Cần “Bộ quy tắc ứng xử trên MXH” để ngăn chặn thông tin xấu, độc?
“Thời gian qua Bộ TTTT đã tập trung xây dựng, chủ động phối hợp với nhiều cơ quan tổ chức có nhiều giải pháp loại bỏ thông tin xấu, độc trên mạng xã hội (MXH) nhưng không thể loại trừ mặt trái, chỉ có thể hạn chế mặt trái của MXH. Vì vậy cần bộ quy tắc “mềm” để ứng xử mang tính pháp lý chính thức của nhà nước là rất cần thiết”, Thứ trưởng Bộ TTTT nhấn mạnh.
Cần quy tắc “mềm” xử lý tin xấu
Phát biểu tại hội thảo góp ý kiến xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử trên MXH cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường lành mạnh, an toàn tại Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ TTTT Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, MXH đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, trên mạng MXH đã xuất hiện những thông tin nói xấu, độc hại như các phát ngôn nói xấu, phỉ báng, thông tin sai trái có tính chất chính trị, nạn tin giả trên MXH cũng rất phổ biến; tình trạng quảng cáo tràn lan, sai sự thật trên MXH; hành vi cung cấp thông tin không phù hợp về chuẩn mực đạo đức… gây ảnh hưởng đến các tổ chức, cá nhân.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: T.A
“Thời gian qua Bộ TTTT đã tập trung xây dựng, chủ động phối hợp với nhiều cơ quan tổ chức có nhiều giải pháp loại bỏ thông tin xấu, độc trên MXH nhưng không thể loại trừ mặt trái, chỉ có thể hạn chế mặt trái của MXH. Vì vậy có khuôn khổ, thể chế “mềm”, cần bộ quy tắc “mềm” để ứng xử mang tính pháp lý chính thức của nhà nước là rất cần thiết. Mục tiêu của bộ quy tắc ứng xử là thúc đẩy tác động tích cực của mạng xã hội, hạn chế tối đa tác động tiêu cực, ngăn ngừa có hiệu quả mặt trái, lan truyền thông tin xấu độc trên mạng”, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo nói.
Báo cáo về kết quả nghiên cứu Bộ quy tắc, ông Đỗ Quý Vũ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) cho biết, quy tắc ứng xử trên MXH được phân chia cho các đối tượng cụ thể.
Theo đó, đối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội, cần ban hành và công khai các biện pháp phát hiện, thông báo và phối hợp với các cơ quan hữu quan để xử lý, ngăn chặn và đấu tranh loại bỏ các nội dung thông tin xấu độc, các tin đồn gây ảnh hưởng tiêu cực. Tôn trọng quyền được bảo vệ thông tin của người sử dụng, không cung cấp thông tin của người sử dụng cho bên thứ ba khi chưa được sự cho phép của chủ thể thông tin. Đồng thời, phải ban hành các biện pháp và công khai biện pháp ngăn ngừa hiện tượng nghiện sử dụng MXH, có biện pháp ngăn ngừa trẻ em, trẻ vị thành niên tiếp cận các nội dung về bạo lực, nội dung dành cho người trưởng thành và các nội dung không phù hợp khác…
Thứ trưởng Bộ TTTT Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại hội thảo (Ảnh: T.A)
Đối với người sử dụng MXH, phải công khai danh tính, đầu mối liên lạc của cá nhân có trách nhiệm phát ngôn trên MXH của tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện quản trị, đăng tải nội dung thông tin lên mạng xã hội. Đăng kí với nhà cung cấp dịch vụ để xác định thương hiệu, tên hiệu và địa chỉ trang MXH (dấu tích xanh).
Video đang HOT
Theo thống kê, hiện nay số người có tài khoản Facebook ở nước ta khoảng 60 triệu, có khoảng 100 triệu người sử dụng Zalo. Đây là 2 MXH có tỷ lệ người dùng lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, còn có các mạng khác có nhiều người sử dụng như YouTube, Instagram, Twiter, Viber,…
Phải công khai sự xuất hiện trên mạng xã hội bằng cách sử dụng họ tên và hình ảnh thật của cá nhân, công khai cơ quan công tác; Ứng xử trên MXH văn hóa, không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính…
Đặc biệt, Bộ Quy tắc cũng yêu cầu người sử dụng không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi ứng xử trên MXH; Ứng xử thuận chiều với thông tin xấu, độc, tin đồn, ảnh hưởng tiêu cực; Ứng xử trên mạng xã hội trái với chuẩn mực đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp; Cung cấp thông tin nội bộ liên quan đến các cá nhân, tổ chức mà do vị trí công tác của mình có được khi chưa được ủy quyền được ủy quyền bởi cơ quan có thẩm quyền.
Ngăn chặn thông tin xấu, độc hại trên MXH là cần thiết
Khảo sát của chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS) cho thấy, các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam thể hiện tập trung: nói xấu, phỉ báng (61,7%); vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%); kỳ thị dân tộc (37,01%); kỳ thị giới tính (29,03%); kỳ thị khuyết tật (21,76%); kỳ thị tôn giáo (15,09%)…
Nguyên nhân là do nhận thức của người sử dụng cho rằng MXH là môi trường ảo nên nên có hể tự do phát ngôn mà không phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, việc theo dõi, xử lý các thông tin vi phạm còn gặp khó khăn do có sự khác biệt về môi trường pháp lý đối với các nền tảng MXH nước ngoài cung cấp cho Việt Nam.
PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng Khoa Phát thanh – Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) phát biểu tham luận tại hội thảo. Ảnh: Thành An
Phát biểu tham luận tại Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang – Trưởng Khoa Phát thanh – Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết, trong nhiều trường hợp, MXH đang chiếm ưu thế so với các phương tiện truyền thông. “Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp MXH có tác động rất lớn trong việc tạo dựng, định hướng và dẫn dắt dư luận xã hội, đặc biệt tại một số thời điểm nhạy cảm trong một số vụ việc mất an ninh trật tự”, PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang cho hay.
Bên cạnh đó, theo PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang, một thực tế nhận thấy, trên các MXH đang tồn tại rất nhiều những nội dung cuồng tín, phản động, tội phạm,… sử dụng MXH để phục vụ cho mục đích xấu, có thể là bôi xấu hình ảnh của cá nhân, tổ chức nào đó hoặc lợi dụng để can thiệp công việc nội bộ các nước khác.
“Việc cần thiết phải ban hành Bộ quy tắc trên là điều không cần phải bàn cãi, tuy nhiên làm thế nào để Bộ quy tắc đi vào cuộc sống, để không bị lãng quên như không ít bộ quy tắc khác là điều cần bàn tới”, PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang nhấn mạnh.
Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT), tại Việt Nam, Bộ TTTT đã cấp giấy phép hoạt động cho 436 mạng xã hội, như: Facebook, Youtube, FB Mesenger, Zalo, Google , Mocha… Đây cũng là những mạng có số lượng người sử dụng đông nhất.
Theo báo cáo năm 2018 của We are Social, Facebook hiện có khoảng 55 triệu thành viên, chiếm 57% dân số. Việt Nam xếp thứ 7/10 quốc gia có số người sử dụng Facebook nhiều nhất thế giới.
Về cơ cấu người sử dụng MXH Việt Nam, nhóm tuổi đông nhất sử dụng mạng xã hội như Facebook hiện nay đang là nhóm 25-34 tuổi (tăng 20%); Xu hướng video live-stream đang là một xu hướng nổi bật nhất hiện nay của người dùng mạng xã hội.
Theo Danviet
Thực hiện 2 Quy tắc ứng xử: Nắn chỉnh hành vi lệch chuẩn văn hóa
Không thiếu những bài học liên quan đến ứng xử của cán bộ - những "công bộc" của Nhân dân đã xảy ra. Chính vì vậy, khi QTƯX càng là tấm gương để người dân soi cán bộ và cán bộ soi mình. Văn hóa ứng xử của những người được coi là công bộc của dân đã đổi khác từ việc thực hiện QTƯX.
Cán bộ phường Văn Miếu (Đống Đa) hướng dẫn người dân kê khai thủ tục xin cấp giấy khai sinh qua hệ thống quản lý hồ sơ điện tử. Ảnh: Linh Anh
Đẹp, thân thiện từ bộ phận một cửa
Chúng tôi trở lại phường Văn Miếu (quận Đống Đa) sau một năm xảy ra sự việc cấp giấy chứng tử chậm. Tháng 7/2018, đang vào "mùa cao điểm" của hồ sơ xin cấp giấy khai sinh nhưng cán bộ tiếp nhận hồ sơ Nguyễn Thị Thu Hà vừa tập trung cao độ cho công việc vừa vui vẻ hướng dẫn người dân hoàn thành các thủ tục kê khai. Chỉ 2 ngày sau khi nộp hồ sơ, anh Nguyễn Tiến Quân đã nhận được giấy khai sinh cho con trai mình là Nguyễn Tiến Minh Khôi (trong khi theo quy định thời gian trả hồ sơ khai sinh từ 5 - 10 ngày).
Chưa kể, hiện nay bên cạnh cấp giấy khai sinh, phường Văn Miếu cũng thực hiện quy định hoàn thành các thủ tục cấp thẻ bảo hiểm, nhập khẩu cho các công dân mới sinh tại phường. "Sau khi nhận hồ sơ của người dân, cán bộ phường có trách nhiệm kết nối với công an quận, bảo hiểm xã hội quận... để hoàn thành thủ tục nhập khẩu và giấy chứng nhận bảo hiểm xã hội và giấy khai sinh cho một cháu bé" - Phó Chủ tịch UBND phường Văn Miếu Nguyễn Thị Thúy Hà cho biết.
Theo bà Thúy Hà, việc chậm trả giấy chứng tử năm 2017 là một bài học sâu sắc với cán bộ phường. Sau vụ việc Phó Chủ tịch phường, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đã đến nhà dân để xin lỗi nhưng sự việc đó vẫn làm cán bộ phường áy náy đến tận bây giờ. "Hiện nay chúng tôi quán triệt tinh thần với cán bộ phường, việc hiếu là việc của gia đình nên phải hết sức tạo điều kiện cho người dân. Nếu người dân chưa hoàn thành một số thủ tục thì cán bộ làm khai tử, sau đó phải chủ động kiểm tra thông tin bằng cách gọi điện cho cán bộ cơ sở, giảm thiểu việc đi lại nhiều lần của người dân" - Phó Chủ tịch UBND phường Văn Miếu Nguyễn Thị Thúy Hà chia sẻ.
Không thuộc khu vực khách nước ngoài hay lui đến, nhưng phường Đức Giang (quận Long Biên) xây dựng cung cách lối sống và môi trường thân thiện từ trên các con phố cho đến phòng làm việc của hệ thống chính quyền, đoàn thể. Bộ phận một cửa thân thiện với cây si nhỏ xinh đặt ngay lối cửa vào, bình hoa tươi thơm nhẹ mỗi ngày khiến áp lực của hệ thống giấy tờ, sổ sách chồng dài theo thời gian có phần giảm nhẹ.
Bác Minh Phúc (tổ dân phố 24, phường Đức Giang) vui vẻ nhận tập giấy tờ gửi công chứng sau một giờ nộp hồ sơ. Hai cán bộ ở bộ phận một cửa phường Đức Giang lúc nào cũng niềm nở nụ cười đón tiếp người dân.
Hiện nay, ở phường Văn Miếu (Đống Đa), các thủ tục cấp giấy chứng tử, sao kê công chứng... đều được giải quyết nhanh gọn trong ngày
Không nhẹ tay với những vi phạm
Sau một năm thực hiện QTƯX, có rất nhiều vụ việc vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đã được kịp thời xử lý như việc giáng chức Hiệu trưởng trường THCS Phú Đô do không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, vi phạm các nguyên tắc trong quản lý viên chức, quản lý tài chính, tài sản công; Cảnh cáo đối với một giáo viên tiểu học Mễ Trì, do không tuân thủ nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và QTƯX khi thực hiện hoạt động nhà giáo; kiểm điểm trước tập thể Đảng ủy, UBND xã Ba Vì đối với Chủ tịch UBND xã Ba Vì do vi phạm kỷ cương hành chính, mời dự đám cưới của người thân trong giờ làm việc...
"Các hạn chế này là do công tác tuyên truyền QTƯX chưa thường xuyên, liên tục, vẫn mang tính phong trào" - báo cáo phiên giải trình về việc thực hiện "QTƯX của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP và QTƯX nơi công cộng và công tác tổ chức, quản lý lễ hội" tại Kỳ họp HĐND TP hồi tháng 3/2018 do Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung ký, khẳng định.
Để những vi phạm QTƯX không tái diễn, đặc biệt cần sự gương mẫu thực hiện của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan TP, Hà Nội đã đưa ra giải pháp chấn chỉnh hành vi thông qua việc triển khai thực hiện chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm QTƯX. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU Nguyễn Thị Bích Ngọc đã giao Sở Nội vụ xây dựng chế tài xử phạt cán bộ, công chức, viên chức vi phạm QTƯX và tổ chức thực hiện thí điểm.
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cho biết: Sở đã gấp rút nghiên cứu, xây dựng bộ chế tài xử lý vi phạm, bao gồm hình thức phạt tiền, nêu tên trên các kênh thông tin đại chúng, thông báo về cơ quan, đơn vị... với từng lỗi vi phạm. Dự thảo Bộ chế tài tình huống 146 điều xử phạt công chức, viên chức, người lao động vi phạm đã được Sở Nội vụ hoàn thành, đang trình UBND TP xem xét ban hành.
Ban Chỉ đạo Chương trình 04 đã xây dựng Kế hoạch số 10/KH-BCĐ và Kế hoạch số 11/KH-BCĐ để triển khai 2 QTƯX giai đoạn 2018 - 2020 với các nhiệm vụ cụ thể như: Niêm yết công khai QTƯX tại nơi dễ nhìn thấy của cơ quan; phát nội dung QTƯX để cán bộ đặt tại bàn làm việc, hàng tháng có sinh hoạt chyên môn về kết quả thực hiện QTƯX; lồng ghép, đưa nội dung QTƯX vào chương trình ngoại khóa ở các cấp học; phổ biến qua hệ thống loa truyền thanh tại các điểm nút giao thông, trên bảng, biển tại nhà ga, bến tàu, xe buýt; tổ chức hội thi tìm hiểu QTƯX từ TP đến cơ sở; bổ sung tiêu chí thực hiện QTƯX vào việc bình xét các danh hiệu văn hóa...
(Còn nữa)
Theo sggp
"Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội phải ngắn gọn rõ" Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại Tọa đàm "Xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vì một môi trường mạng lành mạnh tại Việt Nam" diễn ra sáng 18.5 ở Hà Nội. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có tọa đàm góp ý xây dựng dự thảo Bộ Quy tắc...