Cán bộ ngân hàng vỡ nợ 47 tỷ khai cho bạn thân mượn tiền
Chiều 4/4, PV Dân trí đã tiếp cận được bà Trần Thị Liễu (33 tuổi), cán bộ tín dụng ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum – người gây xôn xao dư luận vì vừa tuyên bố vỡ nợ 47 tỷ đồng.
Theo lời bà Liễu, toàn bộ số tiền đến thời điểm hiện tại, cả gốc lẫn lãi, mà bà đang nợ là 45,6 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này bà Liễu đều cho hai người bạn thân của mình mượn là ông Lê Đình T. – Giám đốc Công ty CP Xây dựng Minh Đức (đóng tại TP Kon Tum) và vợ là Nguyễn Thị Minh N. – cán bộ phòng kê khai và kế toán thuế của Cục thuế tỉnh Kon Tum. Bà Liễu cho biết: “N. là bạn thân của tôi khi còn học cấp II tại tỉnh Gia Lai, còn T. là bạn thân lúc học cấp III tại TP Kon Tum”.
Cũng theo lời bà Liễu, hai vợ chồng T. – N. làm xây dựng và mua bán cây keo, gỗ mỹ nghệ, nên từ năm 2009 bà Liễu đã vay mượn tiền của người khác cho bạn làm ăn.
Giấy vay nợ giữa bà Liễu và vợ chồng N. – T.
Bà Liễu cho biết thêm: “Đến khoảng cuối tháng 1/2013, thấy vợ chồng T. hứa trả nhưng cứ lần lữa nên tôi cũng phải nói dối những người mình vay tiền bằng cách này cách khác. Cách đây 10 ngày, bí quá tôi phải dẫn những người mình vay như bà Thu Ba, bà Yến… lên trực tiếp gặp vợ chồng T. – N. để gán nợ trực tiếp. Sau đó vì sức ép quá lớn từ những người cho vay nên tôi tuyên bố vỡ nợ”.
Video đang HOT
Bà Liễu nói thêm, những năm trước đây, hai vợ chồng T. – N. thường trả nợ đúng hạn. “Vì thế tôi đã nhiều lần nói dối với người cho vay là dùng tiền để đáo hạn ngân hàng hay làm việc riêng của tôi. Tôi biết tôi có lỗi trong việc này và đã khai báo thành khẩn với công an”, bà Liễu nói.
Khoảng 10 ngày nay, bà Liễu liên tục gọi điện thoại cho vợ chồng N. – T. nhưng không liên lạc được. Ngôi nhà trên đường Tố Hữu, TP Kon Tum được cho là của vợ chồng ông T. đóng cửa im ỉm. Những người hàng xóm ở đây cho biết ngôi nhà đã đóng cửa khoảng 10 ngày nay.
Bà N. là cán bộ phòng kê khai và kế toán thuế – Cục thuế Kon Tum. Được biết bà N. đang trong thời gian nghỉ phép (25/3-10/4).
Theo Dantri
Người khát, lúa chết
Mặc dù đã có những trận mưa nhỏ rải rác nhưng đến thời điểm hiện tại, người dân Kon Tum vẫn khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt và nước tưới phục vụ sản xuất.
Toàn tỉnh Kon Tum có khoảng 12 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung bị hạn, trong đó có 7 công trình thiếu nước và 5 công trình có khả năng thiếu nước. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng kéo dài; một số công trình bị xuống cấp, hư hỏng nặng.
Lòng hồ thủy lợi Tân Điền có nhiệm vụ trữ nước cho hơn 90 ha lúa, sau một vài trận mưa nhỏ đã có nước nhưng không đáng kể
Bên cạnh đó, số giếng đào bị cạn kiệt nguồn nước. Chỉ tính riêng trên địa bàn TP Kon Tum, huyện Sa Thầy, huyện Đắk Hà cũng có tới 1.000 giếng bị hạn.
Ông Phan Hùng - thôn trưởng thôn 7, xã Đoàn Kết, TP Kon Tum, cho biết, toàn thôn có hơn 500 hộ dân nhưng chỉ vài nhà giếng có nước sinh hoạt, các hộ khác phải đi xin từng thùng nước. Thậm chí nhiều hôm nước cạn kiệt, người dân phải nhịn cả những sinh hoạt thiết yếu nhất.
Không chỉ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nguồn nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là cây lúa cũng đang lâm vào tình trạng "thoi thóp". Tổng diện tích bị hạn trên toàn tỉnh là 1.380 ha, diện tích có khả năng bị hạn là hơn 1.600 ha. Để cứu những diện tích lúa còn lại, người dân đã cùng nhau góp tiền khoan giếng tại chỗ lấy nước tưới.
Người dân phải khoan giếng bơm liên tục cả ngày đêm để mong cứu được diện tích lúa còn lại
Tuy nhiên không phải người dân nào cũng có kinh phí đầu tư khoan giếng cứu lúa. Nhiều hộ dân đành lòng nhìn lúa chết dần từng ngày. Bà Lữ Thị Sỹ (51 tuổi huyện xã Đắk La, Đắk Hà) thở dài: "Nhà tôi có 2 sào ruộng, mua 10kg đạm mang đi bón cho lúa, nhưng vì không có nước nên chỉ bón được một nửa còn lại mang về. Các hộ dân ở đây góp tiền khoan giếng nhưng nhà tôi không có tiền nên chỉ biết cầu trời cho có mưa xuống để chúng tôi có chén cơm ăn".
Ông Trần Thanh Minh - Phó Chủ tịch xã Đắk La (huyện Đắk Hà) - cho biết, hiện xã đang tìm phương án thích hợp nhất để cứu diện tích lúa còn lại. Một là phải khoan giếng tại chỗ, hai là mua dụng cụ, đường dây dẫn. Nhưng cả hai phương án này đều hết sức tốn kém.
Theo Dantri
Gần 10 học sinh thoát nạn trong căn nhà bị cây cổ thụ đè sập Gió lốc và sấm sét làm cây Dầu Lai hàng trăm năm tuổi đổ đè lên ngôi nhà tình thương của bà Đỗ Thị Nhung, trong nhà có 10 người, đa phần là trẻ em, đang trú mưa... Khoảng 16h00 ngày 31/3, tại khu vực xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa xuất hiện cơn gió lốc xoáy làm sập 40 ngôi nhà, 25...