Cán bộ huyện đua nhau lấn chiếm, suối rộng 30m chỉ còn… 3m!
Con suối bị một số hộ dân làm nhà, lấn chiếm khiến khoảng cách từ hai bên bờ thu hẹp từ khoảng 30m (năm 2011) xuống còn… 3m. Sự việc diễn ra nhiều năm tại ngay trung tâm của huyện Đắk R’Lấp đã ảnh hưởng đến việc thoát nước, làm mất mỹ quan đô thị.
Mới đây, ông Trần Phước Toàn (cán bộ Công an huyện Đắk R’lấp) đã xây móng, tập kết các cột gỗ, dựng lán trại… trên diện tích rộng khoảng 150 m2. Theo Đội Quản lý đô thị thuộc UBND huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông), ngay sau khi phát hiện, đơn vị này đã phối hợp với UBND thị trấn Kiến Đức phát hiện gia đình ông Toàn đang xây dựng móng kè dài hơn 19 m, xây dựng công trình không đúng quy định vì đất chưa được cấp sổ đỏ. Sau đó lực lượng chức năng đã lập biên bản, dừng thi công.
Con suối bị lấn chiếm để làm nhà, mở quán kinh doanh cà phê
Trước đó, vào năm 2016, cũng tại lô đất trên, Đội Quản lý đô thị đã lập biên bản hộ gia đình ông Trần Đình Vỹ (cha ông Toản) hiện là Viện trưởng VKSND huyện Đắk R’lấp về hành vi san lấp mặt bằng trên diện tích chưa được cấp sổ đỏ do nhà nước quản lý.
Tại thời điểm kiểm tra, Đội Quản lý đô thị xác định ông Vỹ đã đổ hàng trăm khối đất trên khoảng diện tích rộng 10 m, dài 15 m, cao 3 m. Mặc dù cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm nhưng vị cán bộ này quả quyết gia đình không lấn chiếm đất công, lòng suối.
Video đang HOT
Gia đình ông Toàn tập kết vật liệu, làm kè để xây dựng nhà tại vị trí bạt xanh
Không chỉ gia đình ông Vỹ, phía bên kia con suối, gia đình bà Tạ Thị Bình, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk R’lấp, cũng lấn chiếm đất chuyên dùng của nhà nước, lòng suối để mở rộng quán cà phê.
Trước đó năm 2012 bà Bình nhận chuyển nhượng lô đất này từ người khác thuộc thửa đất số 31, tờ bản đồ 01, có diện tích 423,5 m2, đều là đất ở đô thị. Tuy nhiên, theo sơ đồ giải thửa mới được cơ quan chức năng đo đạc thì phần diện tích đất của bà Tạ Thị Bình đã mở rộng thêm, lên đến 1.100 m2.
Từ 33m (năm 2011) cón suối chỉ còn rộng khoảng 3m hiện tại
Được biết, hiện tại ngoài những trường hợp nêu trên, con suối chảy ngay trung tâm huyện Đắk R’lấp, một số cán bộ của huyện này cũng có hành vi lấn chiếm con suối. Sự việc diễn ra nhiều năm khiến con suối bị thu hẹp, bây giờ chỉ còn là… khe nước, ảnh hưởng đến việc cấp và thoát nước, gây mất mĩ quan đô thị.
Theo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đắk R’lấp, số liệu đo đạc năm 2011 tại con suối đoạn chảy qua giữa nhà ông Toàn và bà Bình rộng từ 30-33 m. Tuy nhiên, hiện con suối này bị lấn chiếm, chỉ còn khoảng 3 m.
Dương Phong
Theo Dantri
Phó Đoàn ĐBQH Hải Phòng nói rõ thêm vụ đất quốc phòng bị "xẻ thịt"
Vào đầu giờ chiều nay (26.10), tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội, đại biểu Bùi Thanh Tùng, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng đã giơ biển tranh luận và phát biểu nói rõ về vụ đất quốc phòng bị lấn chiếm.
Đại biểu Bùi Thanh Tùng (ảnh quochoi.vn).
Vụ việc đại biểu Tùng nói sáng nay trong phát biểu đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã lấy làm ví dụ khi đề cập tới câu chuyện "phạt cho tồn tại".
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng cho biết: Khu đất quốc phòng với quy mô 14,2 ha tại phường Thành Tô và phường Tràng Cát (Hải An, Hải Phòng) trước đây do Sư đoàn 363 (Quân chủng Phòng không Không quân) quản lý theo quyết định năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ quyết định năm 2013 của Thủ tướng về việc chuyển nội dung quy hoạch khu đất này khỏi quy hoạch đất quốc phòng, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội chung và năm 2015, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có quyết định thu hồi diện tích đất nêu trên, giao cho Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng quản lý để thực hiện khu nhà ở Lạch Tray.
Trong quá trình quản lý, chờ quyết định chủ trương lập dự án khu nhà ở, một số cá nhân là cán bộ của sư đoàn 363, UBND phường Thành Tô và một số cá nhân khác đã tự ý lập trích đo, san lấp, phân lô, bán nền tại khu A với diện tích 5,2ha cho người dân.
Khi Bộ Quốc phòng phát hiện đã chỉ đạo các cơ quan nội chính của Quân khu 3 khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ngày 24 - 25.10, Tòa án Quân sự Quân khu 3 đã xét xử vụ án và tuyên phạt tù với các cá nhân vi phạm quy định của pháp luật.
Còn tại khu B với diện tích 9 ha, liền kề với khu A, sau khi Tổng công ty 319 đổ đất, san lấp (ở đây chủ yếu mặt đất, nước tự nhiên) đã có tình trạng một số hộ dân lấn chiếm, xây dựng trái phép mặc dù các cơ quan quân sự đã tiến hành kiểm tra nhưng chưa ngăn chặn được.
Trước tình hình diễn biến phức tạp, Bộ Quốc phòng đã đề nghị bàn giao toàn bộ 14,2 ha đất cho TP. Hải Phòng quản lý và ngày 17.10, hai bên đã tiến hành kiểm kê, bàn giao chi tiết tại thực địa, đồng thời, sẽ xong trước ngày 20.11.2018.
UBND TP. Hải Phòng đã giao cho UBND quận Hải An quản lý và tổ chức ngăn chặn, không để tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép tiếp diễn.
Tại khu đất 5 ha sau khi kiểm kê, phân loại cụ thể sẽ có phương án xử lý, giải quyết theo đúng quy định và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các hộ dân. Đến nay, các hộ dân đã thực hiện đúng theo yêu cầu của TP và tình hình khu đất đã trong tình trạng ổn định.
Theo Danviet
Sẽ tháo dỡ hàng trăm ngôi nhà tại "điểm nóng" lấn chiếm đất quốc phòng Trao đổi với PV Dân trí sáng nay (18/10), một lãnh đạo quận Hải An (Hải Phòng) cho biết, sau khi tiếp nhận khu đất rộng 14,2 ha tại phường Thành Tô từ Bộ Quốc phòng, quận đã lên kế hoạch tháo dỡ hàng trăm ngôi nhà được xây sai phép tại đây. Những ngôi nhà được xây dựng sai phép trên khu...