Cán bộ kiểm lâm gắn biển số giả để mua bán, vận chuyển gỗ trái phép
Để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, Sơn và Cường đã sử dụng 2 biển số giả BKS 75C-098.86 và 75C-114.72 để gắn vào xe ô tô cá nhân nhằm vphục vụ việc vận chuyển lâm sản trái phép từ miền núi về đồng bằng.
Ngày 22/10, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 9 bị cáo trong vụ án mua bán và vận chuyển gỗ trái phép liên quan đến việc khai thác gỗ tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế).
Trần Viết Thế Sơn (thứ 2, hàng đầu từ phải qua) và các đồng phạm tại phiên tòa sơ thẩm.
Các bị cáo gồm: Trần Viết Thế Sơn (SN 1995), Đỗ Ngọc Cường (SN 1992), Đặng Phương Nam (SN 1999), Nguyễn Văn Lãm (SN 1994), Trần Văn Đông (SN 1995), Trần Văn Lanh (1988), Trần Định Vĩ (SN 1983), Nguyễn Quốc Hà (SN 1993, đều trú tại huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế) và Lê Hữu Thiện (SN 1988, trú tại phường An Cựu, TP Huế). Trong số 9 bị cáo, Trần Viết Thế Sơn là cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Nam Đông
Theo cáo trạng, giữa tháng 12/2023, Thiện liên hệ với Sơn để mua gỗ kiền kiền. Sau đó, Sơn mua gỗ từ Vĩ, Đông và Lãm rồi thuê Cường, Nam, Hà và Lanh vận chuyển gỗ về nhà Thiện tại địa chỉ 9/2/27 Ngự Bình (TP Huế) để bán cho Thiện thì bị lực lượng chức năng phát hiện.
Để có gỗ đem bán, một số bị cáo đã khai thác trái phép cây gỗ tại Vườn Quốc gia Bạch Mã.
Điều đáng nói, để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, Sơn và Cường đã sử dụng 2 biển số giả BKS 75C-098.86 và 75C-114.72 để gắn vào xe ô tô phục vụ việc vận chuyển lâm sản trái phép từ miền núi về đồng bằng.
Kết quả điều tra cho thấy, Sơn, Cường và Nam đã vận chuyển, mua bán 4,450m gỗ kiền kiền Phú Quốc; Hà và Lãm đã tham gia vận chuyển 3,4192m; Lanh tham gia bán 1,870m; Vĩ và Đông khai thác trái phép 1 cây gỗ kiền kiền có khối lượng 4,37m tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. Lê Hữu Thiện, mặc dù biết rõ nguồn gốc số gỗ là bất hợp pháp nhưng vẫn mua hơn 4,4 m để cất giữ nhằm bán lại.
HĐXX tuyên phạt Trần Viết Thế Sơn 2 năm 6 tháng tù và 80 triệu đồng; Đỗ Ngọc Cường 2 năm 3 tháng tù và 50 triệu đồng về các tội “Vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan”.
Video đang HOT
4 bị cáo trong vụ án bị tuyên phạt từ 10 tháng 24 ngày đến 2 năm 3 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản”; 3 bị cáo bị phạt tiền về về tội “Vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản”, trong đó, Lê Hữu Thiện bị phạt mức cao nhất là 350 triệu đồng.
Rừng biên giới bị "bức tử", chặt phá ngổn ngang
Cánh rừng xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) có hiện tượng bị xâm nhập, khai thác gỗ trái phép.
Nhiều cây rừng bị đẽo vỏ quanh thân để "bức tử", nhằm lấy đất sản xuất.
Rừng biên giới "kêu cứu"
Ia Mơ là xã biên giới thuộc huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, giáp với Campuchia. Nhiều năm nay, Ia Mơ là "điểm nóng" về tình trạng khai thác trái phép và lấn chiếm rừng làm nương rẫy.
Từ nguồn tin phản ánh thời gian gần đây, tại xã Ia Mơ có tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép, phóng viên Dân trí đã "đột nhập" cánh rừng dọc nhánh kênh thủy lợi Ia Mơr thuộc xã Ia Mơ.
Những cánh rừng khộp ở xã Ia Mơ bị cưa hạ, gỗ nằm ngổn ngang (Ảnh: Phạm Hoàng).
Ngay từ bìa rừng, phóng viên đã chứng kiến những khoảnh bị chặt phá, cây gỗ dầu nằm ngổn ngang; xen kẽ là những khoảnh bị "cạo trọc", cây rừng chết đứng từng đám.
Theo dấu máy cày, phóng viên tiến sâu vào vùng lõi của cánh rừng này. Tại đây, hàng chục cây gỗ dầu mới bị cưa hạ, nhựa còn chảy, đường kính cây 20-40cm; phần thân cây đã bị vận chuyển ra ngoài, hiện trường chỉ còn lại gốc, cành, lá nằm ngổn ngang.
Cách hiện trường khoảng 100m là khoảnh rừng rộng gần 1ha bị lấn chiếm; nhiều cây lớn đường kính khoảng 40cm bị cưa hạ; xung quanh, những cây đường kính 10-20cm bị đẽo phần vỏ quanh gốc khiến cây chết dần.
Trong quá trình phóng viên ghi nhận, trong rừng vang vọng tiếng động cơ phát ra từ máy cưa xăng.
Đẽo vỏ cây, đổ thuốc độc để lấn chiếm rừng
Xã Ia Mơ là địa phương ở tỉnh Gia Lai còn nhiều rừng khộp, với tổng diện tích khoảng 24.000ha. Trong đó, UBND xã Ia Mơ quản lý, bảo vệ khoảng 14.000ha và Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Meur quản lý hơn 10.000ha.
Trước tình hình "nóng" về khai thác lâm sản, hủy hoại rừng, nhiều lực lượng, như: công an xã, kiểm lâm và đoàn liên ngành đã phối hợp lập chốt, truy quét để bảo vệ diện tích rừng hiện có.
Những cây rừng mới bị cưa hạ, nằm rải rác khắp cánh rừng (Ảnh: Chí Anh).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Trung Văn, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Meur, nói: "Địa hình rừng ở xã Ia Mơ bằng, xen lẫn nương rẫy của dân. Lợi dụng việc này, người dân thường dùng máy cày vào rừng để khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Đêm khuya, nhiều người còn vào đẽo gốc, đổ thuốc độc để cây chết nhằm lấn chiếm rừng. Lực lượng chủ rừng mỏng nên việc bao quát, tuần tra gặp vô vàn khó khăn".
Theo ông Văn, vị trí phóng viên ghi nhận cây gỗ dầu bị cưa hạ thuộc tiểu khu 997, lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Meur, địa giới hành chính xã Ia Mơ.
Ở khu vực này luôn ghi nhận tình trạng khai thác gỗ để bán củi. Người dân dùng nhiều cách lấn rừng để lấy đất sản xuất. Diện tích rừng bị phá thường manh mún, nhỏ lẻ, trải dài trên diện tích rộng nên việc xử lý, xác định hành vi gặp nhiều khó khăn.
Cây rừng bị đẽo quanh thân, đổ thuốc độc tại rừng thuộc xã Ia Mơ (Ảnh: Phạm Hoàng).
"Từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng chức năng tuần tra, phát hiện 11 vụ vi phạm về khai thác, lấn chiếm rừng. Ngoài ra, nhiều vụ việc cơ quan chức năng đang phối hợp để mật phục, truy bắt đối tượng. Sau phản ánh của cơ quan báo chí, Ban sẽ phối hợp để kiểm tra, rà soát, truy bắt đối tượng phá rừng", ông Văn cho biết.
Theo ông Trần Anh Tài, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông, trước đó, lực lượng chức năng đã bắt giữ một xe tải đang vận chuyển gỗ từ hướng Ia Mơ đi tiêu thụ. Đơn vị này đã chỉ đạo lực lượng khẩn trương truy vết vị trí gỗ bị cưa hạ và điều tra các đối tượng xâm hại rừng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai yêu cầu Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo xử lý nghiêm vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật xảy ra tại huyện Chư Prông.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Chư Prông, đoàn liên ngành huyện, UBND xã Ia Mơ khẩn trương điều tra, xác minh lời khai của các đối tượng có liên quan, truy xuất nguồn gốc gỗ từ khâu khai thác đến khâu vận chuyển, chế biến, tiêu thụ.
"Sau khi báo chí phản ánh vụ phá rừng, Hạt sẽ chỉ đạo các lực lượng kiểm đếm hiện trường và làm rõ trách nhiệm của cán bộ địa bàn có liên quan. Nếu có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các đối tượng phá rừng, cơ quan chức năng sẽ xử lý theo quy định. Đồng thời, hạt sẽ phối hợp với chính quyền tăng cường tuyên truyền người dân, ngăn chặn phá rừng", ông Tài nói.
Quảng Ngãi: Kiểm lâm bị đánh, dọa giết khi truy đuổi xe chở gỗ lậu Phát hiện xe nghi chở gỗ lậu, cán bộ kiểm lâm H.Trà Bồng (Quảng Ngãi) và nhân viên bảo vệ rừng truy đuổi để kiểm tra nhưng bị nhóm người khác đi ô tô ép dừng lại rồi đánh, dọa giết. Tối 2.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Duy Hưng, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi,...