Cán bộ hội vượt khó, giỏi việc hội
Bén duyên với công tác hội khi còn rất trẻ, thời gian đầu, chị Nguyễn Thị Hải Huệ, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn) làm cán bộ bán chuyên trách của UBND huyện, tham gia ban chấp hành câu lạc bộ (CLB) nữ tiểu thương của chợ thị trấn.
Chị Huệ hoạt động rất nhiệt tình, năng nổ nên luôn được hội cấp trên, cấp ủy, chính quyền địa phương tin tưởng giao nhiệm vụ, cán bộ, hội viên tín nhiệm.
Chị Nguyễn Thị Hải Huệ, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Rừng Thông thăm, động viên các thành viên HTX dịch vụ, chuyên sản xuất và cung ứng rau an toàn.
Công việc đang rất thuận lợi chẳng may chồng chị mất do bệnh hiểm nghèo. Trống trải, mất phương hướng, chị dần ít tham gia tổ chức hội mà chú tâm làm kinh tế nuôi hai con ăn học. Được cấp ủy, tổ chức hội và chị em động viên, chị Huệ dần lấy lại tinh thần tiếp tục phấn đấu rồi làm phó chủ tịch, chủ tịch hội LHPN thị trấn từ năm 2016 đến nay.
Khắc phục những khó khăn ban đầu, chị Huệ dần bắt nhịp với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thường xuyên bám cơ sở tổ chức thực hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần “Xây dựng thị trấn Rừng Thông trở thành đô thị văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Bằng sự chân thành và gần gũi, lý lẽ thuyết phục, chị được cán bộ, hội viên tín nhiệm, cấp ủy địa phương và tổ chức hội cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ. Nhờ đó, những hoạt động và phong trào của hội phụ nữ ngày càng phát triển, tổ chức hội thực sự là mái ấm thứ hai của hội viên.
Chị Huệ đã kết nối với hội cấp trên tín chấp, ủy thác với các kênh ngân hàng đạt gần 37 tỷ đồng cho hàng trăm lượt hội viên vay phát triển sản xuất, đồng thời đẩy mạnh các hình thức tiết kiệm, hỗ trợ giúp nhau thoát nghèo, làm giàu tại các chi hội. Cá nhân chị Huệ vừa làm tốt công tác hội vừa kinh doanh rất có hiệu quả. Do đó, chị nắm bắt thị trường, cùng với ban thường vụ hội thành lập HTX dịch vụ, chuyên sản xuất và cung ứng rau an toàn công nghệ cao, chị làm chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm giám đốc. Hiện nay, HTX có hơn 3 ha sản xuất, mỗi năm cung cấp 120 đến 150 tấn rau, thu nhập ổn định từ 60 – 70 triệu đồng/thành viên/năm. Sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc và giới thiệu bán tại các gian hàng thực phẩm sạch của thị trấn, Hội LHPN tỉnh, Siêu thị Co.opmart. Cùng với đó, chị Huệ và ban chấp hành hội luôn tạo cơ hội, điều kiện cho hội viên khởi nghiệp, tiếp cận ứng dụng khoa học kỹ thuật, kết nối cung – cầu để phát triển bền vững. Hiện trên địa bàn thị trấn có khoảng 80% hội viên làm các nghề kinh doanh, dịch vụ, góp phần xây dựng thị trấn thành đô thị văn minh.
Video đang HOT
Thực hiện các phong trào, hoạt động của hội, chị Huệ cùng ban chấp hành tham gia vận động nhiều gia đình hội viên tại các chi hội Hàm Hạ, Đông Xuân và Toàn Tân chủ động, tiên phong đóng góp xây dựng các công trình trong khu phố, hiến đất mở rộng vỉa hè, chỉnh trang đô thị. Tổ chức hội luôn đi đầu các phong trào, phần việc hiệu quả, như: đảm nhận và hoàn thành tuyến đường mẫu Nam Sơn, xây dựng “Nhà sạch vườn mẫu”… duy trì hoạt động hiệu quả các mô hình, CLB và thực hiện tốt các hoạt động tri ân, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, như hỗ trợ thiên tai, phòng chống dịch COVID-19…
Chị Huệ tâm sự: “Mình phải có trách nhiệm với công việc, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, cầu thị lắng nghe ý kiến đóng góp của những cán bộ hội đi trước. Tôi nhận được sự thông cảm, giúp đỡ, hỗ trợ của chị em nên quá trình lãnh đạo, điều hành công tác hội và phong trào phụ nữ gặp nhiều thuận lợi. Từ đó, không chỉ tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các tầng lớp hội viên, mà còn giúp cho nhiều chị em phụ nữ vươn lên, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Năm 2019, hội LHPN thị trấn không còn hội viên nghèo”.
Với những nỗ lực, chị Huệ đã góp phần để Hội LHPN thị trấn Rừng Thông được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng Bằng khen đơn vị đạt vững mạnh xuất sắc 5 năm liên tục.
Kienlongbank có tân Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ngày 30-1, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kiên Long họp và bầu ông Lê Hồng Phương giữ chức danh Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2018-2022 kể từ ngày 1-2-2021.
Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2020 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Kienlongbank đã diễn ra tại TP.HCM trong 2 ngày 29 và 30-1.
Trong ngày 30-1, HĐQT đã họp và bầu ông Lê Hồng Phương giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Kienlongbank nhiệm kỳ 2018 - 2022 kể từ ngày 1-2-2021.
Như vậy, HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2022 của Kienlongbank sẽ có Chủ tịch HĐQT là ông Lê Hồng Phương và 3 Phó Chủ tịch HĐQT là ông Mai Hữu Tín, ông Phạm Trần Duy Huyền và bà Trần Thị Thu Hằng.
Trước đó, theo đề xuất của ông Lê Khắc Gia Bảo, nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu quản trị theo định hướng chiến lược hoạt động giai đoạn 2021 - 2025 của Kienlongbank, mong muốn Kienlongbank không ngừng lớn mạnh và phát triển bền vững, nhận thấy thành viên HĐQT mới là ông Lê Hồng Phương có trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm trong hoạt động quản trị ngân hàng.
Vậy nên ông Lê Khắc Gia Bảo đề nghị xin được thôi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT. Và đề cử ông Lê Hồng Phương giữ chức Chủ tịch HĐQT. Sau khi miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT, ông Lê Khắc Gia Bảo tiếp tục là thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2022.
Bà Trần Tuấn Anh - Thành viên HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Kienlongbank cho biết: "Kết thúc năm 2020, tổng tài sản hợp nhất của Kienlongbank đạt 57.282 tỷ đồng, tăng 12,09% so với năm 2019; tổng huy động vốn đạt 52.071 tỷ đồng, tăng 12,22% so với năm 2019; dư nợ cấp tín dụng đạt 34.716 tỷ đồng, tăng 3,69% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Kienlongbank đạt 158.21 tỷ đồng, tăng 84,14% so với năm 2019".
Năm 2020, Kienlongbank đã có nhiều giải pháp đồng hành và hỗ trợ khách hàng như: Miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay mới để hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; triển khai các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi; điều chỉnh nhiều loại phí giao dịch.
Bà Trần Tuấn Anh (thứ 2 từ bên trái) - Thành viên HĐQT, TGĐ Kienlongbank trao quyết định chỉ tiêu kinh doanh năm 2021 cho các đơn vị kinh doanh
Mục tiêu trọng tâm mà Kienlongbank đặt ra trong năm 2020 là giải quyết các khoản vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) theo Đề án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của Kienlongbank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Tuy nhiên, do năm 2020 phát sinh dịch bệnh Covid-19 ngoài mong muốn làm ảnh hưởng đến kế hoạch xử lý cổ phiếu STB, tính đến ngày 31/12/2020 Kienlongbank đã bán được một phần cổ phiếu STB, giảm được 369 tỷ nợ xấu. Vì lý do trên dẫn đến kết quả kinh doanh của Kienlongbank chưa đạt theo kế hoạch đã đề ra.
Theo báo cáo cập nhật tình hình xử lý cổ phiếu STB của Tổng Giám đốc tại Hội nghị, từ ngày 01/01/2021 đến ngày 29/01/2021, Kienlongbank đã tiếp tục bán được thêm cổ phiếu STB, hiện tại tỷ lệ nợ xấu của Kienlongbank đã giảm về mức dưới 3%, đã thoái 100% lãi phải thu có liên quan, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.
Về cơ bản Kienlongbank đã thực hiện hoàn tất gần hết các nội dung theo đúng Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt. Kienlongbank cũng đặt mục tiêu hoàn thành việc bán toàn bộ cổ phiếu STB nói trên và tất toán nợ vay có liên quan chậm nhất là ngày 31/3/2021.
Kienlongbank đã đặt ra các mục tiêu chủ yếu năm 2021 như sau: Tổng tài sản hợp nhất là 66.800 tỷ đồng (tăng 16,62%); huy động thị trường 1 là 50.295 tỷ đồng (tăng 16,52%); dư nợ cấp tín dụng là 44.600 tỷ đồng (tăng 28,47%); lợi nhuận trước thuế là 1.000 tỷ đồng; mạng lưới chi nhánh, phòng dịch trên cả nước là 150 điểm giao dịch (tăng 16 đơn vị).
Trong năm 2021, Kienlongbank sẽ tích cực đẩy mạnh xử lý hoàn tất các khoản nợ có tài sản thế chấp là cổ phiếu STB và đưa tổng nợ xấu của Kienlongbank về mức dưới 2%/tổng dư nợ. Đồng thời, hạn chế nợ xấu mới phát sinh, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản lý rủi ro; gia tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng; nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi, đẩy mạnh phát triển ngân hàng số theo định hướng chiến lược của Kienlongbank giai đoạn 2021 - 2025. Kế hoạch kinh doanh năm 2021 sẽ được Kienlongbank hoàn thiện và trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 xem xét thông qua.
Gần 500 con trâu bò ở miền núi Thừa Thiên Huế chết rét Chủ tịch UBND huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có gần 500 con trâu, bò của người dân bị chết rét. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Trung tâm Thú y huyện A Lưới, số lượng trâu, bò bị chết tập trung chủ yếu tại các xã Hồng...