Cán bộ vô cảm với tham nhũng là phạm tội
Các ĐBQH cho rằng đây cũng chính là hành vi vi phạm pháp luật và là một trong những nguyên nhân dẫn đến phạm tội.
Theo Đại biểu Đỗ Thị Hoàng (đoàn Quảng Ninh), trong cách giải quyết sự việc của một số cơ quan công quyền đang có hiện tượng thờ ơ!
‘Đó là thái độ thờ ơ của một bộ phận cán bộ trước những đề xuất kiến nghị của nhân dân, nhất là trong vấn đề về đất đai, tài nguyên, môi trường, chính sách xã hội.
Là tạo lập chứng từ để quyết toán những khoản chi mà nếu thực hiện theo đúng cơ chế, chính sách thì không cân đối nổi dẫn đến tình trạng nuôi dưỡng tham nhũng, đánh đồng tốt với xấu.
Là lợi ích nhóm trong việc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để giao thầu, chỉ định thầu bất chấp chất lượng thiết bị, giá cả, công nghệ và chất lượng công trình’, Đại biểu Đỗ Thị Hoàng nêu.
Toàn cảnh Hội trường Quốc hội Kỳ họp thứ 4
Quốc hội Khóa XII
Bà cho rằng, đây không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ, các cơ quan tư pháp, mà còn là trách nhiệm của mỗi người, mỗi cán bộ và của cả hệ thống chính trị.
Video đang HOT
Theo Đại biểu Nguyễn Sỹ Hội (đoàn Nghệ An) về nguyên nhân của tội phạm có rất nhiều, cả khách quan và chủ quan nhưng có những nguyên nhân trực tiếp.
Đó là một bộ phận cán bộ công quyền của hệ thống chính trị còn thờ ơ, vô cảm với các hiện tượng tội phạm, vi phạm pháp luật, tham nhũng.
Ảnh minh họa
Theo Đại biểu Lê Việt Trường (đoàn An Giang), nguyên nhân sâu xa của những vấn đề nổi cộm trong thời gian qua là chúng ta đang phung phí lòng tin của nhân dân.
Cũng theo đại biểu này, xói mòn lòng tin của nhân dân biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đó là:
‘Khiếu kiện tố cáo vượt cấp tăng vì thiếu lòng tin ở việc giải quyết ở cấp dưới, không dám tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tố cáo tham nhũng, bởi thiếu lòng tin vào sự bảo vệ.
Chạy chức, chạy quyền, chạy trường, chạy lớp vì sợ cứ để tự nhiên e rằng không đến lượt là một biểu hiện thiếu lòng tin…’.
Đại biểu Lê Việt Trường cho rằng, tội phạm liên quan đến chức vụ tham nhũng, hối lộ mà được hưởng án treo thường sẽ xuất hiện sự bán tín, bán nghi và rồi cũng dẫn đến thiếu lòng tin.
Theo Tinngan
Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi đất
Đây là một trong những quy định mới của dự luật Đất đai (sửa đổi) vừa được trình Quốc hội tại kỳ họp sáng nay, 29.10.
Thừa ủy quyền Thủ tướng trình dự luật, Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết dự luật Đất đai (sửa đổi) gồm có 14 chương và 192 điều, tăng 7 chương và 46 điều so với luật Đất đai hiện hành.
Trong nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung, đáng chú ý là cơ chế thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất của dân đã được quy định khá chặt chẽ.
Theo đó, Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt để tạo quỹ đất "sạch", sau đó, giao đất, cho thuê đất hoặc đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Về cơ chế bồi thường, ông Quang cho biết luật sửa đổi làm rõ nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hướng người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện quy định thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền giá đất tính tiền bồi thường theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Ngoài ra, người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất thì được xem xét hỗ trợ nhằm tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư, ưu tiên bố trí tái định cư tại chỗ khu tái định cư tập trung phải bảo đảm có điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Nhà nước điều tiết một phần nguồn thu từ đất để thực hiện việc hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi... Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng và công khai.
"Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường về đất ở và tài sản gắn liền với đất ở không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì được Nhà nước hỗ trợ để mua đủ suất tái định cư tối thiểu", ông Quang cho biết.
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết đa số ý kiến tán thành quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã được phê duyệt tán thành việc quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cân nhắc tính khả thi của việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất vì khó có đủ nguồn kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. "Nếu thu hồi đất theo kế hoạch mà chậm đưa vào sử dụng sẽ dẫn đến lãng phí đất đai, nhất là các công trình cơ sở hạ tầng có thời gian thực hiện kéo dài nhiều năm. Đề nghị đất quy hoạch để xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi... thì căn cứ vào tiến độ triển khai dự án, yêu cầu sử dụng đến đâu thu hồi đến đó để tránh lãng phí đất đai", ông Giàu phản ánh.
Ngoài ra, qua thẩm tra, đa số thành viên Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định chặt chẽ việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích đang sử dụng hợp pháp. Người có đất bị thu hồi được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo đời sống.
Theo nghị trình, dự luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào ngày 6.11 và thảo luận rộng rãi tại Hội trường ngày 19.11 tới, được tường thuật trực tiếp qua VTV1 và VOV1.
Theo TNO
Buôn lậu titan ở Bình Định: "Máu" tài nguyên đã chảy ra sao? Ngày 30.10, TAND tỉnh Bình Định sẽ xét xử sơ thẩm Lê Văn Chiến - nguyên cán bộ Cục Hải quan Bình Định - và đồng phạm về tội buôn lậu. Suốt nhiều năm qua, ở duyên hải miền Trung, nạn thẩm lậu titan tồn tại như một thách thức nhức nhối mà cơ quan chức năng hiếm khi bóc trần. Với vụ...