấp dữ liệu từ các rađa cũng như các hệ thống cảm biến cho phi công, nhưng ông tin rằng máy bay sẽ hoạt động một cách hiệu quả trong cuộc tập trận. “Chiếc máy bay đó khá là ấn tượng”, ông Carlisle nhận xét. Ông nói rằng khả năng né tránh rađa và nhiều hệ thống phát hiện sẽ giúp cải thiện khả năng của tất cả các loại máy bay mà Mỹ đang có trong một cuộc chiến tương tự như chiếc F-22.
Không quân Mỹ đã sử dụng máy bay được trang bị bộ cảm biến của F-35 trong các cuộc diễn tập trước đây, song cuộc tập trận sắp tới sẽ là lần đầu tiên có sự tham gia của máy bay này. Tướng Carlisle hy vọng chiến đấu cơ F-35 sẽ thể hiện xuất sắc trong cuộc tập trận.
Video đang HOT
F-35 là loại máy bay đa nhiệm, có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền, trên biển và cả nhiệm vụ do thám. Về tính năng, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường, F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và F-35C triển khai trên các tàu sân bay. Tất cả các phiên bản này đều là những “đứa con tinh thần” của công ty Lockheed Martin.
Chi phí cho hạm đội F-35: Dự kiến 1 nghìn tỉ USD
F-35A là kiểu cất cánh và hạ cánh thông thường (CTOL-conventional take off and landing). Đây là phiên bản nhỏ nhất, nhẹ nhất và là phiên bản duy nhất được trang bị pháo GAU-12/U gắn bên trong thân. Khẩu pháo 25mm này được phát triển từ loại pháo M61 Vulcan 20mm được trang bị trên các loại máy bay chiến đấu của Không lực Hoa Kỳ kể từ thời F-104 Starfighter và cũng được trang bị trên loại máy bay AV-8B Harrier II của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
F-35 có thể tàng hình, bay với tốc độ siêu âm và trong ảnh F-35 đang hạ cánh thẳng đứng như trực thăng.
F-35A không chỉ tương đương với F-16 về độ cơ động, phản ứng nhanh, chịu trọng lực cao mà còn vượt trội ở tính tàng hình, tải trọng, tầm bay với nhiên liệu chứa bên trong, thiết bị dẫn đường, sử dụng hiệu quả, hỗ trợ và khả năng sống sót. Nó cũng có khả năng trang bị thiết bị laser và cảm biến hồng ngoại.
F-35B là phiên bản kiểu máy bay cất cánh đường bay ngắn và hạ cánh (STOVL- Short Take-off Vertical Landing). Về kích thước F-35B tương đương với F-35A của không quân, hy sinh một phần lượng nhiên liệu mang theo dành cho hệ thống bay thẳng đứng. Không quân Mỹ mới đây cũng công bố những hình ảnh tuyệt đẹp ghi lại thời điểm chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35B của Mỹ đang thực hiện việc cất cánh và hạ cánh thẳng đứng siêu đỉnh mà chưa có chiến đấu cơ nào làm được.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống hạ cánh thẳng đứng này là nhờ thông qua một hệ thống đẩy có tên LiftFan được cấp bằng sáng chế bởi Rolls-Royce với một động cơ có thể xoay 90 độ khi cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng. Rolls-Royce ký hợp đồng với Lockheed Martin để cung cấp các hệ thống Rolls-Royce LiftSystem hoạt động trên máy bay siêu âm bao gồm cả những chiếc F-35. Các LiftFan nằm theo chiều ngang ngay phía sau buồng lái. Khi máy bay chuyển tiếp sang chế độ hạ cánh thẳng đứng, sẽ có hai cánh gió mở trên đầu của máy bay và hai hệ thống này sẽ luân phiên thổi khoảng hơn 9.000kg không khí thẳng xuống, chúng sản xuất gần một nửa lực đẩy xuống cần thiết so với cách hạ cánh truyền thống.
Phiên bản F-35C dành cho hải quân sẽ có cánh lớn hơn và gấp được, diện tích các cánh điều khiển lớn hơn nhằm giúp điều khiển dễ dàng ở tốc độ thấp và hệ thống hạ cánh chắc chắn hơn để chịu tải trọng khi hạ cánh trên hàng không mẫu hạm. Diện tích cánh lớn hơn giúp gia tăng tầm bay và tải trọng đạt đến mức tương đương với máy bay F/A-18E/F Super Hornet vốn nặng hơn nhiều.
Theo tướng Jon Davis, trợ lý chỉ huy phi đội chiến đấu của Thủy quân Lục chiến Mỹ, dòng F-35 nói chung có khả năng nhiễu sóng điện tử của đối phương, do thám và khả năng tấn công trên không và được coi là vũ khí chủ lực của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ. Nó sẽ là công cụ mà đất nước có thể dùng trong trường hợp cần đội phản ứng nhanh. F-35 còn có thể cất cánh từ một tàu sân bay ở cách bờ biển của một đất nước vài km.
Dự kiến, chi phí để hoàn thành từ khâu nghiên cứu chế tạo và duy trì hạm đội F-35 là khoảng 1 nghìn tỉ USD. Đây là chương trình đầu tư vũ khí tốn kém nhất trong lịch sử Lầu Năm Góc với số tiền 160 triệu USD/chiếc. Anh là một trong những Chính phủ nước ngoài dự kiến mua F-35 cũng chỉ đặt 8 chiếc so với dự kiến 150 chiếc. Lý do mà Chính phủ Anh đưa ra cho việc này là do chi phí quá đắt. Trong khi đó, Lầu Năm Góc đã đệ trình lên Quốc hội đề xuất mua về 57 chiếc F-35 với chi phí 11 tỉ USD trong năm tài chính tiếp theo. Ngoài Mỹ và Anh, 7 quốc gia khác tham gia chương trình F-35 gồm Na Uy, Ý, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Đan Mạch và Canada.
Phi đội đầu tiên của Không quân Mỹ sẽ đặt tại căn cứ không quân Gil của bangUtah, tháng 9 năm nay sẽ bắt đầu bàn giao máy bay đầu tiên. Sau đó sẽ lần lượt triển khai F-35 ở căn cứ không quân Eielson thuộc bang Alaska và căn cứ lực lượng vệ binh quốc gia không quân Burling thuộc bang Vermont vào tháng 7 năm 2019 và tháng 7 năm 2020.
Trong 5 năm tới, tốc độ sản xuất F-35 dự tính sẽ tăng mạnh, số lượng sở hữu của Mỹ và 6 nước đối tác của dự án quốc tế sẽ từ 123 chiếc hiện nay tăng lên 650 chiếc vào năm 2020. Nếu tất cả được thực hiện theo kế hoạch, căn cứ không quân hoàng gia Lakenheath của Anh sẽ tiếp nhận chiếc máy bay chiến đấu F-35 Mỹ đầu tiên vào năm 2021.
F-35: Loại vũ khí khiến đối phương không kịp trở tay Những chiếc chiến đấu cơ F-35 có khả năng tàng hình rất cao cho phép nó qua mặt các hệ thống rađa cảnh giới để thực hiện cuộc tấn công khiến đối phương không kịp trở tay. Trên thực tế, F-35 khoác lên mình một lớp vật liệu chống rađa (RAM). Nhờ lớp sơn này mà máy bay trở nên tàng hình trước rađa của đối phương. Bên cạnh đó, F-35 có một hệ thống bí mật được gắn dưới cánh của máy bay, nó sẽ nâng cấp khả năng tàng hình của chiến đấu cơ, đồng thời cho phép F-35 có khả năng tấn công những vũ khí nào muốn dò tìm nó.
THANH XUÂN (Theo Business Insider, CNN, Reuters)
Theo DSPL
Trung Quốc muốn "nhái" máy bay VTOL Yak-141 Nga
Báo chí Trung Quốc cho rằng, các công ty hàng không nước này có thể sao chép mẫu máy bay Yak 141 của Liên Xô với sự trợ giúp từ Nga.
Báo chí Trung Quốc cho rằng, các công ty hàng không nước này có thể sao chép mẫu máy bay Yak-141 của Liên Xô với sự trợ giúp từ Nga.
Báo chí quân đội Trung Quốc mới đây có đăng tải bài viết tựa đề "Trung Quốc sẽ phát triển chiến đấu cơ STOVL (cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng) của mình như thế nào?" đề cập tới khả năng nước này sẽ nghiên cứu các máy bay đặc biệt STOVL tương tự máy bay Yak-141 của Liên Xô để trang bị cho các tàu tấn công đổ bộ.
Theo tạp chí Quốc phòng Quốc gia, hiện nay Hải quân Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về loại máy bay phản lực có khả năng cất cánh ngắn, hạ cánh thẳng đứng để trang bị cho các tàu tấn công đổ bộ vốn có đường băng nhỏ.
Thực tế, hiện Hải quân Mỹ và một vài nước đang sở hữu máy bay như vậy. Ví dụ như loại AV-8B Harrier II hay F-35B của Mỹ có thể hoạt động trên các tàu đổ bộ với đường băng nhỏ, không cần máy phóng. Các máy bay kiểu này được trang bị động cơ đặc biệt cho phép nó hạ cánh như trực thăng, cất cánh cự ly rất ngắn không cần hỗ trợ máy phóng.
Trung Quốc có thể chế tạo máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng mới nhờ vào Yak-141.
Bài viết cho rằng, các tàu tấn công đổ bộ sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nỗ lực khẳng định chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ lợi ích chính trị của nhiều dân tộc, quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh như vậy, các chiến đấu cơ STOVL sẽ có vai trò quan trọng thứ hai trong các cuộc xung đột quân sự. Cho nên bản thân Trung Quốc cũng phải đẩy nhanh phát triển các máy bay STOVL và có thể nhờ Nga hỗ trợ về kinh nghiệm cũng như công nghệ trong lĩnh vực này.
Bài viết chỉ ra Trung Quốc có thể đẩy mạnh phát triển máy bay STOVL bằng 4 con đường gồm:
- Thứ nhất, nước này có thể tiếp tục phát triển một phiên bản sao chép mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) Yak-141 có từ thời liên Xô. Theo cách này sẽ giúp cho Trung Quốc đạt được kết quả nhanh chóng và ít chi phí đầu tư. Hiện nay Tập đoàn Máy bay Yak vẫn còn phát triển loại máy bay này bằng việc thêm các yếu tố của một chiến đấu cơ hiện đại, trong đó có công nghệ tàng hình tiên tiến.
- Thứ hai, Trung Quốc tiếp tục phát triển công nghệ máy bay đa năng, bao gồm cả việc phát triển thiết kế một chiến đấu cơ nâng cấp với công nghệ thế hệ mới.
- Thứ ba, Trung Quốc có thể vận dụng công nghệ tàu vũ trụ để tạo ra một chiến đấu cơ mới.
- Thứ tư, nước này có thể đi theo con đường công nghệ trực thăng tốc độ cao. Đây sẽ là một trong những cách đơn giản, nhanh nhất, rẻ nhất và cũng khả thi nhất của nước này. Điều này cũng là lựa chọn mà Nga đang theo đuổi. Bằng chứng vào năm 2010, một nguyên mẫu trực thăng Nga đã đạt được tốc độ hơn 600 km/h. Tốc độ đó sẽ làm thỏa mãn yêu cầu quân sự hiện nay.
Nguồn tin trên cũng không quên lưu ý, dự án phát triển máy bay STOVL sẽ có thể là cơ hội để Nga và Trung Quốc cùng hợp tác.
Sau khi Liên Xô tan rã, Hải quân Nga đã sụt giảm sức mạnh, Nga đã buộc phải ngừng trệ sự phát triển và sản xuất máy bay VTOL Yak-141 và trở lại các chiến đấu cơ truyền thống. Mặc dù vậy, Nga vẫn đang sở hữu các công nghệ, kinh nghiệm và chuyên gia đủ để tiếp tục phát triển loại tiêm kích siêu âm này.
Bài phân tích tin, nhiều khả năng Nga sẽ giúp Trung Quốc phát triển loại máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng do hai nước này không có xung đột về lợi ích.
Trong khi đó theo tờ báo hải ngoại tiếng Trung Quốc Duowei News tại Mỹ tiết lộ, có thể chính Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô đang phát triển một loại chiến đấu cơ mới có khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) cho Hải quân Trung Quốc.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Quá trình phun 'áo khoác tàng hình' cho tiêm kích F-35 Nhà máy Lockheed Martin được bảo vệ nghiêm ngặt ở thành phố Fort Worth, bang Texas, là nơi phủ "áo khoác tàng hình" cho chiến đấu cơ đắt nhất Mỹ, tiêm kích F-35. "Căn phòng này là cơ sở phun sơn tối tân nhất thế giới," Rick Royer, cựu phi công Không quân Mỹ nghỉ hưu, huấn luyện bay tiêm kích F-35, giới...