Cán bộ phường nhảy hồ tự vẫn
Sau gần 4 giờ đồng hồ tích cực tìm kiếm, lực lượng công an quận Đống Đa và gia đình đã vớt được xác anh Đoàn Văn Dự, SN 1982, ở phường Thổ Quan, quận Đống Đa, dưới Hồ Giám.
Theomột số người dân cho biết, khoảng 6h30 sáng nay, họ phát hiện ở mép Hồ Giám, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội có một chiếc túi du lịch màu đen, bên trong có quần áo và 1 tờ giấy ghi mấy dòng chữ với nội dung: “Tôi không muốn sống nữa… Ai nhặt được chiếc túi này, xin nhắn lại cho gia đình tôi. Tôi xin cảm ơn”.
Người dân xúm quanh xác anh Dự vừa được vớt lên ở Hồ Giám
Thông tin vụ việc đã được nhân dân báo cho CAQ Đống Đa. Qua kiểm tra chiếc túi, lực lượng CSHS – CAQ Đống Đa phát hiện bên trong còn một số giấy tờ liên quan đến người có tên là Đoàn Văn Dự. Cơ quan công an đã phối hợp với người nhà anh Dự thuê thợ lặn xuống Hồ Giám tìm kiếm người mất tích. Đến 10h30 cùng ngày mọi người đã mò vớt được xác anh Dự đưa lên mặt hồ.
Video đang HOT
Nơi tìm thấy thi thể anh Dự ở Hồ Giám
Anh Dự hiện công tác tại UBND phường Thổ Quan. Cái chết của anh Dự đang được cơ quan CSĐT – CAQ Đống Đa làm rõ.
Theo ANTD
Hé lộ biểu tượng của Thủ đô
Hồ Gươm, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám hay cột cờ Hà Nội sẽ là biểu tượng của Thủ đô?
Trong con mắt nhiều người dân biểu tượng của Hà Nội có thể là Hồ Gươm, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, cột cờ Hà Nội. Còn theo Luật Thủ đô, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào 21/11, thì Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của Hà Nội.
Khuê Văn Các sẽ là biểu tượng của Thủ đô?
Theo giải trình của Chính phủ về Luật Thủ đô, biểu tượng của Thủ đô là hình tượng đặc trưng gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa của Hà Nội và cả dân tộc Việt Nam.
Nó thể hiện nguyện vọng, niềm tự hào của người dân Thủ đô và nhân dân cả nước về một thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại của nước Việt Nam.
Trong quá trình soạn thảo dự án luật này, đa số ý kiến đề nghị nên chọn hình ảnh Khuê Văn Các, biểu tượng truyền thống hiếu học của người dân Thủ đô và cả nước. Chẳng hạn, Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) cho rằng: Văn Miếu - Quốc Tử Giám với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo ra hàng nghìn nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Khuê Văn Các có ý nghĩa là nơi tập trung của mọi tinh hoa giữa đất và trời, có ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hóa nho học của Việt Nam.
Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình nhưng cũng không ít người băn khoăn và cho rằng cần lấy ý kiến nhân dân.
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) chia sẻ: Nhiều người dân trong nước và quốc tế đã biết đến các địa chỉ, hiện vật và biểu tượng cho Hà Nội như Hồ Gươm, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, cột cờ Hà Nội, Cổ Loa, Hồ Tây. Do vậy, lựa chọn hình ảnh Khuê Văn Các là biểu tượng của Hà Nội cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Còn đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nhận xét, ban soạn thảo cần làm rõ tiêu chí nào về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật để lựa chọn Khuê Văn Các là biểu hiện của Thủ đô Hà Nội. Ông Vinh cũng đề nghị cần trưng cầu ý kiến của nhân dân và các nhà khoa học, các nhà văn hóa trên cả nước về biểu tượng của Thủ đô thông qua những tiêu chí cụ thể.
Theo 24h
Quà tặng cao cấp của du lịch Việt Nam Mẫu thiết kế "Hà Nội-Văn Miếu" của tác giả Nguyễn Thủy Liên đã được lựa chọn trở thành mẫu quà tặng cao cấp của ngành du lịch Việt Nam quảng bá hình ảnh đất nước tới bạn bè quốc tế. Mẫu thiết kế quà tặng cao cấp "Hà Nội-Văn Miếu" - tác giả Nguyễn Thủy Liên Mẫu thiết kế này đã xuất sắc...