Cần bổ sung vấn đề an ninh quốc gia vào Điều 48
Theo chúng tôi, mục tiêu cao nhất của cách mạng Việt Nam là giữ vững độc lập, tự chủ cho dân tộc, vì vậy để cho lôgic và nhấn mạnh mục tiêu này, đề nghị điều chỉnh Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 1) Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này như sau:
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Để nâng cao tình đoàn kết dân tộc, sử dụng nguồn lực của người Việt Nam định cư ở nước ngoài xây dựng Tổ quốc, đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 19 (sửa đổi, bổ sung Điều 75) như sau: ” 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; 2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về Tổ quốc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”.
Điều 48 (sửa đổi, bổ sung Điều 77) đề cập đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân, tuy nhiên chỉ quy định công dân phải thực hiện “nghĩa vụ quân sự”, chúng tôi đề nghị bổ sung vấn đề an ninh quốc gia cụ thể: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự, an ninh và tham gia xây dựng nền quốc phòng, an ninh toàn dân”. Trên thực tế, trong những năm qua, các địa phương đều tuyển nghĩa vụ quân sự và công an, góp phần bổ sung cho lực lượng vũ trang bao gồm quân đội và công an có đủ lực lượng cần thiết đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Chúng tôi cũng đề nghị bổ sung vào Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45) từ “Việt Nam” đằng sau cụm từ “Tổ quốc và nhân dân”, cụ thể như sau: ” Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”.
Đối với Điều 51 (giữ nguyên Điều 81), chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung như sau: “Người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam”.
Video đang HOT
Theo ANTD
Các trường vẫn né tuyển sinh riêng
Theo Luật Giáo dục Đại học, các trường được tự chủ tuyển sinh và Bộ GD-ĐT cũng khuyến khích các trường lập phương án thi riêng, thế nhưng các trường đều e ngại việc này.
Tại cuộc họp bàn về tuyển sinh 2013 của Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hồi giữa tháng 12-2012, lãnh đạo các trường ngoài công lập đều lên tiếng đề nghị cho phép được tự tổ chức tuyển sinh riêng để thu hút được thí sinh (TS).
Tất cả các trường đều có quyền
Trong hội nghị thi và tuyển sinh được Bộ GD-ĐT tổ chức sau đó, vấn đề tự chủ trong tuyển sinh tiếp tục được các trường đề cập. Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, nói năm 2013, Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) có hiệu lực, các trường có thêm nhiều quyền, nhất là quyền liên quan đến vấn đề tuyển sinh. Ông Sơn đề nghị Bộ GD-ĐT cần nhanh chóng triển khai kế hoạch đổi mới tuyển sinh vì kỳ thi "ba chung" và kế hoạch đổi mới tuyển sinh vào năm 2015 so với hiệu lực của Luật GDĐH không còn phù hợp nữa.
Trường ĐH FPT nhiều năm qua đã tổ chức tuyển sinh riêng
Trước phản ứng của các trường, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận theo Luật GDĐH, các trường ĐH, CĐ sẽ được tự chủ tuyển sinh. "Tôi xin thông báo công khai tất cả các trường có quyền làm việc này", Bộ trưởng Luận cho hay tại hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ 2013. Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "Các trường cứ lập phương án, nếu bảo đảm điều kiện chúng tôi sẽ phê duyệt để triển khai chứ không có chuyện tháo khoán, làm hỗn loạn công tác tuyển sinh. Ngay với các trường ngoài công lập, bộ cũng đã trao đổi với chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH ngoài công lập, trường nào đủ điều kiện bộ sẽ phê duyệt".
Được trao nhưng không nhận
Tuy nhiên, đến chiều 19/2, khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo các trường đều cho biết trường chưa có phương án tuyển sinh riêng. Đến nay vẫn chỉ có 10 trường thuộc khối văn hóa - nghệ thuật thí điểm tuyển sinh riêng. Với việc chỉ cần xét tuyển thay vì phải tổ chức thi môn văn, các trường khối nghệ thuật cho rằng Bộ GD-ĐT đã đi đúng chủ trương trao quyền đặc thù cho những cơ sở đào tạo đặc thù.
Ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông, Hà Nội, cho biết 6-7 năm nay, trường đã quay trở lại với việc tổ chức thi chung và trường hoàn toàn không chủ trương tự tổ chức thi tuyển sinh.
Ông Lê Văn Một, Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long, Hà Nội, cũng cho biết một số nội dung của "ba chung" không phù hợp với trường ngoài công lập nên các trường muốn tổ chức thi riêng, việc tự tổ chức thi ĐH không đơn giản như kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ, vì nó phụ thuộc vào cả một hệ thống phức tạp. "Việc ra đề thi tuyển sinh không phải dễ, trường có nhiều khối thi, trong khi nhân lực còn hạn chế thì việc làm đề sẽ như thế nào?"
Những trường lớn như ĐH Quốc gia, ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương... còn ngại phải ra đề nữa là các trường trung bình, trường tốp dưới" - ông Một phân tích. "Điều quan trọng nhất là TS thi vào những trường thi riêng nếu không trúng tuyển thì có được xét tuyển ở đâu không? Liệu có trường nào nhận những TS này không? Đó chính là nỗi lo thường trực của các trường trong việc quyết định có thi riêng hay không"- ông Một nói.
Không chỉ các trường ngoài công lập mà cả những trường công lập có nhiều thế mạnh như ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM cũng không tính đến việc tuyển sinh riêng trong năm nay, dù đã có phương án cho những năm tiếp theo. ĐH Quốc gia Hà Nội hiện đã xây dựng đề án tuyển sinh mới với phương án kiểm tra năng lực của TS. Với chung một "gói" câu hỏi, các khoa, các ngành đào tạo cần năng lực nào nhiều hơn sẽ tập trung chọn lựa những TS được điểm đánh giá cao về năng lực đó.
Trong khi đó, ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến TS thi 2 môn toán logic và tiếng Việt (gia tăng câu trắc nghiệm và chỉ kéo dài cao nhất 120 phút so với 180 phút như hiện nay). Tiếp theo đó, tùy theo khối thi, ngành thi mà TS chọn, các em sẽ dự thi thêm 1 môn đặc thù của khối, ngành. Tuy đề án đã xây dựng nhưng về thời điểm áp dụng, cả hai ĐH quốc gia cùng cho hay, sớm nhất phải đến năm 2015 mới có thể áp dụng.
Chỉ có 10 trường thuộc khối văn hóa - nghệ thuật tổ chức tuyển sinh riêng, còn lại chưa có trường nào muốn tuyển sinh riêng, kể cả những trường công lập tốp trên.
Theo Yến Anh (Người lao động)
"Tháo khoán" tự chủ tuyển sinh sẽ gây rối loạn cho xã hội "Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực, các trường sẽ tự chủ tuyển sinh. Tất cả các trường có quyền tổ chức tuyển sinh nhưng phải lập phương án để bộ phê duyệt, không làm kiểu "tháo khoán" với tất cả các trường" - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết. Tại hội nghị thi và tuyển sinh vừa qua,...