Cán bộ Sở Y tế TP HCM chỉ nơi mua khẩu trang
ThS-DS Lê Ngọc Danh, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế TP HCM hướng dẫn người dân về khẩu trang loại nào phòng bệnh Covid-19 và những địa chỉ uy tín để mua.
Với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nguy hiểm và lây nhiễm nhanh, Bộ Y tế đã ra thông điệp “mỗi người dân là một chiến sĩ trong phòng chống dịch bệnh”, phải có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: hạn chế đi lại, tránh tụ tập đông người, thường xuyên rửa tay, ăn uống đủ dinh dưỡng và khi đến nơi công cộng cần phải mang khẩu trang.
Vậy sử dụng loại khẩu trang nào để phòng chống dịch bệnh và mua ở đâu, đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Sử dụng loại khẩu trang nào để phòng chống dịch bệnh?
Hiện nay có 2 loại cơ bản sau: Khẩu trang y tế thông thường và khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn.
Video đang HOT
Người dân ra đường hay đến những nơi công cộng, đông người cần mang khẩu trang
- Khẩu trang y tế thông thường: Là loại khẩu trang được sản xuất theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8389-1:2010 với cấu trúc gồm các lớp vải: có thể có từ 2 đến 4 lớp vải không dệt, dạng phẳng, có gấp nếp; lớp vi lọc; thanh nẹp mũi; dây đeo. Khẩu trang y tế thông thường có 2 mặt. Mặt ngoài thường có màu (xanh, hồng, vàng, tím,…), không thấm nước. Mặt trong thường là màu trắng, có khả năng hút ẩm. Hai mặt có màu khác nhau giúp người sử dụng dễ dàng phân biệt và đeo khẩu trang đúng cách.
Phần quan trọng nhất của khẩu trang y tế thông thường chính là lớp vi lọc. Lớp vi lọc thấu khí nhưng không thấm nước. Lớp này có chức năng lọc bụi, vi khuẩn… Hiện nay do tình trạng khan hiếm của lớp vi lọc nên Bộ Y tế cho phép thay thế lớp vi lọc bằng lớp vải không dệt 3 lớp SMS (Spunbond Meltblown Spunbond Nonwovens).
-Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn: Là loại khẩu trang sản xuất theo kỹ thuật được ban hành kèm theo Quyết định số 870/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế. Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn có tối thiểu 3 lớp: lớp ngoài cùng là lớp có tính kháng nước, kháng giọt bắn đường hô hấp hoặc kết hợp kháng khuẩn; các lớp còn lại là lớp lọc, kháng khuẩn (lớp kháng khuẩn là vải kháng khuẩn, nano bạc, than hoạt tính hoặc tương đương); dây đeo.
- Mua khẩu trang ở đâu? Đối với khẩu trang y tế, hiện nay khan hiếm do thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu hạn chế trong khi nhu cầu rất lớn. Do đó, loại khẩu trang này ưu tiên dùng cho nhân viên y tế, những người trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh. (Để biết loại khẩu trang y tế do các cơ sở sản xuất được cấp phép lưu hành, cần tra cứu tại địa chỉ https://dmec.moh.gov.vn Kết quả dịch vụ công Tìm kiếm nâng cao).
Đối với khẩu trang vải: từ khi có dịch bệnh, các doanh nghiệp dệt may đã sản xuất các loại khẩu trang vải kháng khuẩn 2 lớp. Các loại khẩu trang này hiện đang bán đầy đủ tại hệ thống siêu thị Coop (Coop Mart, Coop Food, Coop Xtra, Coop Smile) và một số hệ thống siêu thị khác.
Tuy nhiên, từ ngày 12/3/2020, khi Bộ Y tế ban hành Quyết định số 870/QĐ-BYT hướng dẫn kỹ thuật tạm thời cho khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn, các doanh nghiệp dệt may đã sản xuất khẩu trang vải theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 870/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Hệ thống siêu thị Coop đã nhập loại khẩu trang này từ 3 doanh nghiệp sản xuất là Công ty TNHH Một thành viên Dệt kim Đông Xuân, Công ty TNHH Hàn Việt và Công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định để cung ứng cho người dân.
Người dân khi ra đường nên mang loại khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn. Các loại khẩu trang này hoàn toàn đáp ứng cho việc phòng ngừa dịch bệnh và có thể thay thế cho loại khẩu trang y tế thông thường.
Nguyễn Thạnh
Người cách ly COVID-19 phải có hồ sơ cá nhân
Chiều 17-2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM tổ chức giao ban trực tuyến công tác phòng, chống dịch COVID-19 với 24 trung tâm y tế quận, huyện.
Đại diện Trung tâm Y tế quận 3 cho biết khu vực cách ly tập trung của quận có 100 giường bệnh. Hiện số người cách ly tại đây được chăm sóc sức khỏe và thăm hỏi hằng ngày nên vui vẻ hợp tác. Quận cũng đảm bảo mỗi ngày người cách ly đủ ba bữa ăn.
"Để phòng ngừa lây nhiễm chéo giữa những người cách ly, y tế quận bố trí mỗi người một phòng riêng. Trong trường hợp đi theo nhóm thì bố trí chung phòng" - vị đại diện nói.
Đại diện Trung tâm Y tế quận 3 còn cho biết khu vực cách ly tập trung bố trí một bàn để cơm, nước uống, khẩu trang... do thân nhân người cách ly gửi vô.
Khu vực cách ly tập trung phòng COVID-19 của quận 11, TP.HCM. Ảnh: HỒNG HẠNH
"Nhân viên y tế không trực tiếp mang những món đồ trên tới người cách ly mà điện thoại cho người cách ly ra nhận. Mục đích của việc làm này nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giữa những người cách ly với nhân viên y tế" - vị đại diện nói.
Bác sĩ (BS) Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cho biết những người cách ly tập trung hoặc tại nhà mặc dù chưa có bệnh nhưng khả năng họ có thể đã bị lây nhiễm COVID-19.
"Do vậy, phòng ngừa lây nhiễm chéo giữa những người cách ly tập trung là điều cần thiết. Vì thế nên chia nhỏ phòng trong khu vực cách ly để mỗi người ở riêng là điều nên làm. Đối với những người đi cùng nhóm hoặc chung gia đình thì có thể ở chung phòng" - BS Dũng cho biết thêm.
Theo BS Dũng, cần thực hiện các quy định để tránh lây nhiễm chéo giữa người cách ly và nhân viên y tế. "Nên bố trí bàn nhỏ để thức ăn, thức uống cho người cách ly. Sau đó lau chùi, khử khuẩn sạch sẽ" - BS Dũng nói.
BS Dũng còn cho biết người cách ly tập trung hoặc tại nhà phải có hồ sơ theo dõi. Hồ sơ cá nhân người cách ly tập trung do chủ tịch UBND quận, huyện ký. Hồ sơ cá nhân cách ly tại nhà gồm thông báo cách ly do chủ tịch UBND phường, xã ký kèm cam kết.
"Nếu người cách ly tại nhà thực hiện không đúng cam kết thì UBND địa phương ra quyết định cưỡng chế để đưa vào cách ly tập trung" - BS Dũng nói thêm.
TRẦN NGỌC
Theo PLO
Từ ca Covid-19 tử vong ở Đài Loan, lời khuyên quan trọng cho tài xế và hành khách Người tử vong do Covid-19 ở Đài Loan ngày 16-2 là một tài xế taxi, làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ nhiễm nCoV trong không gian kín của các phương tiện công cộng. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm- thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, một thứ mang lại nguy cơ cao trên các phương tiện...