Cán bộ từ chối tiếp công dân trong giờ hành chính
Trong giờ làm việc, thế nhưng cán bộ văn phòng phường Yên Thế, TP Pleiku lại từ chối tiếp công dân, khiến người dân vô cùng bức xúc.
Cán bộ phường Yên Thế, TP Pleiku từ chối tiếp công dân trong giờ hành chính. Ảnh: Lương Ý
Thời gian vừa qua, CTV Báo Thanh tra nhận được phản ánh của người dân đang sinh sống tại phường Yên Thế, TP Pleiku về tình trạng các cán bộ văn phòng phụ trách công chứng thường xuyên từ chối tiếp công dân mặc dù đang trong giờ làm việc hành chính.
Nhận được phản ánh, vào lúc 10 giờ 45 phút, ngày 17/8, CTV Báo Thanh tra đã “vào vai” người dân đi công chứng giấy tờ. Dù chúng tôi chưa kịp đưa ra các loại giấy tờ cần công chứng, nhưng lập tức các cán bộ văn phòng này chỉ tay “đuổi” chúng tôi đi về.
Trước sự việc trên, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Phan Đại Trí, Phó Chủ tịch phường Yên Thế, TP Pleiku. Ông Trí cho biết: “Tôi không cung cấp danh tính của các cán bộ văn phòng công chứng, tôi sẽ nhắc nhở các cán bộ văn phòng sau”.
Tại thời điểm nói trên, tất cả các cán bộ văn phòng phụ trách công chứng đều không đeo thẻ.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên.
Video đang HOT
Khuất Nguyên
Theo thanhtra
Cấm cán bộ tổ chức cưới ở khách sạn 5 sao: Vì sao HN lấy việc cưới hỏi làm thước đo cán bộ?
Hà Nội tiếp tục ra văn bản yêu cầu cán bộ thực hiện nghiêm Chỉ thị 11 trong việc cưới hỏi, trong đó có việc cấm tổ chức ở khách sạn 5 sao.
Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.
Thời gian gần đây, dư luận đang xôn xao việc Hà Nội tiếp tục ra văn bản chỉ đạo cán bộ thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố. Trong đó, có các quy định như không tổ chức cưới ở khách sạn 5 sao; tiệc cưới không quá 300 người, hai họ không quá 600 người; khuyến khích hình thức báo hỷ sau ngày cưới thay cho việc mời dự tiệc cưới...
Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã cuộc trao đổi với ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.
Thưa ông, Chỉ thị 11 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn đã được Thành ủy Hà Nội đưa ra từ năm 2012, vậy vì sao mới đây, UBND thành phố Hà Nội lại tiếp tục có văn bản chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy?
Chỉ thị 11 của Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội về tiếp tục thực hiện việc cưới theo nếp sống văn minh được ban hành tháng 10 năm 2012 đã đem lại những chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương từ chỗ đám cưới 2-3 ngày, nay giảm xuống 1 ngày; số lượng cỗ bàn cũng giảm đáng kể, các thủ tục trong lễ cưới cũng giản tiện, đăng ký kết hôn thực hiện đúng quy định...
Đám cưới được tổ chức trang trọng, phù hợp với truyền thống văn hóa địa phương; cán bộ, công chức không đi ăn cưới trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi ăn cưới, công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cơ bản được đảm bảo.
Tuy nhiên, tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 11 của Ban Thường vụ Thành ủy đã đánh giá và chỉ ra những hạn chế tồn tại cần phải khắc phục như: một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân còn né tránh.
Điển hình, riêng Quận ủy Hà Đông đã xử lý 20 cán bộ, đảng viên vi phạm. Gần đây nhất, cuối năm 2017, Chủ tịch UBND xã Vật Lại (Ba Vì, Hà Nội) đã phải kiểm điểm trước tập thể Đảng ủy, UBND xã vì tổ chức cưới con trong giờ hành chính...
Từ những kết quả và những tồn tại hạn chế đã được nhận định như trên để tiếp tục phát huy tốt những việc làm được; khắc phục, những hạn chế tồn tại, đồng thời tiếp thu, triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 05 của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/2/2018 về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, UBND thành phố đã ban hành văn bản nhằm tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 11 của Ban Thường vụ Thành ủy.
Đám cưới tập thể chống lãng phí mà Hà Nội đang hướng tới.
Một số ý kiến cho rằng, cán bộ tốt hay không thể hiện ở năng lực làm việc, sao lại lấy những quy định này làm thước đo?
Cán bộ, đảng viên ngoài năng lực chuyên môn tốt, còn phải phải rèn luyện về tác phong, lối sống, tư tưởng, đạo đức, không xa hoa, lãng phí. Việc cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm Chỉ thị 11 của Thành ủy cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng tiệc cưới để trục lợi, thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016- 2020.
Cán bộ, đảng viên ngoài việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này còn có trách nhiệm vận động gia đình, người thân và nhân dân cùng thực hiện nhằm xây dựng nếp sống văn hóa mới, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Chế tài xử lý cho những trường hợp vi phạm như thế nào? Những trường hợp vi phạm có đưa vào việc bình xét thi đua, bổ nhiệm cán bộ của Thành phố không?
Chỉ thị 11 của Thành ủy được áp dụng cho mọi cán bộ, đảng viên từ Thành phố, quận, huyện đến các xã, phường, thị trấn.
Về chế tài xử lý, Chỉ thị đã nêu rõ: "Phê phán những biểu hiện phô trương, tốn kém, trái với thuần phong mỹ tục cũng như việc lợi dụng tổ chức cưới hỏi để trục lợi".
Trong việc đánh giá cán bộ, công chức, đảng viên khi quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ trong các cơ quan, đơn vị, coi đây là tiêu chí quan trọng của việc chấp hành chủ trương đường lối của Đảng.
Thời gian tới, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham mưu cho Thành ủy, UBND Thành phố tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, đồng thời, đưa ra những chế tài phù hợp.
Theo Danviet
Hạt gạo ấm tình quân dân Chị Rơ Châm H'Biêm, trú tại làng Tung, xã Ia Nan-một trong 570 hộ nghèo ở huyện Đức Cơ (Gia Lai) được cán bộ, chiến sĩ, người lao động Công ty 72 (Binh đoàn 15) tặng gạo trải lòng "Nhà tôi có 6 nhân khẩu, mùa giáp hạt thường thiếu đói, người lớn còn có thể ăn uống qua loa để vượt qua...