Cán bộ viện kiểm sát đi tù vì lừa đảo “chạy án”
Ngày 14-6, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử và tuyên phạt bị cáo Trần Tiến Hưng (56 tuổi, nguyên là cán bộ của VKSND TP Hà Nội) 30 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, Đào Minh Nguyệt (55 tuổi) cũng bị tuyên phạt 5 năm tù về tội môi giới hối lộ, Phạm Duy Định (26 tuổi, cùng trú tại Hà Nội) 5 năm tù về tội đưa hối lộ.
Hồ sơ vụ án cho thấy ngày 7-11-2014, Cục Cảnh sát hình sự (C45) – Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Phạm Thị Hương Giang (em gái Định) về hành vi đánh bạc. Vì muốn “chạy án”, Định đã nhờ Đào Minh Nguyệt tìm người lo cho em mình không bị tạm giữ.
Nhận lời, Nguyệt liền điện Trần Tiến Hưng truyền đạt lại nội dung như đã trao đổi trước đó với Định để “nhờ vả”.
Vốn là cán bộ trong ngành kiểm sát, biết hành vi phạm tội của Giang là ít nghiêm trọng, sau 9 ngày bị tạm giữ có thể sẽ được hủy bỏ lệnh tạm giữ, thấy “chắc cú” nên Hưng lập tức nhận lời và ra giá 200 triệu đồng. Để lấy lòng tin từ đối phương, Hưng đảm bảo nếu Giang không được thả thì sẽ hoàn trả lại tiền.
Các bị cáo tại tòa.
Được Hưng gật đầu, Nguyệt liền thông tin lại cho Định rằng đã lo được thương vụ, chi phí cần bỏ ra là 250 triệu đồng.
Theo lịch hẹn, Định mang theo 200 triệu đồng cùng Nguyệt đến một quán cà phê trên phố Cát Linh gặp Hưng. Tại đây, Định đưa 170 triệu đồng cho Hưng, giữ lại 30 triệu đồng.
Nhận tiền của Định, tuy nhiên Hưng không liên hệ với ai để xử lý việc của Giang vì đã “tính toán” từ trước.
“Cao tay” hơn nữa, vì dự đoán được thời gian Giang sẽ được thả, Hưng chủ động báo cho Nguyệt nhắn Định vào trại tạm giam đón Giang. Thấy thương vụ suôn sẻ, ngay sau khi đón được em gái về nhà, Định đã cùng Nguyệt đến gặp và cảm ơn Hưng.
Thấy “miếng mồi” vẫn còn rất béo bở, Hưng dự đoán rất có khả Giang sẽ không bị xử lý hình sự nên đã nổi lòng tham, nói với Định rằng nếu muốn em gái chỉ bị xử lý hành chính thì cần chi thêm một khoản tiền nữa.
Tuy nhiên, do quá tốn kém, Định không đủ khả năng chi thêm tiền mà chỉ đưa thêm 20 triệu đồng để cảm ơn Hưng.
Tại gia đình, Định kể với em gái về việc phải vay tiền để lo tại ngoại hết 190 triệu. Giang hốt hoảng và cho Định biết mình được tha là do chính sách khoan hồng của pháp luật. Biết mình bị lừa, Định đã đến C45 khai báo toàn bộ sự việc trên.
Để giúp công an làm rõ hành vi phạm tội của Hưng, Định báo cho Nguyệt đã chuẩn bị được 150 triệu và muốn nhờ Hưng “giúp” tiếp.
Ngày 22-11-2014, khi đang nhận tiền từ Định thì Hưng bị công an bắt quả tang.
TUYẾN PHAN
Theo_PLO
Công an được bắt người trong những trường hợp nào?
Theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
Video đang HOT
Hỏi: Tôi đang ngủ còn ngủ trên giường thì có 4 người công an vào phòng rồi chở tôi đi không nói lí do, không có giấy mời cũng không có lệnh bắt. Lúc tôi bị bắt là 14h30, đến 17h thì tôi được cho về và xác định là bị oan. Vậy để lấy lại danh dự và nhân phẩm tôi cần làm gì?
Công an được bắt người trong những trường hợp nào? - Ảnh minh họa
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
- Thứ nhất, về thẩm quyền bắt người
Tại Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định như sau:
"Điều 80. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
...
d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này.
Điều 81. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
1. Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:
A) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
...
C) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:
A) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
...
3. Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 của Bộ luật này.
..."
Theo quy định trên, việc bắt người trong mọi trường hợp cần phải có lệnh bắt người của cán bộ, cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt người. Trường hợp của bạn, theo thông tin bạn cung cấp, khi thực hiện việc bắt người cơ quan không xó lệnh bắt và không giải thích cho bạn lý do bắt. Do đó, trường hợp này, bạn có quyền khiếu nại về hành vi hành chính của những cán bộ công an đã thực hiện việc bắt bạn. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong trường hợp này sẽ là thủ trưởng đơn vị, cơ quan công an nơi những cán bộ đã bắt bạn làm việc.
- Thứ hai, việc bồi thường danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm
Tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2005 có quy định:
"Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."
Quy định về bắt nguời theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Chương VII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7 quy định cụ thể những biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế tội phạm và những trường hợp bị công an bắt để tạm giam.
Theo điều 109, để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để đảm bảo, cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc tạm hoãn xuất cảnh.
Các trường hợp bắt người gồm: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 110 quy định trong những trường hợp khẩn cấp sau đây, cảnh sát được giữ người: Thứ nhất, khi có đủ căn cứ để xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thứ hai, người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Thứ ba, khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người.
Bắt người phạm tội quả tang
Theo quy định tại điều 111, với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay chơ cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Khi bắt người phạm tội quả tang, người nào cũng có quyền tước vũ khí của người bị bắt.
Trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Bắt người đang bị truy nã
Việc bắt giữ người bị truy nã được quy định tại điều 112. Cụ thể, với người đang bị truy nã, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Giống như khi bắt người phạm tội quả tang, khi bắt người đang bị truy nã, người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Theo điều 113, những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam bao gồm: thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát quân sự các cấp, chánh án, phó chánh án tòa án nhân dân và chánh án, phó chánh án tòa án quân sự các cấp, hội đồng xét xử.
Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt, lý do bắt... Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định, giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt, giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
Ngoài ra, điều luật còn nêu rõ không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Va chạm lúc say rượu, người chết kẻ đi tù Do va cham trên đương trong luc say rươu, Đoan đa dung tay đanh manh vao măt Ngôn khiên anh nay nga xuông đương tư vong. Tin tưc đăng tai trên bao Công Ly, ngày 24/5, TAND tỉnh An Giang đã chấp nhận kháng cáo, sửa án sơ thẩm, giảm án cho bị cáo Nguyễn Tấn Đoàn (39 tuôi, ngụ ấp Bình Phú...