Cán cân quân sự Azerbaijan – Armenia trong tình hình nóng
Khi xung đột vũ trang tại NagornoKarabakh xảy, ra người ta mới chú ý nhiều đến cán cân quân sự của Azerbaijan và Armenia.
Lục quân: Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS), Lục quân Armenia có quân số khoảng 45.000 người. Trang bị vũ khí có 20 xe tăng chiến đấu chủ lực T-80, 137 T-72, 8 T-54/55, 80 xe chiến đấu bộ binh BMP-1, 55 BMP-2. Lực lượng xe thiết giáp chở quân có 308 chiếc, chủ yếu là dòng BTR do Liên Xô sản xuất. Trong ảnh: Tăng T-72 của Armenia.
Quân đội Armenia còn có 188 khẩu pháo các loại, trong đó có 20 pháo tự hành 2S3 Akatsiya, 18 2S1 Gvozdika. Và một số pháo phản lực phóng loạt BM-21, BM-30 Smerch. Các nguồn tin nói rằng, Nga đã triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander đến Armenia. Trong ảnh: Tăng T-72 của Armenia.
Trong khi đó, lục quân Azerbaijan có quân số khoảng 56.000 người. Lục quân nước này sở hữu khoảng 220 xe tăng chiến đấu chủ lực các loại, chủ yếu là T-72. Trong giai đoạn 2005-2010, nước này được cho là đã mua lại 162 xe tăng T-80. Trong ảnh: Pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A của Azerbaijan.
595 xe chiến đấu bọc thép các loại như: BMP-1/2, 270 hệ thống pháo phản lực trong đó có những loại nổi bật như TOS-1A, BM-30 Smerch do Liên Xô chế tạo, LAR-160 và Lynx do Israel sản xuất. Phần lớn trang bị khí tài của lục quân 2 nước đều do Liên Xô sản xuất với đặc tính kỹ chiến thuật tương đương nhau. Lục quân Azerbaijan có quân số lớn hơn, nhưng điều đó không phải là yếu tố quyết định chiến thắng. Trong ảnh: Pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A của Azerbaijan.
Không quân: Không quân Armenia có quân số khoảng 3.500 người. Phi đội chiến đấu của không quân nước này đa phần là máy bay thế hệ cũ do Liên Xô chế tạo. Không quân Armenia có 15 cường kích Su-25, 5 máy bay huấn luyện L-39, 16 Yak-152, 16 trực thăng tấn công Mi-24, 18 trực thăng vận tải Mi-8. Trong ảnh: Máy bay Su-25 của Armenia.
Video đang HOT
Armenia không có lực lượng tiêm kích, việc bảo vệ không phận nhờ vào khoảng 18 MiG-29 của Nga đóng tại căn cứ Gyumri. Tuy nhiên, lực lượng phòng không nước này rất mạnh với tên lửa phòng không tầm xa S-300, tầm trung có S-75 Dvina, S-125 Pechora, tầm thấp có 9K33 Osa, 9K35 và một số tên lửa phòng không vác vai. Trong ảnh: Máy bay Su-25 của Armenia.
Trong khi đó, Không quân Azerbaijan có quân số khoảng 8.000 người. Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly (Anh), không quân nước này có khoảng 106 máy bay chiến đấu các loại. Phi đội tiêm kích có 13 chiếc MiG-29 mua của Ukraine từ năm 2006, 11 cường kích Su-25. Trong ảnh: Máy bay Su-25 của Armenia.
Phi đội trực thăng có 18 trực thăng tấn công Mi-24, 50 trực thăng vận tải đa năng Mi-17. Đặc biệt Azerbaijan mua khá nhiều máy bay không người lái (UAV) của Israel cho nhiệm vụ trinh sát. Tổng cộng có khoảng 34 UAV đang hoạt động, nổi bật là Hermes 450 và IAI Heron. Trong ảnh: Tiêm kích MiG-29 của Azerbaijan.
Lực lượng phòng không của Azerbaijan cũng rất mạnh với S-300PMU2, S-200, tầm trung có Buk, S-125, tầm thấp có Tor, 9K33 Osa. Năng lực không quân Azerbaijan vượt trội so với Armenia, đặc biệt là ở phi đội tiêm kích. Tuy nhiên, năng lực phòng không của Armenia là một thách thức lớn đối với phi đội tiêm kích của Azerbaijan. Trong ảnh: Tiêm kích MiG-29 của Azerbaijan.
Armenia do nằm trong lục địa nên không có hải quân. Sau khi Liên Xô tan rã, Azerbaijan tiếp quản một phần hạm đội Caspian. Hải quân Azerbaijan có quân số khoảng 2.200 người. Lực lượng tàu chiến khá khiêm tốn, phần lớn là những tàu thế hệ cũ do Liên Xô để lại, năng lực tác chiến kém. Trong ảnh: Tiêm kích MiG-29 của Azerbaijan.
Vì vậy, nếu chiến tranh giữa 2 nước mở rộng, hải quân không giúp nhiều cho Azerbaijan vì xung đột xảy ra trên bộ nên hải quân khó can thiệp và đặc biệt, với năng lực hiện tại của dàn chiến hạm Azerbaijan khó có thể tung ra những cú đánh tầm xa bằng tên lửa hành trình. Trong ảnh: Tiêm kích MiG-29 của Azerbaijan. (tổng hợp KT, DVO)
Theo_Báo Đất Việt
Lộ "bảo bối" Armenia chưa dùng trong cuộc chiến với Azerbaijan
Dù có đôi chút thua kém với Azerbaijan nhưng hiện nay quân đội Armenia đang sở hữu nhiều vũ khí chiến lược có thể khiến đối thủ khiếp sợ.
Vũ khí chiến lược đầu tiên của Armenia chính là tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud-B định danh của NATO dành cho đạn tên lửa R-17 do Liên Xô sản xuất.
Dù NATO luôn gọi chung là Scud, nhưng với người Nga, R-17 (Scud-B) nằm trong cả một tổ hợp được định danh là 9K72 Elbrus - gồm nhiều thành phần (xe phóng tự hành, xe chỉ huy, xe tiếp đạn, bảo dưỡng, hậu cần...).
R-17 thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m.
Tên lửa có khả năng đạt tầm bắn tới 270km. Các biến thể cải tiến sau này có thể tăng tầm lên 300km hoặc 500-600km. Mặc dù đã qua hàng chục năm sử dụng, nhưng tên lửa vẫn được Armenia bảo quản rất tốt, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
Ngoài tên lửa Scud-B, hiện Armenia cũng sở hữu tên lửa đạn đạo Tochka-U (số lượng không xác định). Tổ hợp tên lửa chiến thuật Tochka-U dùng để tiêu diệt các mục tiêu có kích cỡ nhỏ (các phương tiện mặt đất của các tổ hợp trinh sát - tấn công, các trạm điều khiển, sân bay, các nguồn dự trữ, kho đạn, nhiên liệu...) trong chiều sâu phòng thủ của địch.
Tổ hợp Tochka có cự ly bắn từ 15 đến 70km và độ lệch góc trung bình là 250m. Tochka-U có cự ly bắn xa hơn Tochka và khả năng tiêu diệt mục tiêu cũng chính xác hơn thế hệ trước.
Tổ hợp có thể được biên chế trong thành phần của sư đoàn bộ binh cơ giới (tăng), các lữ đoàn riêng lẻ (2-3 tiểu đoàn). Mỗi tiểu đoàn có 2-3 bệ phóng.
Thành phần của tổ hợp Tochka-U gồm tên lửa nhiên liệu rắn 9M71-1 với đầu đạn tác chiến casset và phá mảnh, bệ pháo tự hành 9P129-1, xe vận chuyển - nạp 9T218-1, xe vận chuyển 9T238, xe kiển soát - thử nghiệm tự động 9V819-1, xe bảo dưỡng kỹ thuật 9V844, tổ hợp thiết bị quân dụng 9F370-1, các container đựng tên lửa và đầu đạn tác chiến.
Đạn tên lửa hệ thống Tochka-U nặng khoảng 2 tấn, dài 6,4m, đường kính thân 0,65m, lắp đầu nổ thông thường 480kg hoặc đầu nổ hạt nhân - hóa học.
Ngoài 2 loại vũ khí hạng nặng kể trên, trong biên chế quân đội Armenia còn sở hữu những hệ thống tên lửa, pháo phản lực phóng loạt AR1A cỡ 300mm do Trung Quốc sản xuất dựa theo mẫu Smerch của Nga, pháo phản lực phóng loạt WM-80 và WM-120,...
Theo_Báo Đất Việt
Nga và Iran tham gia đàm phán về cuộc xung đột Nagorno-Karabakh Trong bối cảnh Azerbaijan và Armenia cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Nga và Iran hôm nay đã có cuộc gặp với người đồng cấp Azerbaijan tại Thủ đô Baku. Cùng ngày, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã tới Thủ đô Yerevan của Armenia. Cũng trong ngày 7-4, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết,...