“Cán bộ” trồng phượng vĩ trong dải phân cách: Sống chết mặc… cây!
“Cán bộ” của Hà Nội trồng cây phượng vĩ ở dải phân cách giữa hai làn đường trên nhiều tuyến phố. “Cán bộ” hào hứng trồng, có đất là cắm cây, còn sống chết mặc…cây!
Có lẽ bất cứ quyết định nào của thành phố Hà Nội liên quan đến “ cây xanh” đều khiến người dân phải bàng hoàng và ngỡ ngàng về “tính hợp lý” cũng như tốc độ triển khai đến chóng mặt của dự án.
Chúng ta chắc hẳn chưa thể quên được cảm xúc “nghẹn ngào” của một năm về trước khi TP.Hà Nội đưa ra rất nhiều lý do để tăng sức thuyết phục cho quyết định chặt hạ 6.700 cây xanh. Và một trong những cái cớ “hợp tình, hợp lý” nhất đó chính là chặt, thay cây để đề phòng việc cây đổ, gãy vào mùa mưa bão. Điều đó quả thật rất nhân đạo bởi ai cũng biết, tính mạng con người luôn phải được đặt lên hàng đầu!
Vậy là hàng loạt cây xanh quanh TP.Hà Nội, không kể sâu bệnh, mối mọt, không kể rắn chắc, mục ruỗng, không kể thẳng, cong hay ngả ngớn đều nhanh chóng được chặt hạ.
Tuy nhiên, quyết định đó đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của người dân cũng như của tự nhiên (năm 2015, Hà Nội trải qua trận nắng nóng kỉ lục) nên rất may là số cây xanh bị chặt hạ chưa kịp chạm mốc chỉ tiêu: 6.700 cây.
Cho đến thời gian gần đây, người dân lại được phen “ngỡ ngàng” nữa khi chỉ sau một đêm thức dậy, một loạt cây xanh mới được trồng dày đặc tại khu vực dải phân cách giữa hai làn đường trên nhiều tuyến phố như: Láng Hạ, Ô Chợ Dừa, Xã Đàn, Tây Sơn,…
Thoạt đầu, ai ai cùng vui mừng bởi từ giờ trở đi, đường phố sẽ râm mát hơn, môi trường trong thành phố sẽ phần nào được cải thiện. Nhưng quả thật, “hạnh phúc ngắn chẳng tày gang”, người dân còn chưa một ngày được hưởng bóng mát từ sự quan tâm của thành phố mà nay đã phải canh cánh nỗi lo khi ra đường.
Dãy phượng vĩ được trồng trên dải phân cách đoạn đường Xã Đàn.
Bởi loại cây mà thành phố lựa chọn để trồng ở dải phân cách – cây phượng vĩ chỉ đẹp và phát huy tối đa lợi ích của mình trong sân trường, cạnh những đường ven hồ hay những dãy phố đi bộ có khu dân cư san sát chứ không phải ở những tuyến đường quang, lộng gió, dễ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như ở… dải phân cách.
Đặc điểm của phượng đó là tán lá rộng, hay rủ xuống, nếu không thường xuyên cắt tỉa, vô hình chung phượng sẽ trở thành “chướng ngại vật” cho người đi đường. Không những thế, đây còn là loại cây không chịu được úng ngập, thân, cành của phượng rất yếu và giòn, trồng ở những nơi lộng gió, gần hồ như đường Xã Đàn (gần hầm Kim Liên) liệu đến mùa mưa bão, hàng cây đó có trở thành “hung thần” của người tham gia giao thông hay không? Chẳng lẽ những đặc điểm tự nhiên cơ bản của cây phượng mà những chuyên gia về cây xanh lại không nắm rõ hay sao?
Video đang HOT
Vậy chẳng phải chính thành phố đã và đang quá mâu thuẫn trong những kế hoạch của mình? Năm trước chặt hạ cây vì lo cây gãy đổ vào người đi đường. Năm nay lại trồng một loại cây có hệ số nguy hiểm khá cao ở những nơi khá… nhạy cảm.
Tuy nhiên, xét về bản chất việc chặt cây, trồng cây mới đâu có mâu thuẫn. Nếu không chặt cây thì sao bán được gỗ, làm sao tiền chui vào túi “cán bộ” được? Mà không trồng cây “lấy được”, kiểu chỗ nào có đất trống ta cắm cây vào thì tiền dự án trồng 1.000 cây mới đâu có được giải ngân?
Mới hay, việc trồng-chặt cây người dân buồn hay vui đâu có quan trọng. Cây trồng trên dãy phố 40 cây chết, một cây “gật gù” thì “cán bộ” vẫn cứ trồng. Trồng cây, xây vỉa hè là việc làm….hái ra tiền cho một số cá nhân ở một số nơi và vơi đi ngân sách không nhỏ của Thành phố.
Nhưng có lẽ “cán bộ” trồng cây cũng chẳng cần phải lo lắng quá nhiều bởi cuộc sống vốn vô thường. Biết đâu “cây trồng nhiều nhưng chẳng sống được bao nhiêu” giống như hàng cây vàng tâm bên đường Nguyễn Chí Thanh năm ngoái?
Bảo Trang
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Theo_Người Đưa Tin
Hà Nội sắp có thêm nhiều tuyến phố hoa phượng đỏ
Hà Nội đang triển khai trồng hàng loạt cây phượng có đường kính lớn tại dải phân cách của nhiều đường phố như đường Xã Đàn, Láng Hạ, phố Tây Sơn...
Hàng loạt cây phượng đã "xuất hiện" trên phố Xã Đàn.
Theo khảo sát của PV Dân trí trong ngày 1/7, tại các tuyến đường như Xã Đàn kéo dài đến hết con đường "đắt nhất hành tinh", đường Láng Hạ, phố Tây Sơn (Đống Đa - Hà Nội) đã được Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội trồng rất nhiều cây phượng có đường kính khá lớn khoảng 30cm, cao chừng 4-5m ở dải phân cách giữa 2 làn đường. Theo quan sát, khoảng cách giữa các cây cách nhau chừng hơn 3m. Tại dải phân cách trên phố Xã Đàn có đoạn cây phượng còn được trồng thành 3 hàng.
Bà Nguyễn Thị Yến (57 tuổi), người bán nước trên phố Xã Đàn cho biết: "Cây phượng tán khá rộng nên với cây to như này chỉ độ vài năm, các tuyến phố này sẽ rất mát mẻ. Đến mùa hoa phượng nở sẽ rất đẹp, có lẽ Hà Nội sẽ trở thành "thành phố hoa phượng đỏ" thứ 2 chỉ sau TP Hải Phòng".
Trao đổi với PV Dân trí, 1 chuyên gia trong lĩnh vực cây xanh đô thị cũng đồng tình với việc Hà Nội triển khai trồng cây phượng trên các tuyến phố. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho biết, khi trồng cần thực hiện đúng thao tác kỹ thuật và chăm sóc cẩn thận để phượng sống và phát triển bình thường, vì dinh dưỡng trong đất ở các tuyến phố trung tâm khá nghèo nàn.
Một số hình ảnh cây phượng mới trồng trên các tuyến phố Thủ đô Hà Nội:
Tại đường Láng Hạ
Phố Tây Sơn
Đường "đắt nhất hành tinh"
Đường Xã Đàn
Có đoạn trên dải phân cách tại đường Xã Đàn phượng còn được trồng thành 3 hàng.
Phần lớn các cây phượng đều có đường kính từ 20-30cm, cao khoảng 4-5m.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Cháy ô tô tại chi nhánh ngân hàng, nhiều người hoảng loạn Chiều 30-6, khói đen bất ngờ bốc lên dữ dội từ nhà để xe tại Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) Chi nhánh Hà Tĩnh (số 1 Phan Đình Phùng, TP Hà Tĩnh) khiến nhiều người hoảng loạn bỏ chạy. Lúc này, bảo vệ và nhân viên, cán bộ Chi nhánh Ngân hàng Agribank Hà Tĩnh chạy ra thấy chiếc ô tô 16...