Cán bộ ngân hàng lừa tiền tỷ chơi chứng khoán
Để vay được tiền của vợ chồng người lái xe, Hà làm giả giấy thông báo tín dụng, đáo nợ cho khách hàng rồi bỏ trốn cùng hơn 1 tỷ đồng.
Ngày 23/7, Trịnh Khải Hà (nguyên là phó phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân thuộc Chi nhánh Chương Dương của một ngân hàng, 40 tuổi, ở phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai) bị TAND Hà Nội xét xử về hành vi lạm dụng tín nhiệm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hà làm lái xe cho ngân hàng trên một thời gian rồi nghỉ việc. Sau khi tốt nghiệp ĐH hệ tại chức, năm 2008, Hà quay lại xin vào ngân hàng, làm nhân viên khối bán lẻ. Một năm sau, Hà được điều về chi nhánh Chương Dương. Cùng năm này, anh ta được bổ nhiệm làm phó phòng dịch vụ ngân hàng cá nhân.
Trong thời gian đó, Hà quen một lái xe của ngân hàng và đã vay của vợ chồng anh này 3 lần 50 triệu, 450 triệu rồi 600 triệu đồng. Mỗi ngày, Hà phải trả lãi cho chủ nợ 5.000 đồng cho mỗi triệu.
Video đang HOT
Trịnh Khải Hà tại Tòa. Ảnh: Việt Dũng.
Theo cơ quan công tố, để vay được 600 triệu đồng của vợ chồng người lái xe, Hà đã nói dối đáo nợ cho khách hàng. Do hai lần trước chưa trả, cặp vợ chồng này yêu cầu Hà phải có giấy tờ chứng minh việc đáo nợ. Để tạo niềm tin cho chủ nợ, vị phó phòng này tự soạn một “Thông báo tín dụng” giả do chính Hà ký, đóng dấu của ngân hàng với nội dung: sẽ giải ngân cho khách hàng Nguyễn Công Tuấn vay số tiền 2,1 tỷ đồng để mua nhà…
Toàn bộ số tiền vay, Hà đã chi tiêu vào việc cá nhân và kinh doanh chứng khoán. Sau nhiều lần khất nợ, việc kinh doanh chứng khoán lại thua lỗ, không có khả năng trả nợ, Hà bỏ việc trốn vào Cần Thơ để “lánh nạn” và bị bắt sau đó.
Tại cơ quan điều tra và trước tòa, bị cáo khai đã trả 50 triệu đồng cho bị hại tuy nhiên không có cơ sở chứng minh. Bị cáo cũng thừa nhận, ngoài đầu tư chứng khoán thua lỗ, anh ta cũng dùng tiền để trả lãi cho vợ chồng bị hại, ăn tiêu hết.
Bị cáo thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi. Cơ quan tố tụng xác định, việc làm giả thông báo tín dụng vay 600 triệu đồng là thủ đoạn gian dối của Hà, có đủ chứng cứ bị cáo phạm tội lừa đảo. Vì vậy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với anh này về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức.
HĐXX đã tuyên phạt Hà tổng cộng 25 năm tù về hai tội Lạm dụng tín nhiệm, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đồng thời buộc anh ta phải trả 1,1 tỷ đồng đã chiếm đoạt.
Theo
Khi cán bộ ngân hàng tha hóa
Những vụ án liên quan đến ngân hàng liên tiếp xảy ra, cán bộ ngân hàng liên tục phải hầu tòa và lĩnh án. Giữa lúc nền kinh tế đang suy thoái và chưa biết đến khi nào mới phục hồi thì điều này quả là đáng sợ...
Tham ô và thiếu trách nhiệm, các cán bộ ngân hàng này phải hầu toà
Đủ các mánh khóe
Ngày 29-2, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Thị Hồng Nhung (SN 1979, trú ở số 760 phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) 20 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Nhung vốn là thủ quỹ của Phòng Giao dịch Hoàn Kiếm (Ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi nhánh Hà Nội) nên có thừa cơ hội "rút ruột" tiền, vàng của chính cơ quan mình. Cứ vào cuối mỗi ngày, nhân viên kiểm ngân của ngân hàng đều xuống Phòng Giao dịch Hoàn Kiếm nhận tiền nhập quỹ, song thường không kiểm đếm cẩn thận. Lợi dụng sơ hở đó, từ tháng 3 đến 5-2011, Nhung đã "thụt két" 1,760 tỷ đồng, 15.000 USD và 560 chỉ vàng hiệu SJC của ngân hàng.
Trước đó, Lê Thị Ngọc Anh (SN 1965) - cựu nhân viên phát hành thẻ Phòng Giao dịch chợ Hôm thuộc một ngân hàng thương mại ở Hà Nội thường bày trò đáo hạn cho khách hàng để vay tiền của một số tiểu thương. Để "câu" được "con mồi", ngoài than thở cần tiền đáo hạn, Ngọc Anh còn hứa hẹn sẽ trả lãi suất cao. Do đó, từ tháng 9-2007 đến tháng 1-2008, cựu nhân viên ngân hàng này đã lừa của một số tiểu thương ở chợ Hôm tổng cộng hơn 2 tỷ đồng, rồi bỏ trốn ra nước ngoài. Trả giá cho sự tha hóa, Lê Thị Ngọc Anh cũng phải nhận 20 năm tù.
Đình đám nhất trong những vụ án liên quan đến ngân hàng thời gian gần đây có lẽ là vụ Trần Lệ Thủy (SN 1969) - cựu nhân viên BIDV Đông Đô cùng đồng bọn phạm tội "Tham ô tài sản". Trần Lệ Thủy vốn là nhân viên của BIDV Thái Bình. Để có tiền tiêu xài, Thủy bàn với một số nhân viên ngân hàng vay tiền theo phương thức thế chấp giấy tờ có giá. Thủy chỉ đạo đồng bọn gửi tiền ở một ngân hàng, sau đó dùng giấy chứng nhận tiền gửi (GCNTG) thế chấp và sửa chữa số dư từ thấp lên cao để vay tiền tại BIDV Thái Bình. Từ 2003 đến tháng 4-2008, Thủy đã cùng đồng bọn giả mạo, tráo đổi 14 GCNTG có số dư tổng cộng là 1.400USD thành 2.540.428USD để chiếm đoạt hơn 29,4 tỷ đồng của ngân hàng. Cuối năm 2004, Thủy chuyển lên làm tại BIDV Đông Đô và tiếp tục lợi dụng cương vị để chiếm đoạt 174,5 tỷ đồng nữa. Tổng cộng, hệ thống Ngân hàng CP Đầu tư phát triển Việt Nam đã bị Thủy và đồng bọn chiếm đoạt gần 204 tỷ đồng.
Thiệt hại không đo được
Một thẩm phán TAND TP Hà Nội chia sẻ, đối với những vụ án tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại ngân hàng thì những thiệt hại không chỉ dừng lại ở tiền bạc. Mất mát về cán bộ, mất mát về niềm tin và gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội mới là cái đáng lo ngại hơn cả. Và thật buồn là tất cả những thứ ấy đều chẳng dễ dàng lượng hóa. Pháp luật thì càng không thể buộc các bị cáo phải chịu trách nhiệm về những tổn thất, mất mát đó.
Gần đây (ngày 2-7), TAND TP Hà Nội buộc phải tuyên bố loại bỏ Lê Quang Khải (SN 1982, trú ở phường Kiến Hưng, Hà Đông) - cựu nhân viên Phòng Giao dịch Kênh Đào (Ngân hàng NN&PTNT Mỹ Đức) ra khỏi đời sống xã hội, bởi số tiền mà bị cáo cùng đồng bọn tham ô quá lớn, gần 46 tỷ đồng. Đồng phạm của Khải cũng lần lượt phải nhận các án tù chung thân, cùng tội danh.
Ngoài ra, còn có 3 người từng là giám đốc, phó giám đốc và nhân viên phòng giao dịch của Ngân hàng NN&PTNT Mỹ Đức cũng bị kết án vì thiếu trách nhiệm. Thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của Khải cùng đồng bọn là tất toán khống 177 sổ tiết kiệm của khách hàng. Tính đến thời điểm hiện nay, gần 46 tỷ đồng của Nhà nước mới chỉ được những cán bộ ngân hàng tha hóa khắc phục gần 300 triệu đồng. Một điều gần như chắc chắn là Nhà nước sẽ chẳng thể thu hồi lại được số tiền đó. Như vậy có thể thấy, chỉ với một vụ án này thôi, số tiền mất mát đã rất lớn. Để huy động được số tiền tương ứng, Ngân hàng NN&PTNT Mỹ Đức sẽ phải mất rất nhiều thời gian, công sức. Nhưng đáng tiếc hơn là Nhà nước còn mất đi 6 cán bộ, nhân viên ngân hàng và bắt buộc phải xử lý, kỷ luật nhiều người liên quan.
Theo ANTD
Khởi tố vụ cán bộ ngân hàng bị chủ nợ hành hung Do anh Lam chưa có tiền trả nợ, ông Việt đã cùng một số người xông vào trụ sở ngân hàng khống chế đưa anh về giam giữ tại nhà mình rồi đánh đập, hành hung. Ngày 16-5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh "Cấm đi...