Cán bộ hiểu sai, dân đi khiếu nại “rã chân”!
Dân khiếu nại vì cán bộ hiểu sai, 12 năm sau mới được thông báo khiếu nại đúng…
“Hơn 12 năm ròng rã họ mới chấp nhận khiếu nại của tôi. Nhưng sau đó họ viện dẫn lý do mới để không giải quyết quyền lợi cho tôi. Chẳng lẽ tôi phải tốn ngần ấy năm nữa để tiếp tục khiếu nại?” – ông Tạ Văn Khởi (Cà Mau) bày tỏ với Pháp luật TP.HCM.
Vào tháng 5.1996, ông Khởi ký hợp đồng liên doanh liên kết nghề rừng với Lâm ngư trường 30/4 (huyện U Minh, Cà Mau). Theo đó, ông Khởi được giao 66,5 ha đất rừng trồng từ hai đến bảy tuổi. Ông Khởi phải tổ chức người, phương tiện để bảo vệ, chăm sóc khu rừng và đến ngày khai thác sẽ được ăn chia theo tỉ lệ 50/50 hoặc 40/60 tùy tuổi rừng. Hợp đồng có thời hạn 15 năm. Hết thời hạn này, nếu Nhà nước vẫn tiếp tục hợp tác với người dân thì ông Khởi được ưu tiên ký tiếp hợp đồng.
Tuy nhiên, năm 2003, lâm ngư trường thông báo UBND tỉnh có chủ trương mới (tại Quyết định 39/2003) nên phải thanh lý hợp đồng trước thời hạn với ông Khởi. Bất ngờ, ông Khởi tìm hiểu thì xác định mình không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định 39/2003 nên làm đơn khiếu nại vì cán bộ hiểu sai. Lúc này ông Khởi vẫn làm các công việc bảo vệ, giữ gìn rừng như hợp đồng.
Người nhà ông Khởi vẫn túc trực ở các nhà, chòi canh giữ khu rừng liên doanh. Ảnh: Trần Vũ
Phía lâm ngư trường không chấp nhận khiếu nại của ông Khởi nên ở chu kỳ trồng rừng thứ hai được khai thác từ năm 2013 đến nay (giá trị khai thác đợt gần 6 tỷ đồng), lâm ngư trường đã không chia lợi cho ông Khởi.
Văn bản ngày 20.11.2004 do ông Ngô Văn Thu, Giám đốc Lâm ngư trường 30/4, ký đã khẳng định lý do thanh lý hợp đồng trước thời hạn với ông Khởi là do thực hiện Quyết định 39/2003. Ngoài ra, ông Khởi nhận khoán rừng nhưng không trực tiếp sản xuất mà giao cho anh em, cha mẹ già trông coi, không đảm bảo điều kiện về nhân, vật lực giữ rừng… nên theo quyết định trên thì phải thanh lý hợp đồng, thu hồi đất.
Tuy nhiên, tháng 8.2015, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau có văn bản xác định việc lâm ngư trường cho rằng ông Khởi thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định số 39/2003 là chưa chính xác. “Đó là thiếu sót của phía Lâm ngư trường 30/4″ – ông Trần Văn Thức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, khẳng định.
Dù vậy, ông Thức vẫn cho rằng việc thanh lý hợp đồng với ông Khởi là đúng vì qua rà soát, Sở NN&PTNT ghi nhận ông Khởi đã có những vi phạm như không tổ chức đủ lực lượng, phương tiện để trực phòng cháy rừng; không trực tiếp sản xuất mà giao cho người nhà trông coi… Tương tự, đại diện chủ rừng hiện nay là ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV U Minh Hạ, khẳng định với Pháp Luật TP.HCM: “Ông Khởi có vi phạm nên phải thanh lý hợp đồng trước thời hạn. Chúng tôi đã giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho ông Khởi”.
Video đang HOT
Bức xúc trước lý do “mới phát sinh”, ông Khởi nói: “Hơn 12 năm trời tôikhiếu nại lý do được đưa ra để thanh lý hợp đồng trước thời hạn với tôi. Mới vừa được công nhận thì họ lại đưa ra lý do mới”.
Đây là hợp đồng liên doanh liên kết nên khi hai bên không thỏa thuận được việc ăn chia thì một trong hai bên có quyền kiện ra tòa. Trong vụ này, theo tôi, ông Khởi cần khởi kiện Công ty TNHH MTV U Minh Hạ ra tòa án nơi công ty này có trụ sở. Luật sư Lê Thanh Thuận, Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau
Theo Trần Vũ (Pháp luật TP.HCM)
Vụ 5 triệu yen: Chị Hồng không có cơ sở khiếu nại công an?
Trong khi nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng việc công an quận Tân Bình ra hạn giữ số tiền 5 triệu Yên của chị Hồng ve chai nhặn được là chưa hợp lý thì luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư TP Hà Nội lại khẳng định không có sơ sở để chị Hồng khiếu nại công an.
Liên quan đến vụ việc chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (36 tuổi, tạm trú ở hẻm 84 Trần Văn Quang, P.10, Q.Tân Bình, TP.HCM), người phát hiện 5 triệu yen Nhật trong thùng loa cũ khi mua ve chai cách đây hơn một năm, sáng 12/5 Công an Q.Tân Bình đã mời chị đến làm việc và trao cho chị văn bản trả lời về việc đang thụ lý vụ việc sở hữu 5 triệu yen Nhật vắng chủ do bà giao nộp ngày 21/3/2014.
Số tiền nhặt được đang gây tranh cãi. (Ảnh: TTO)
Theo đó, vào 10/4/2015, Công an Q.Tân Bình nhận được đơn của bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi) cho rằng số tiền trong thùng loa là của ông Caleb Afolayan (quốc tịch Nam Phi, chồng của bà Ngọt). Do phát sinh tình tiết mới nên Công an Q.Tân Bình cần có thời gian làm rõ.
Đến hiện tại, đại diện của Công an Q.Tân Bình cho biết đang tiếp tục xác minh và không thể cho biết bao giờ giải quyết xong.
Trên báo Tuổi Trẻ cho biết, vì không đồng ý với văn bản trả lời của Công an Q.Tân Bình nên chị Hồng đã làm đơn khiếu nại đến Công an Q.Tân Bình với ba nội dung: Bà Ngọt không phải là đương sự, không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tài sản, vậy Công an Q.Tân Bình căn cứ vào cơ sở pháp lý nào vẫn thụ lý vụ việc, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà?
Dựa vào cơ sở pháp lý nào Công an Q.Tân Bình tiếp tục xác minh chủ sở hữu tài sản trên, đặc biệt khi thời hạn một năm đã hết? Dựa vào căn cứ pháp lý nào mà quá thời gian một năm theo quy định của pháp luật, Công an Q.Tân Bình tự ý gia hạn thời gian tìm kiếm chủ sở hữu?
Bên cạnh đó, bà Hồng trình bày theo quy định tại điều 239 Bộ luật dân sự, việc nhận lại tài sản vô chủ là quan hệ dân sự, cơ quan công an chỉ có trách nhiệm tiếp nhận tài sản vô chủ và thông báo công khai cho chủ sở hữu biết và bàn giao tài sản cho chủ sở hữu, người phát hiện nếu hết thời hạn một năm tìm kiếm.
Đồng thời tại điều 103 và 119 Bộ luật tố tụng hình sự, cơ quan công an chỉ xác minh, điều tra tội phạm, tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố... Như vậy, cơ quan công an không có trách nhiệm điều tra ai là chủ sở hữu của tài sản.
Khiếu nại có hợp lý?
Vụ việc nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia pháp lý. Trong phân tích trên báo Tiền Phong, luật sư Lê Quang Vũ, Phó Trưởng Văn phòng luật sư Người Nghèo, TPHCM cho biết, số tiền 5 triệu Yên do bà Huỳnh Thị Ánh Hồng tìm thấy trong bộ loa cũ là tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, tài sản không xác định được chủ sở hữu và bà Hồng đã trình báo, giao nộp số tiền cho Công an quận Tân Bình TPHCM là đúng theo điều 187 Bộ luật dân sự.
Tuy nhiên, Công an quận Tân Bình không có thẩm quyền để ra quyết định xử lý số tiền này giao cho bà Hồng hay bà Ngọt hoặc xác định thuộc sở hữu nhà nước. Mà theo luật sư Vũ, quyền quyết định số tiền này thuộc về phòng tài chính quận Tân Bình nếu số tiền tính ra tiền Việt Nam đồng dưới một tỷ đồng hoặc thuộc quyền của Sở Tài Chính nếu số tiền trên một tỷ đồng.
Còn luật sư Nguyễn Tri Đức - Công ty Luật 360, Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng hiện nay theo luật định về hướng xử lý "Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên" chỉ căn cứ theo Điều 241 bộ luật dân sự mà thôi do đó việc Công an quận Tân Bình lùi thời hạn xử lý cũng chưa có cơ sở trái qui định. Tuy nhiên việc di dời thời hạn xử lý của công an quận Tân Bình cần phải lý do cụ thể không thể nói chung chung như văn bản số 2782 /CATB(ĐTTH) ngày 12/5/2015. (Chẳng hạn qua làm việc bà Ngọt cam kết sẽ cung cấp chứng cứ trong thời hạn cụ thể nào?)
Cũng liên quan đến vụ việc này, trao đổi với PV Phununews, Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội cho biết hiện nay, đang có hai căn cứ để áp dụng giải quyết vụ việc của chị Hồng đang gây tranh cãi là Điều 241 Bộ luật dân sự (xác lập quyền sở hữu với tài sản vô chủ, tài sản bị bỏ quên, đánh rơi) và Điều 247 Bộ luật dân sự quy định (về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu).
Nếu theo căn cứ vào Điều 241 BLDS thì sau một năm kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được chủ sở hữu thì người nhặt được tài sản được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó. Còn nếu áp dụng Điều 247 BLDS thì phải sau 10 năm "chiếm hữu" ngay tình, liên tục, công khai, người chiếm hữu ngay tình này mới được xác lập quyền sở hữu tài sản - Xác lập toàn bộ mà không phải nộp lại phần nào cho nhà nước.
Luật sư Đặng Văn Cường. (Ảnh Luật sư cung cấp)
"Theo quan điểm của cá nhân tôi thì áp dụng quy định tại Điều 241 BLDS để giải quyết việc nhặt được 5 triệu yên của chị Hồng là có căn cứ và đúng pháp luật", luật sư Đặng Văn Cường cho biết.
Luật sư lý luận: Có người cho rằng điều luật này chỉ áp dụng với "vật" chứ không áp dụng với "tiền" mà bộ luật dân sự quy định tài sản bao gồm "vật, tiền và quyền tài sản". Tuy nhiên, cách hiểu từ "vật" trong Điều 241 BLDS như vậy là máy móc và không đúng tinh thần của nhà làm luật.
"Vật" được quy định tại Điều 241 BLDS không được hiểu giống từ "Vật" trong điều luật quy định liệt kê các loại tài sản (vật, tiền, quyền tài sản). Từ "vật" ở Điều 241 BLDS có thể được hiểu là "vật chất", là "sự vật" là "tài sản" có thể quan sát, cầm nắm, định hình được... có thể mang theo người để có thể "bỏ quên, đánh rơi".
Đối với Điều 247 Bộ luật dân sự thì không thể áp dụng trong trường hợp này vì không phù hợp với tinh thần, mục đích điều chỉnh của điều luật này và trái với nguyên tắc pháp luật, trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục.
Còn về thẩm quyền giải quyết, áp dụng Điều 241 Bộ luật dân sự Việt Nam thì khi chị Nguyễn Thị Ánh Hồng nhặt được số tiền 5 triệu Yen mà không tự tìm được chủ sở hữu tài sản thì chị Hồng có thể giao nộp cho công an hoặc ủy ban để thông báo tìm kiếm và giải quyết đều được. Việc công an quận Tân Bình tiếp nhận thông tin để xử lý là phù hợp với quy định tại Điều 241 BLDS nêu trên nên không thể nói là công an không có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.
Trong các căn cứ xác lập quyền sở hữu thì xác lập quyền sở hữu do vật được tìm thấy do chôn giấu, chìm đắm thì có hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 69/2007NĐ-CP. Còn đối với tài sản bỏ quên, đánh rơi thì ngoài Điều 241 BLDS nêu trên, đến nay vẫn chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể nào về thủ tục, thời hạn giải quyết. Theo Điều 241 BLDS thì thời hạn thông báo tìm kiếm là 1 năm.
Sau một năm mà không xác định được chủ sở hữu tài sản, không tìm thấy chủ sở hữu tài sản để trả lại tài sản thì mới xét đến quyền lợi của người nhặt được. Luật không có quy định thời hạn xem xét quyền lợi của người nhặt được là bao lâu, thủ tục xem xét thế nào.
Vì vậy, việc chị Hồng khiếu nại công an quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh là không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu khiếu nại của chị Hồng. Pháp luật cũng không quy định cấm việc gia hạn thời gian xác minh, xử lý vụ việc. Cũng không thể ấn định thời hạn theo quy định tại Điều 103 BLHS và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT... để ấn định thời gian xác minh (2 tháng) cho cơ quan công an trong trường hợp này được - Vì đây là thủ tục giải quyết việc dân sự chứ không phải xác minh dấu hiệu hình sự.
Theo Phu nư News
Đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp gặp dân Theo quy định tại Thông tư Quy định việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và quản lý công tác tiếp công dân trong Công an nhân dân, Bộ trưởng Bộ Công an đang được lấy ý kiến mỗi tháng sẽ tiếp dân một lần. Bộ trưởng sẽ tiếp công dân định kỳ hàng tháng Bộ Công...