Cần bộ trưởng quyết liệt hơn
Trước phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Quốc hội đã đặt ra hàng loạt vấn đề nóng cho các thành viên Chính phủ, mong muốn các bộ trưởng cần quyết liệt hơn trong việc điều hành.
Hôm nay (17/11), kỳ họp thứ 8 của Quốc hội (QH) khóa XIII bước vào tuần làm việc thứ 5 với nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của Thủ tướng và 4 bộ trưởng: Công Thương, Nội vụ, Giao thông Vận tải (GTVT), Lao động – Thương binh- Xã hội (LĐ-TB-XH). Nhiều vấn đề nóng đã được đại biểu (ĐB) gửi đến các thành viên Chính phủ.
Chậm chuyển biến
Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Trương Văn Vở cho rằng thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ các thành viên Chính phủ phải thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm người đứng đầu. Tuy nhiên, còn quá nhiều vấn đề mà bộ, ngành nhận được sự phàn nàn của người dân, như Bộ Nội vụ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các đại biểu Quốc hội trong giờ giải lao ngày 15/11 – Ảnh: HOÀNG NGỌC
Ông Vở dẫn chứng: Từ kỳ họp thứ 6 (10/2013), Nghị quyết của QH về trả lời chất vấn đã giao Bộ Nội vụ triển khai một số văn bản, quy định chi tiết về thực hiện Luật Cán bộ công chức viên chức để làm cơ sở tinh giản biên chế, thực hiện lộ trình cải cách tiền lương. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ lại triển khai rất chậm. “Tôi sẽ tiếp tục chất vấn bộ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề này” – ông Vở quả quyết.
Ông Vở cho biết từ kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013), ông đã đặt vấn đề quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề, thực hiện đề án đặt hàng giữa cơ sở đào tạo với các chủ sử dụng lao động cho bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH nhưng đến nay, vẫn chưa có kết quả. “Hệ lụy thấy rõ là số lao động thất nghiệp không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật hiện chiếm trên 65% tổng số lao động thất nghiệp” – ông Vở nói.
Phải nâng được hiệu quả điều hành
ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng những vấn đề mà người dân bức xúc thường không trong phạm vi quản lý của một bộ, ngành, như sự an toàn của mâm cơm không chỉ nông sản mà còn có sản phẩm của công nghiệp, y tế… “Tôi nghĩ cách chất vấn hiện nay không phù hợp vì động đến một vấn đề nào, bộ trưởng cũng có thể lấy lý do là mình không quản vấn đề này. Qua chất vấn, tôi mong muốn Chính phủ và các bộ trưởng tìm ra được giải pháp” – ông Quốc nói.
Video đang HOT
Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH Trần Hoàng Ngân cho rằng hàng giả, hàng nhái đang gây hại cho nền kinh tế. “Một bộ khó xử lý triệt để nạn hàng gian, hàng giả nhưng xã hội đòi hỏi bộ trưởng Công Thương phải đề ra được chính sách động viên những người thi hành công vụ nhằm nâng cao hiệu quả điều hành” – ông Ngân đề xuất.
Bên cạnh đó, theo ĐB Ngân, ngành công thương có vai trò quyết định trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ. “Công nghiệp phụ trợ đang thiếu những chính sách tối ưu mà trách nhiệm chính thuộc Bộ Công Thương. Bộ trưởng Công Thương cần có đột phá hơn nữa về chính sách để tạo động lực trong lĩnh vực này” – ông Ngân nói.
“Cắt tình” để bộ máy vững mạnh
ĐB Phạm Trường Dân (Quảng Nam) nhận định: “Do còn nặng tình nên kết quả tinh giản biên chế chưa rõ. Anh em bị tinh giản sẽ làm gì, đã nhận họ vào rồi giờ thải ra cũng tội. Tuy nhiên, phải kiên quyết “cắt tình” để bộ máy ngày càng vững mạnh”. Theo ông Dân, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rất đúng về tỉ lệ 30% cán bộ, công chức “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”, thậm chí tỉ lệ này có thể lên đến 40%. “Người đứng đầu ngành nội vụ phải thiết lập được cơ chế thi tuyển cán bộ cho toàn bộ máy công quyền. Chỉ có thi tuyển mới chặn được những kẽ hở, nạn ô dù” – ông Dân nhấn mạnh.
ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng “trong 3 chiến lược đột phá thì chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa được coi trọng. Trong bộ máy hành chính hiện nay, biên chế tăng nhanh, năng suất lao động và chất lượng phục vụ của cán bộ thấp… Đây là những vấn đề mà trách nhiệm chủ yếu thuộc Bộ Nội vụ”.
Bình luận về “nạn cấp phó”, ĐB Cao Sỹ Kiêm nêu thực tế bộ phận này có 5-7 cấp phó thì bộ phận kia cũng phải tương đương. Bộ Nội vụ phải có trách nhiệm ngăn chặn tình trạng này. “Đẻ thêm ghế thì phải sinh ra thư ký, xe cộ, quyền lợi… Loạn cấp phó gây phiền hà, tốn kém cho người dân, doanh nghiệp bởi việc gì cũng phải qua hàng loạt trung gian, hệ quả là làm mất lòng tin” – ông Kiêm gay gắt.
ĐB Cao Sỹ Kiêm đánh giá “cách điều hành của Bộ trưởng Đinh La Thăng có thể tạo nên sung lực, khí thế mới cho các thành viên Chính phủ khác”. Đồng tình, ĐB Trương Văn Vở cho rằng với cách điều hành quyết liệt, Bộ trưởng Bộ GTVT được cử tri đánh giá cao. Nhờ sát thực tế, những vướng mắc, lãng phí trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đã được “tư lệnh” ngành xử lý kịp thời, kiên quyết với sai phạm. Theo ông Vở, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã tạo được chuyển biến tích cực như ổn định chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó là ổn định giá vàng, bảo đảm tăng trưởng tín dụng… “Ngân hàng và GTVT là 2 ngành có chuyển biến tích cực nhờ sự quyết liệt trong điều hành, chỉ đạo. Cử tri, ĐBQH mong muốn các bộ trưởng quyết liệt hơn nữa như 2 tư lệnh này” – ông Vở gửi gắm.
Năng suất lao động thấp do nhiều yếu tố ĐB Đặng Ngọc Tùng cho rằng “để tăng năng suất lao động, cần đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại bởi tay nghề lao động Việt Nam là giỏi và cần cù, chịu khó”. Ông Tùng phân tích năng suất lao động phụ thuộc vào toàn bộ cấu thành của một nhà máy, một nền kinh tế, chứ không chỉ người lao động. “Bộ trưởng LĐ-TB-XH phải đề ra được giải pháp để nâng cao năng suất lao động một cách căn bản”- ông Tùng kiến nghị. Ông Đặng Ngọc Tùng đánh giá đào tạo chưa gắn kết với nhu cầu của nền kinh tế, vì thế bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH phải định hướng các trường ĐH, CĐ, các trường dạy nghề phải gắn đào tạo với nhu cầu của từng doanh nghiệp, tránh phung phí trong đào tạo. Ông Tùng dẫn chứng nhờ đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn, 95% sinh viên của Trường ĐH Tôn Đức Thắng có việc làm, trong đó có ngành lên đến 100% như bảo hộ lao động.
Theo Thế Dũng (Người lao động)
Sân bay quốc tế Long Thành: 84 nghìn tỷ, lấy đâu ra?
Đồng tình chủ trương dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành nhưng ý kiến Ủy ban Kinh tế và một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần làm rõ tính khả thi của dự án, đặc biệt ngân sách nhà nước phải bỏ ra tới 84.000 tỷ đồng.
Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng báo cáo cho biết: Dự án cảng HKQT Long Thành có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 164.589 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn vay ODA là 84.624 tỷ đồng, vốn khác là 79.965 tỷ đồng.
Dự án vị trí sân bay quốc tế Long Thành tại TPHCM
Thay mặt cơ quan thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho biết: Có ý kiến nhấn mạnh đây mới chỉ là giai đoạn 1 của dự án, nếu tính cả ba giai đoạn thì tổng mức đầu tư sẽ rất lớn.
Thời gian vừa qua cho thấy, nhiều dự án giao thông phát sinh chi phí rất lớn so với tổng mức đầu tư ban đầu. Do vậy, băn khoăn về tính chính xác của số liệu dự án và lo ngại quá trình triển khai dự án sẽ còn phát sinh thêm nhiều chi phí.
"Mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư dự án Cảng HKQT là không đơn giản. Do vậy, đề nghị làm rõ hơn trong cơ cấu nguồn vốn sử dụng nêu trên thì từng loại vốn cụ thể như thế nào, dự kiến vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, vốn ODA cần huy động mỗi năm" - ông Phúc nêu rõ.
Việc giải phóng mặt bằng 5.000 ha trong giai đoạn 1 của dự án, chia làm 2 phân kỳ (phân kỳ 1: 2.565,4 ha trong hai năm 2014-2015, phân kỳ 2: 2.434,6 ha trong giai đoạn 2015-2020) cũng khiến nhiều ý kiến lo ngại.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, với kinh phí đền bù, hỗ trợ, tái định cư rất lớn dùng vốn ngân sách nhà nước (khoảng 20.000 tỷ đồng) lại thực hiện trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến cân đối vốn rất khó khăn.
Tán thành chủ trương xây dựng dự án, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, phương án xây mới là hợp lý. Nếu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có thể mở rộng đường băng, còn hạ tầng sẽ rất khó khăn và sẽ có những bất cập.
"Tuy nhiên, tôi lo nhất là vấn đề tiền cho dự án này. Chính phủ cần giải trình thật rõ để Quốc hội yên tâm, ngoài ra việc đền bù cho dân cũng phải đầy đủ để tránh khiếu kiện" - ông Sơn phát biểu.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhất trí việc chọn vị trí Long Thành là phù hợp, đẹp.
"Nhưng câu chuyện là vốn ở đâu ra? Giai đoạn 1, chỉ tính riêng phần nhà nước bỏ ra đã là 84 nghìn tỷ đồng, vậy huy động ở đâu, khi mà đến 2015 Quốc hội khóa sổ trái phiếu rồi. Vì vậy, phải nói rõ là dự án lấy tiền ở đâu? Hay Quốc hội phải ra một Nghị quyết đặc biệt? Nếu không có đủ tiền, tôi lo dự án có thể bị chậm, bị kéo dài" - ông Phước lo ngại.
Lo gánh nặng nợ công
Qua thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cho biết, một số ý kiến đề nghị làm rõ việc xây dựng Cảng HKQT Long Thành với mục đích trở thành cảng hàng không trung chuyển của khu vực và quốc tế.
Nếu chỉ đơn thuần là để giảm tải cho sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không trong tương lai thì hệ thống cảng hàng không hiện tại (7 cảng hàng không quốc tế) hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu.
Thậm chí, chỉ cần mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (với tổng diện tích là 1.500 ha hiện tại) vẫn có thể nâng công suất khai thác, vì các cảng hàng không trong khu vực với diện tích nhỏ hơn vẫn có thể phục vụ lượng khách rất lớn như: Cảng HKQT Chek Lap Kok (Hong Kong) chỉ với diện tích 1.255 ha, có công suất đạt 50 triệu khách/năm, Changi (Singapore) rộng 1.300 ha công suất đạt 42 triệu khách/năm. Báo cáo đầu tư cũng chưa đánh giá được khả năng cạnh tranh với các sân bay lớn đã hình thành từ lâu trong khu vực.
Đặc biệt, trong bối cảnh huy động vốn đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông còn khó khăn thì cần cân nhắc lựa chọn việc đầu tư Cảng HKQT Long Thành hay đầu tư phát triển hệ thống đường sắt Bắc -Nam hoặc phát triển hệ thống giao thông đường biển để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
"Việc đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành sử dụng một lượng lớn vốn ngân sách nhà nước, vốn vay của các tổ chức quốc tế trong bối cảnh nợ công tăng nhanh và ngân sách khó khăn cần được cân nhắc kỹ lưỡng"- ông Nguyễn Văn Phúc nêu rõ.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhấn mạnh, cần nói rõ hơn, việc chọn địa điểm Long Thành có lợi thế gì, khả năng cạnh tranh với các nước khu vực ra sao, nhất là khi ta bỏ ra nguồn vốn lớn như vậy.
UBTVQH thống nhất về chủ trương và đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện đề án, trình ra Quốc hội xin ý kiến tại kỳ họp tới.
Theo Nguyễn Tuấn (Tiền Phong)
BT Thăng chỉ đạo nghiên cứu thêm các đường bay thẳng Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã yêu cầu Cục Hàng không lập tổ công tác có sự tham gia của Bộ Quốc phòng để xem lại quy hoạch đường hàng không, tiếp tục nghiên cứu các đường bay thẳng. Ngày 10/9, Bộ GTVT tổ chức họp đánh giá kết quả bay thử nghiệm đường bay thẳng Bắc - Nam....