Cán bộ Thanh tra Chính phủ sắp nghỉ hưu vẫn được cử đi nước ngoài công tác
Một số cán bộ Thanh tra Chính phủ thuộc diện sắp nghỉ hưu vẫn được cử đi nước ngoài công tác, trao đổi kinh nghiệm, học tập về công tác phòng chống tham nhũng.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã cử các đoàn công tác gồm nhiều cán bộ đi làm việc, trao đổi, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài (Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản…), trong đó có nhiều cán bộ sắp nghỉ hưu theo chế độ.
Theo tìm hiểu của Báo Người Lao Động, từ tháng 9-2018 đến tháng 3-2019, TTCP đã tổ chức các cuộc đi công tác nước ngoài với mục đích “trao đổi kinh nghiệm”. Gần đây nhất vào ngày 27-2, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng TTCP đã ký quyết định cử đoàn cán bộ đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng tại Hồng Kông (Trung Quốc) từ ngày 19 đến 28-3.
Nhiều cán bộ TTCP được cử đi nước ngoài “trao đổi kinh nghiệm” khi sắp nghỉ hưu
Đoàn này gồm 15 người nhưng có 2 cán bộ sắp nghỉ hưu là ông Đặng Quang Trọng, Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, và ông Nguyễn Trung Kiên, Vụ Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành. Cụ thể, 2 cán bộ này sẽ nghỉ hưu vào tháng 6 và tháng 9-2019 tới đây.
Ông Nguyễn Văn Thanh cũng là người ký quyết định cử đoàn đại biểu cấp cao TTCP đi thăm và làm việc tại Liên bang Nga từ ngày 18 đến 29-9-2018. Đoàn gồm 9 người, trong đó cũng có 1 cán bộ sắp nghỉ hưu vào tháng 12-2018. Quyết định nghỉ hưu của vị cán bộ này do Tổng TTCP Lê Minh Khái ký. Có thể thấy, sau 3 tháng đi công tác và làm việc tại nước ngoài, vị cán bộ này sẽ nghỉ hưu.
Theo quyết định cử cán bộ đi công tác, TTCP chịu tiền vé máy bay khứ hồi quốc tế, chi phí đi lại giữa các địa phương ở Liên bang Nga; tiền ăn tiêu, ở, tiền bảo hiểm, tiền thuê phiên dịch và các chi phí khác theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Việc TTCP cử một số cán bộ sắp về hưu đi nước làm việc, trao đổi kinh nghiệm khiến dư luận hoài nghi về tính hiệu quả.
Trao đổi với Báo Người Lao Động ngày 8-4, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cho biết Đảng và Chính phủ đã có nhiều chỉ thị, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm, đặc biệt trong việc tổ chức đi nước ngoài công tác, học tập, làm việc, trao đổi kinh nghiệm.
“Theo như báo chí phản ánh, thì cần xem xét lại mục đích các chuyến đi của TTCP, đánh giá tính hiệu quả. Việc cử các cán bộ sắp nghỉ hưu đi công tác như vậy có mang lại giá trị cho cơ quan hay không” – ông Hùng đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Ông Hùng cho rằng tất cả các cơ quan nhà nước đều phải chấp hành nghiêm các quy định về cử cán bộ đi công tác nước ngoài, đặc biệt đối với TTCP thì lại phải càng gương mẫu hơn. “TTCP là cơ quan kiểm tra, thanh tra các đơn vị khác, thì việc thực hiện quy định phải càng được đề cao”- ông Hùng nhấn mạnh.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nếu TTCP cử cán bộ sắp nghỉ hưu đi công tác nước ngoài, không mang lại hiệu quả thì không đúng với tinh thần chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. “Lãnh đạo TTCP cần cầu thị, kiểm tra kỹ việc này và công khai cho dư luận, đồng thời để các đơn vị khác rút kinh nghiệm” – ông Hùng nói.
Trao đổi với báo chí về vấn đề trên, Tổng TTCP Lê Minh Khái cũng khẳng định sẽ sớm kiểm tra vụ việc và công khai kết quả. Ông cho biết TTCP tiếp thu các phản ánh nêu trên với tinh thần cầu thị.
Tấn Phong
Theo Nguoilaodong
Củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay được chỉ đạo ráo riết, quyết liệt, có một bước tiến mạnh, tham nhũng được ngăn chặn, đang từng bước được đẩy lùi, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Hội nghị toàn quốc Ngành Nội chính Đảng năm 2019. (Ảnh: HH)
Kỷ luật Đảng là "không có vùng cấm"
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí thời gian qua được đánh giá có nhiều điểm sáng, "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ", "không có đặc quyền" và "không hạ cánh an toàn".
Báo cáo của Ban Nội chính Trung ương tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Ngành Nội chính Đảng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, nhất là năm 2018, Ngành Nội chính Đảng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, hoạt động ngày càng có hiệu quả. Ban Nội chính Trung ương triển khai nhiều công việc, khá toàn diện, có nhiều đổi mới, phối hợp nhịp nhàng, bài bản, khoa học, đúng chức năng, nhiệm vụ. Vị thế, vai trò của ngành Nội chính Đảng được khẳng định, dư luận xã hội đánh giá cao; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhất là trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN); khẳng định chủ trương tái lập Ban Nội chính Trung ương, ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy là đúng đắn.
Ngành Nội chính Đảng đã làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác nội chính, PCTN và cải cách tư pháp, góp phần hoàn thiện thể chế, pháp luật về nội chính, PCTN và cải cách tư pháp. Toàn Ngành đã tích cực, chủ động, tham mưu có hiệu quả cho Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, bảo đảm kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật; góp phần hiện thực hóa và khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai".
Điều này thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng làm trong sạch nội bộ Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đưa ra phương châm như thế Đảng ta khẳng định sự thượng tôn pháp luật và đảm bảo mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi cán bộ dù chức vụ, cấp hàm ra sao, công tác ở bất cứ lĩnh vực nào, còn đương chức hay đã về hưu... đều bình đẳng trước pháp luật. Tất cả đều không có "vùng cấm", "không có ngoại lệ".
Lâu nay có lĩnh vực được coi như bất khả xâm phạm, hoặc có những con người ở những cương vị mà người dân cứ nghĩ rằng họ là bất khả xâm phạm thì kết quả đấu tranh chống tham nhũng thời gian qua đã chứng minh không phải như vậy, chỉ có luật pháp, kỷ luật Đảng là bất khả xâm phạm. Bất kỳ ai vi phạm đều sẽ bị xem xét xử lý theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Theo đồng chí Võ Văn Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương, "không có vùng cấm" thể hiện cán bộ cấp cao của Đảng vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước đều bị xử lý. Con số 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 16 Ủy viên Trung ương và nguyên Ủy viên Trung ương - có người giữ cương vị cấp cao của Đảng cũng bị xem xét xử lý rất nghiêm minh, cả về kỷ luật Đảng và xử lý trách nhiệm hình sự đã chứng minh điều đó.
Còn theo đồng chí Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, trước đây "thông lệ" được hiểu cứ "nghỉ hưu là hạ cánh an toàn" thì bây giờ không phải như vậy nữa, về hưu nhưng phát hiện ra vi phạm vẫn bị xử lý. Điều này có tác dụng răn đe và giáo dục rất lớn. Có người nói về hưu rồi thì kỷ luật còn tác dụng gì nữa? Không phải thế! Tác dụng ở đây là giáo dục răn đe không chỉ đối với bản thân người vi phạm mà còn đối với những người còn đang công tác, để nhắc nhở họ phải rèn luyện, phải giữ gìn, phải làm đúng.
Có lĩnh vực lâu nay chúng ta nghĩ ở đó không có tiêu cực, tham nhũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật, lực lượng vũ trang... nhưng vừa qua chúng ta phát hiện và xử lý nhiều tướng lĩnh công an, quân đội thoái hóa, biến chất vi phạm pháp luật và tất cả đều bị xử lý rất nghiêm minh.
Chúng ta đấu tranh quyết tâm, quyết liệt nhưng thận trọng, chắc chắn với yêu cầu rõ đến đâu xử lý đến đó, hành vi nào đã rõ rồi thì xử lý, chưa rõ thì tiếp tục điều tra xử lý sau, không chờ đợi, không cầu toàn, không nóng vội. Sự quyết tâm, quyết liệt và với phương châm mà Đảng ta xác định như trên đã góp phần làm cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng có bước chuyển biến rất lớn, đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng.
Những con số biết nói
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, các cơ quan chức năng đã xử lý kỷ luật 53.107 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý; điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 643 vụ/1.579 bị cáo về tham nhũng, kinh tế.
Ban Nội chính Trung ương tham mưu với Ban Chỉ đạo đưa 301 vụ án, 361 vụ việc về tham nhũng, kinh tế vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ. Riêng 87 vụ án, 78 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã được các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, khẩn trương, quyết liệt trong điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 47 vụ/634 bị cáo, tuyên phạt 10 bị cáo với 11 mức án tử hình; 20 bị cáo với 21 án tù chung thân; 8 bị cáo tù 30 năm; 18 bị cáo tù từ 20 đến 30 năm; 535 bị cáo tù từ 12 tháng đến dưới 20 năm.
Năm 2018, đã kết thúc điều tra 23 vụ/222 bị can (tăng 43,75% số vụ so với năm 2017), đã truy tố 20 vụ/251 bị can (tăng 66,7% số vụ so với năm 2017); đã xét xử sơ thẩm 23 vụ/304 bị cáo (gấp gần 5 lần so với năm 2017), nhất là đã đưa ra xét xử 10 vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong công tác đấu tranh PCTN.
Nhiều ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý có hiệu quả các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế; đã tham mưu cấp ủy chỉ đạo xử lý 933 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế...
Công tác theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nội chính và phòng, chống tham nhũng được quan tâm, ngày càng nền nếp, hiệu quả. Ban Nội chính Trung ương đã chủ động tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chọn những khâu yếu, những lĩnh vực trọng tâm để kiểm tra, giám sát, đôn đốc; đã tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo thành lập 40 đoàn kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế và công tác phòng, chống tham nhũng tại 15 cấp ủy, bộ, ngành Trung ương và 63 tỉnh ủy, thành ủy. Ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã chủ động phối hợp với ủy ban kiểm tra cùng cấp tham mưu, đề xuất cấp ủy tổ chức thực hiện nhiều cuộc kiểm tra, giám sát, góp phần thúc đẩy, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan thực hiện tốt hơn công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, chỉ đạo xử lý dứt điểm những vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế phức tạp, nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc Ngành Nội chính Đảng năm 2019. (Ảnh: HH)
Đẩy mạnh phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng
Ghi nhận những thành tích này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng Trung ương Nguyễn Phú Trọng khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay được chỉ đạo ráo riết, quyết liệt, có một bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả toàn diện, rõ rệt, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội; tham nhũng được ngăn chặn, đang từng bước được đẩy lùi, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
"Thực tế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vừa qua cho thấy, cơ chế chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế là rất hiệu quả" - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh và yêu cầu trong thời gian tới, để công tác phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả cao hơn, cần tổng kết, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, cần phối hợp tốt hơn nữa với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế. Ban Nội chính Trung ương, ban nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ phải thực sự là trung tâm khâu nối, phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, bảo đảm việc xử lý phải nghiêm minh, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sức ép của bất cứ tổ chức, cá nhân nào.
Cần tham mưu chỉ đạo để nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; tích cực xác minh, kịp thời áp dụng các biện pháp thu giữ, kê biên, phong toả, thu hồi triệt để tài sản tham nhũng trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng yêu cầu chú trọng tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ địa phương lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến rõ rệt hơn nữa trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở, khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; tập trung xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, gợi ý, lót tay, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc ("tham nhũng vặt").
Xác định đúng vai trò, vị trí, để từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng nói chung và đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xử lý các vụ việc về tham nhũng, kinh tế nói riêng; phải phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan làm công tác phòng, chống tham nhũng./.
Hiền Hòa
Theo ĐCSVN
Chuyến xe yêu thương đưa bệnh nhân ung thư về quê đón Tết Chiều 31/1 (ngày 26 tháng Chạp Âm lịch), những chuyến xe yêu thương bắt đầu lăn bánh đưa những bệnh nhân mắc bệnh ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh về quê đón Tết, đoàn viên cùng gia đình sau một năm dài vật lộn với bệnh tật đớn đau. "Chuyến xe yêu thương" đưa...