Cán bộ ‘mua’ điểm cho con: Không nghiêm trị sẽ ảnh hưởng uy tín của Đảng
Hành vi mua điểm cho con cháu, nếu có mà không được xử lý nghiêm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng.
Nguyên Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư Nguyễn Đình Hương ( ảnh) cho rằng, nếu cán bộ, đảng viên có hành vi “mua” điểm cho con thì rõ ràng đây là một biểu hiện suy thoái, và nếu không xử lý nghiêm khắc sẽ ảnh hưởng tới niềm tin của người dân vào uy tín của Đảng.
ẢNH: NGỌC THẮNG
Vụ gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở một loạt các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La vẫn đang làm nóng dư luận hơn lúc nào hết, khi hầu hết những thí sinh được nâng điểm để đỗ vào những trường đại học (ĐH) tốp đầu của cả nước lại đều là con, cháu, người thân của các cán bộ, lãnh đạo tại các địa phương. Nhiều ý kiến cho rằng cán bộ, lãnh đạo “mua” điểm cho con dù bằng cách này hay cách khác đều phải bị xử lý nghiêm, loại bỏ khỏi bộ máy, thậm chí khởi tố nếu vi phạm pháp luật.
Trao đổi với Thanh Niên, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư Nguyễn Đình Hương cũng nhấn mạnh, dù việc mua điểm của cán bộ, lãnh đạo này là chủ động hay không thì họ đều có trách nhiệm và cần phải xử lý nghiêm, nhất là trong bối cảnh Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng lần thứ 13 đang tới gần.
“Rõ ràng là họ có quyền họ mới “chạy” được”
Dư luận đang rất bức xúc khi hầu hết những thí sinh được nâng điểm để đỗ vào các trường ĐH trong kỳ thi THPT 2018 vừa qua lại là con, cháu, người thân của các cán bộ, lãnh đạo tại các địa phương. Ông bình luận thế nào về việc này?
Tôi cho rằng đây là một hiện tượng không bình thường và đối với cán bộ, đảng viên thì hành vi “chạy”, “mua” điểm cho con là một biểu hiện của suy thoái. Có thể coi hành vi này vào biểu hiện của loại suy thoái đạo đức, lối sống trong đó có việc chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy thành tích, chạy danh hiệu, đặc biệt là sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân, trục lợi.
Hành vi mua điểm cho con cháu, nếu có mà không được xử lý nghiêm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng. Vì anh là đảng viên, cán bộ, là lãnh đạo mà lại có hành vi lo lót cho con cháu mình là anh không thanh liêm.
Rõ ràng là họ có quyền họ mới “chạy” được, chứ người dân thường thì làm sao “chạy” được?
Như vậy, cán bộ, lãnh đạo địa phương “mua” điểm cho con, dù theo cách này hay cách khác đã vi phạm các quy định của Đảng, thưa ông?
Ban Chấp hành T.Ư vừa ra Nghị quyết hội nghị T.Ư 7 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, nhất là ủy viên T.Ư. Cấp ủy Đảng các cấp từ xã, huyện cho tới cấp tỉnh đều phải có trách nhiệm phải gương mẫu, trong đó quan trọng nhất là không được tham nhũng, không chạy chức, chạy quyền, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền; không được lợi dụng chức vụ quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi.
Video đang HOT
Tất nhiên, trong vụ việc này rõ ràng có phần trách nhiệm rất lớn trong quy chế tổ chức, kiểm tra, giám sát của ngành giáo dục, nhưng tôi cho rằng chính bản thân, gia đình các cán bộ, đảng viên lãnh đạo các địa phương đã không gương mẫu, không làm gương cho người khác.
Nhưng cũng có ý kiến nói rằng nhiều cán bộ, lãnh đạo có thể bị “oan”, vì bản thân họ không chỉ đạo nâng điểm cho con, cháu mà có thể cấp dưới làm để lấy lòng cấp trên?
Đúng là có thể có trường hợp cán bộ, lãnh đạo không chủ động tác động để con cháu được nâng điểm mà cán bộ cấp dưới muốn tranh thủ để lấy lòng cấp trên. Tuy nhiên, tôi cho rằng trong trường hợp này cán bộ lãnh đạo vẫn có lỗi.
Chẳng hạn như trường hợp xe biển xanh đón vợ vị bộ trưởng nọ ở sân bay mới xảy ra gần đây, tôi đã phát biểu, dù giải thích theo cách nào thì anh là bộ trưởng, anh vẫn có lỗi. Nếu như không phải chủ trương của anh mà vợ anh, cấp dưới của anh vi phạm thì cũng là do anh kỷ luật không nghiêm.
Trong trường hợp này, nếu như có cấp dưới nào tự ý nâng điểm cho con ông bí thư tỉnh thì rõ ràng anh không nghiêm họ mới dám làm như thế. Và để cấp dưới làm sai, là người đứng đầu địa phương, anh càng phải chịu trách nhiệm.
Không đưa vào cấp ủy khóa tới nếu chưa có kết luận rõ ràng
Vậy quan điểm của ông về việc xử lý đối với những trường hợp cán bộ, lãnh đạo “mua” điểm cho con như thế nào?
Quan điểm của tôi là các cơ quan chức năng phải vào cuộc, làm rõ sai phạm để xử lý nghiêm. Nếu cán bộ, lãnh đạo có sự chỉ đạo, tác động thì phải kỷ luật, xử lý. Còn nếu sai phạm là do cấp dưới chủ động thì kỷ luật, xử lý cấp dưới.
Tuy nhiên, nói theo cách nào thì bản thân họ là cán bộ, đảng viên, là lãnh đạo họ phải có trách nhiệm trong vấn đề này chứ không thể nói là không có trách nhiệm được. Ít nhất là phải kỷ luật, còn nặng nhẹ thế nào thì phải có sự điều tra, làm rõ trách nhiệm dựa trên chứng cứ và xử lý theo quy định pháp luật.
Cả xã hội đang chờ kết luận các cơ quan chức năng liên quan tới các trường hợp là con, cháu của cán bộ, lãnh đạo. Theo ông, về mặt Đảng, chúng ta có thể xử lý được không?
Các cấp ủy, tổ chức Đảng như ủy ban kiểm tra, ban tổ chức các cấp có thể vào cuộc, kiểm tra. Chúng ta đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng lần thứ 13, công tác cán bộ càng phải làm chặt chẽ. Tôi cho rằng, phải rà soát tất cả những trường hợp có dư luận về việc nâng điểm cho con cháu. Rà soát, kiểm tra lại để có kết luận rõ ràng. Nếu chưa có kết luận thì phải kiên quyết không đưa vào cấp ủy.
Dư luận cho rằng, nếu như vụ việc này không được xử lý một cách nghiêm minh sẽ để lại nhiều hệ lụy rất xấu?
Trước hết, sự gian lận này đang làm hỏng cả hệ thống giáo dục. Bởi nền giáo dục gian lận sẽ đào tạo nên những người dốt, không có năng lực, hữu danh vô thực dù bằng cấp rất cao, ai cũng ĐH cả. Nó tạo ra một thế hệ tương lai không phải là những nhân tài thực sự mà là những người không có năng lực. Chưa kể, sự gian lận này sẽ kéo theo nó là chạy chức, chạy quyền. Anh không có năng lực thì đến lúc ra đời, anh lại phải lo lót để được vào chỗ này, chỗ kia. Người ta chẳng đã nói: Nắng mưa là tại ông trời, con mình học dốt tìm người đưa lên?
Một điều nữa, hành vi mua điểm cho con cháu, nếu có mà không được xử lý nghiêm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng. Vì anh là đảng viên, cán bộ, là lãnh đạo mà lại có hành vi lo lót cho con cháu mình là anh không thanh liêm. Chất lượng cán bộ của Đảng như vậy là quá thấp mà không xử lý thì người dân sẽ mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Ý kiến
Làm quyết liệt để chỉ ra sai phạm
Ảnh: Lê Hiệp
Hành vi “mua” điểm rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, tôi cho rằng, cần phải xử lý. Bởi nếu xử lý không nghiêm thì sẽ nhờn pháp luật. Tuy nhiên, việc xử lý cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, nếu như có người khác “mua” điểm giúp hoặc nâng điểm giúp thì khác, còn nếu bản thân cán bộ, lãnh đạo trực tiếp đi mua điểm thì phải xử lý nặng hơn. Muốn vậy, cơ quan chức năng phải điều tra làm rõ từng trường hợp một. Vấn đề quan trọng lúc này là phải vào cuộc quyết liệt để tìm ra sai phạm cụ thể.
Nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức T.Ư Lê Quang Thưởng
Xử lý không nghiêm, người ta sẽ còn làm
Ảnh: Gia Hân
Quan điểm của tôi là phải làm rõ để xử lý và công khai danh tính của những người vi phạm, bất kể người đó là ai. Bởi đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn tác động ghê gớm tới niềm tin của nhân dân trong xã hội. Nếu như không xử lý nghiêm thì sẽ dẫn đến “nhờn” pháp luật và sau này, người ta sẽ còn làm, những vụ việc tương tự sẽ còn diễn ra.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh
Tư Ân (ghi)
Theo TNO
Coi trọng phát triển văn hóa con người
Ngày 20-4, tại TP HCM, Ban Tuyên giáo Trung ương đã có buổi làm việc với Thành ủy TP HCM về thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Trần Lưu Quang; lãnh đạo Trung ương và TP HCM.
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW, Thành ủy TP HCM đã ban hành Chương trình hành động số 45 với nhiều nội dung, trong đó đề ra 6 nhiệm vụ trung tâm và giải pháp xây dựng con người TP phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa thành phố và chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Qua 5 năm thực hiện, TP HCM coi trọng và xác định đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển, chú trọng khơi gợi tính chủ động và sáng tạo trong nhân dân nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa và thể thao làm cho đời sống văn hóa nhân dân ngày càng phong phú; quan tâm đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa, tôn tạo và phát huy vai trò của các di sản văn hóa dân tộc... Giai đoạn 2016-2019, TP đã bố trí vốn cho 76 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa với tổng vốn đầu tư trên 9.285 tỉ đồng, thiết chế văn hóa dành cho nghệ thuật chuyên nghiệp có bước phát triển.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Trần Lưu Quang trao đổi với các đại biểu
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Trần Lưu Quang ghi nhận và tiếp thu ý kiến các ngành để TP HCM chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn Nghị quyết 33. TP HCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, là bộ mặt của cả nước, TP chịu nhiều áp lực là "vùng trũng" với nhiều vấn đề phải giải quyết như ô nhiễm môi trường, quá tải bệnh viện, tệ nạn xã hội... nên việc triển khai thực hiện Nghị quyết 33, TP HCM chưa đạt được kết quả như mong muốn và chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của sự phát triển kinh tế.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng ghi nhận và đánh giá cao kết quả thực hiện Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành trung ương của TP HCM. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng phát triển văn hóa con người.
Trong nhận thức của Đảng, đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế và chính trị. Từ Đại hội XII và các nghị quyết của Trung ương luôn coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phát triển văn hóa con người. Gần đây nhất trong hội nghị tổng kết kinh tế-xã hội 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề ra yêu cầu phải cân bằng giữa vấn đề kinh tế văn hóa, giữa văn hóa con người và kinh tế, không chỉ tập trung cho kinh tế và nhấn mạnh rằng kinh tế có thể suy yếu 1, 2 năm, suy thoái 1, 2 năm sẽ phục hồi nhưng mà suy thoái về tư tưởng chính trị văn hóa, đạo đức lối sống phải mất nhiều thời gian để phục hồi.
Đối với TP HCM, trong nhận thức đã đặt văn hóa ngang bằng với kinh tế và chính trị, coi sự "văn minh, nghĩa tình" là những thành tố ngang bằng với hiện đại phát triển kinh tế, xây dựng TP "có chất lượng sống tốt". TP có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đầu tư đáng kể cho văn hóa, xã hội hóa hoạt động văn hóa phát triển mạnh mẽ, giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, giao lưu quốc tế về văn hóa có bài bản và phong phú...
Tuy nhiên, so với vị trí và tiềm lực quan trọng của TP thì cần phải cố gắng hơn, đầu tư cho văn hóa chưa xứng tầm. "TP đặc biệt thế này nhưng chưa có một "thánh đường" nghệ thuật nào, cái xây được ít hơn so với cái bỏ đi, hệ thống bảo tàng và thư viện chưa đáp ứng và chưa có thiết chế nào xứng tầm và là niềm tự hào của người dân TP như một số thành phố phát triển... Tác phẩm văn học nghệ thuật chưa phản ảnh được nhịp sống thời cuộc, tức chưa có những tác phẩm văn học nghệ thuật xứng tầm, nguyên nhân do đâu?..." - ông Võ Văn Thưởng gợi ý.
Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, trước đây đời sống còn nhiều khó khăn nhưng vẫn có những tác phẩm đi vào đời sống, để đời... Chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa còn mới ở giai đoạn "kế hoạch", chất lượng đời sống văn hóa còn nhiều băn khoăn... Đừng thấy người lao động đổ về TP là áp lực nặng nề mà đó cũng là lợi thế, hằng năm đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế.
Đặc biệt, TP chưa có điểm sáng, điểm nhấn trong văn hóa chính trị, TP luôn là tâm điểm của dư luận, việc thực hiện Nghị quyết 33 của TP có tác động rất lớn đến việc thực hiện của cả nước. Do đó, ông Võ Văn Thưởng đề nghị cái gì đã làm tốt thì cần làm tốt hơn, chưa tốt thì làm cho tốt...
Bài và ảnh: Trường Hoàng
Theo nld.com.vn
Thêm tình tiết 'nóng' vụ cô giáo vào nhà nghỉ với nam sinh lớp 10 Ông Phan Đoàn Thái- Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận cho biết, ngành Giáo dục địa phương chưa có quyết định kỷ luật đối với cô H. "Chúng tôi vẫn đang chờ kết luận của Cơ quan điều tra"- ông Thái khẳng định. Trước đó, trong các ngày 9 và 10.4, một số tờ báo đưa tin sau khi có kết luận...