Cần bổ sung, làm rõ thêm nhiều vấn đề được cử tri và nhân dân quan tâm
Sáng 14-10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 49, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự thảo báo cáo: Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 10 của Quốc hội.
Tại phiên họp, các thành viên UBTVQH đề nghị tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ, toàn diện thêm các nội dung được nhân dân và cử tri quan tâm trong báo cáo.
Công tác phòng, chống dịch Covid-19 là nội dung được nhấn mạnh trong dự thảo báo cáo. Thông tin tại phiên họp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã tác động, gây rất nhiều khó khăn, thách thức đối với đất nước, cử tri và nhân dân đánh giá cao việc hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kịp thời ban hành nhiều kết luận, nghị quyết, chỉ thị và chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa quyết liệt phòng, chống dịch hiệu quả, vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, bảo đảm quốc phòng an ninh, công tác đối ngoại, phòng chống tham nhũng, lãng phí, củng cố niềm tin trong nhân dân.
Cử tri và nhân dân cũng đánh giá cao nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ, các ngành, các cấp đã chung sức, đồng lòng cùng doanh nghiệp và nhân dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 để duy trì sản xuất, kinh doanh và ổn định đời sống nhân dân. Quốc hội, Chính phủ đã triển khai có hiệu quả nhiều chính sách, giải pháp kích thích tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương, thặng dư thương mại đạt mức cao, lạm phát được kiểm soát.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: quochoi.vn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cử tri và nhân dân phản ánh việc triển khai Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện gói hô trơ 62.000 ty đông cho các nhóm đối tượng bị tác động của dịch bệnh Covid-19 thời gian qua còn chậm, ở một số nơi còn thiếu sót và trùng đối tượng thụ hưởng; chủ yếu thực hiện đầy đủ cho đối tượng chính sách, việc hỗ trợ cho các hô kinh doanh, doanh nghiêp, người bị tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động không có giao kết hợp đồng còn nhiều bất cập; nhiều doanh nghiêp, người dân chưa tiếp cận được gói hô trơ; còn tình trạng một số đối tượng nhập cảnh trái phép và tạo ra nguy cơ cao lây lan, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh…
Ngoài ra, bên cạnh những đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của ngành y tế trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, việc xây dựng và triển khai thực hiện đề án khám, chữa bệnh từ xa, chủ trương công khai giá trang, thiết bị y tế trên cổng thông tin của Bộ Y tế, cử tri và nhân dân còn bức xúc về các hành vi nâng giá thiết bị phục vụ phòng, chống dịch bệnh, lợi dụng chủ trương xã hội hóa để nâng khống giá thiết bị, vật tư y tế, nâng giá dịch vụ khám, chữa bệnh của một số cơ sở y tế công nhằm “trục lợi”. Việc liên doanh, liên kết xã hội hóa tại các bệnh viện công chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ, còn nhiều “lỗ hổng”, dẫn đến việc câu kết, lợi dụng trong mua sắm, lắp đặt trang thiết bị y tế khi thực hiện đề án xã hội hóa phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Video đang HOT
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên của UBTVQH cơ bản tán thành với nội dung của báo cáo, cho rằng báo cáo đã tổng hợp cơ bản đầy đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri, đưa ra những nhận định, đánh giá, đề xuất cụ thể. Các nội dung tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân là hợp lý, xác thực; đây đều là những vấn đề lớn của xã hội, được nhân dân và cử tri cả nước quan tâm.
Để bảo đảm đầy đủ, toàn diện, các thành viên UBTVQH đề nghị tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ, toàn diện thêm các nội dung được nhân dân và cử tri quan tâm. Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, dự thảo báo cáo thiếu một mảng quan trọng, đó là lĩnh vực văn hóa. Nhấn mạnh đây là vấn đề rất quan trọng, Phó chủ tịch Quốc hội cho biết, thời gian qua, nhiều cử tri và người dân băn khoăn khi văn hóa tuy có nhiều mặt tích cực song vẫn tồn tại không ít hạn chế, nhất là trong phim ảnh, mạng xã hội, trong hành xử, đạo đức, lối sống…, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận của trẻ em. Do đó, báo cáo cần bổ sung thêm về lĩnh vực văn hóa, đề cao và thông tin nhiều hơn về cái đẹp.
Còn Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì nhấn mạnh đến thông tin trên mạng xã hội. Tổng Thư ký Quốc hội dẫn lại phản ánh của cử tri rằng mạng xã hội hiện nay đang tràn lan thông tin, trong đó có nhiều thông tin được đưa không đúng sự thật, lẫn lộn với thông tin chính thống. Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị cần có giải pháp tích cực để hạn chế tiêu cực trên mạng xã hội.
Đồng tình với đánh giá về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong dự thảo báo cáo song Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, cần nhấn mạnh hơn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong khó khăn, nhất là kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đến nay.
Ngoài ra, nhiều vấn đề khác được các thành viên UBTVQH đề nghị bổ sung, làm rõ thêm trong báo cáo, như vấn đề: Đối tượng được hỗ trợ trong dịch bệnh chống Covid-19; vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp; lực lượng làm công tác an ninh, trật tự ở nông thôn; vấn đề quản lý thông tin trên mạng xã hội; vai trò của đội ngũ trên tuyến đầu phòng, chống dịch; việc bảo hộ công dân, tổ chức đưa công dân về nước trong đại dịch.
Cùng với đó, các thành viên UBTVQH cũng đề nghị cần nhấn mạnh tổng quát thêm nội dung về vấn đề niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong bối cảnh hiện nay… Bên cạnh đó, cần đánh giá kỹ về lĩnh vực giáo dục, trong đó nổi lên vấn đề sách giáo khoa trong thời gian gần đây…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc cử tri sáng nay 14-10 đã nêu một số vấn đề xử lý còn chậm chạp ở Hà Nội như ô nhiễm sông Tô Lịch, bãi rác Nam Sơn hay xử lý vi phạm tại công trình 8B Lê Trực.
Ngày 14-10, thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã tiếp xúc cử tri 3 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và Tây Hồ.
Tại hội nghị, các cử tri đánh giá cao quá trình chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Bên cạnh đó, các vấn đề về phòng, chống tham nhũng cũng được các cử tri nêu ra tại buổi tiếp xúc. Các cử tri nhấn mạnh, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, không có vùng cấm.
Cử tri Phạm Văn Tá (quận Tây Hồ) nêu các bất cập về ô nhiễm môi trường sông, hồ; vấn đề ùn ứ rác thải trong nội thành khi bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) vấp phải sự phản ứng của người dân địa phương. Cử tri mong muốn TP sớm có các giải pháp để xử lý triệt để những tồn tại này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri ngày 14-10
Ngoài ra, vấn đề về xây dựng, khai thác và tận dụng tiềm năng của sông Hồng, vùng ven sông Hồng để phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cũng được cử tri đặc biệt quan tâm và gửi kiến nghị đến Đoàn Đại biểu Quốc hội. Cử tri 3 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ cũng dành sự quan tâm đến vấn đề nhân sự cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Đại diện UBND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Chu Ngoc Anh đã phát biểu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của các cử tri. Theo ông Chu Ngọc Anh, các vấn đề cử tri nêu đều rất sát sườn với TP Hà Nội, gắn với nhiều vấn đề lớn của Thủ đô.
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội nhấn mạnh sẽ ghi nhận đầy đủ các vấn đề để đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Người đứng đầu UBND TP cũng đã báo cáo với cử tri về kết quả Đại hội Đảng bộ TP vừa tổ chức thành công, trong đó công tác nhân sự đã đặc biệt được chú trọng, trẻ hóa cán bộ, đảm bảo tính kế thừa.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các cử tri, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cử tri đã phản ánh nhiều nội dung mới, ngắn gọn, súc tích, chân thành và rất trách nhiệm để xây dựng Thủ đô, xây dựng đất nước. "Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của các cử tri" - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định.
Nhắc lại truyền thống anh hùng, bề dày lịch sử của Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội phải cố gắng, nỗ lực để xứng đáng với vị thế đó. "Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, đối ngoại của cả nước. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An, không có TP nào có lịch sử ngàn năm văn hiến như Hà Nội"- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý Hà Nội phải là tiêu biểu cho cả nước, để các địa phương khác học tập, để thế giới trông vào. Để thực hiện được điều này, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô là rất lớn.
Trước trách nhiệm nặng nề đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng phải thông cảm, chia sẻ với Hà Nội. Bởi làm công tác quản lý tại Hà Nội rất khó, đặc biệt là các vấn đề về đô thị, dân cư. Nhắc đến sông Tô Lịch, Tổng Bí thư đánh giá sau nhiều năm vẫn đen ngòm, bãi rác Nam Sơn vẫn còn bất cập, một số công việc giải quyết còn chậm chạp.
Đi sâu vào một số công việc ở Hà Nội xử lý còn chậm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng do còn có nhiều ý kiến khác nhau, khó thống nhất, kết luận nên việc giải quyết gặp khó. Chính vì vậy, phải chia sẻ với Hà Nội những vấn đề này. "Số 8B Lê Trực để cho xây quá tầng, nói phạt đi nhưng mãi chẳng phạt được. Rồi công tác giải phóng mặt bằng, ông nào cũng cậy quyền cậy thế" - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.
Với những vấn đề vừa nêu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng làm cán bộ Hà Nội phải có bản lĩnh, trí tuệ, phương pháp và đặc biệt là đoàn kết, huy động được sức dân, dân đoàn kết ủng hộ thì mới làm được. Nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đề nghị Hà Nội cần cố gắng hơn nữa, đặc biệt trong công tác quy hoạch, quản lý đô thị, các vấn đề được người dân quan tâm như xử lý sông Tô Lịch; vấn đề quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị; cải tạo, khai thác tiềm năng ven sông Hồng...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội phải làm tròn trách nhiệm của mình, góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô cũng như cả nước.
Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh phải có nền, và đó chính là nhân dân, là cử tri. Tổng Bí thư mong muốn nhân dân Thủ đô cùng góp sức để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP vừa đề ra.
"Tôi nhấn mạnh, đã nói là phải làm, đã đề ra là phải thực hiện và thực hiện một cách tốt đẹp để xứng đáng là Thủ đô của cả nước, là bộ mặt của quốc gia, là trung tâm đầu não kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đối ngoại. Nhất là nội bộ chúng ta phải đoàn kết thật tốt, tất cả là một khối" - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Quyết tâm, đoàn kết xây dựng Đồng Nai phát triển toàn diện Sáng nay 14-10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 bước vào phiên làm việc trù bị, mở đầu sự kiện chính trị quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà. Nhiều tuyến đường của TP.Biên Hòa đã được trang trí pa-nô, băng-rôn chào mừng Đại hội đại biểu Đảng...