‘Cán bộ dám nghĩ dám làm không có nghĩa là làm liều’
Ông Nguyễn Quốc Dũng cho rằng cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá không có nghĩa là cán bộ làm theo kiểu, làm không báo cáo, “ tiền trảm hậu tấu”.
Theo ông Nguyễn Quốc Dũng – Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II, quan điểm lâu nay trong hoạt động kiểm tra, giám sát là phát hiện những sai phạm về chủ trương, đường lối; phát hiện những vấn đề chưa hoàn chỉnh về chính sách để từ đó kiến nghị sao cho hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, trong Quy định 22 có một quan điểm rất mới đó là trong quá trình giám sát, kiểm tra, bên cạnh việc phát hiện cái sai, điểm chưa hoàn thiện của chủ trương, chính sách thì cần phát hiện những nhân tố mới và phải bảo vệ cái đúng, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá.
Tư tưởng mới trong Quy định 22 rất quan trọng trong tình hình đất nước ta hiện nay, khi cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các đơn vị đang đứng trước thách thức lớn, đó là Đảng, Nhà nước yêu cầu cao về trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị là phải luôn đổi mới, luôn đột phá.
Đổi mới, đột phá là phá những cái cũ kỹ, những điều không còn phù hợp nhưng nếu làm không khéo thì chính những đổi mới, đột phá đó dễ ảnh hưởng đến những quy định, chính sách chung. Quy định 22 mở ra vấn đề rất hợp tình, hợp lý, đó là quá trình kiểm tra, giám sát cũng đồng thời là quá trình phát hiện những nhân tố mới, những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm.
“Quy định này giải quyết được mâu thuẫn hiện nay của người đứng đầu đơn vị, đó là mâu thuẫn mong muốn đột phá để đưa đơn vị đi lên nhưng bị cản trở bởi một số chính sách được cho là lạc hậu. Quy định 22 đã giải tỏa, giải quyết được mâu thuẫn cũng như áp lực rất lớn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiện nay ” – ông Nguyễn Quốc Dũng nêu ý kiến.
Thực tế, đã có những nhân tố đổi mới, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đất nước đã để lại ấn tượng rất tích cực. Đó là tư tưởng dám đổi mới, đột phá, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp của Bí thư Thành ủy TP.HCM khi đó là ông Nguyễn Văn Linh (sau này là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) trước năm 1986. Nhờ sự chỉ đạo năng động, sáng tạo của Thành uỷ và chính quyền, sau thời gian ngắn, nền kinh tế của TP.HCM đã có những bước chuyển động lớn, mang tính đột phá.
“Tại sao lãnh đạo thời kỳ đó đổi mới thành công? Tại sao hiện nay có một số đồng chí được xem là có tư tưởng đột phá nhưng kết quả lại sai? Bởi vì các lãnh đạo thời kỳ trước có tấm lòng trong sáng, không vụ lợi trong đổi mới ” – ông Nguyễn Quốc Dũng nói như vậy và nhấn mạnh, theo tinh thần Quy định 22, trước hết, bản thân cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị dám đổi mới, đột phá vì lợi ích chung phải là người có tấm lòng trong sáng, không tư lợi.
Trong đổi mới, sáng tạo có thể có sai sót nhất định, nhưng nếu sai sót ấy không phải do bản thân cố tình gây ra để trục lợi thì điều đó dễ thông cảm, dễ chấp nhận hơn so với những người núp dưới chiêu bài “đổi mới” để tham nhũng, trục lợi cá nhân.
Video đang HOT
Sự đổi mới, đột phá của cán bộ lãnh đạo làm cho nền sản xuất, kinh doanh năng động hơn, đời sống nhân dân phát triển cao hơn so với trước là minh chứng cho thấy những đột phá, đổi mới đó đã thành công. Và chỉ có những người đủ năng lực, trình độ, đủ dũng cảm và tâm huyết, có tâm trong sáng mới có tư tưởng đột phá, đổi mới.
Song, thực tế cũng chỉ ra rằng, không phải ý tưởng đột phá nào cũng dễ dàng được “trải hoa hồng”, được số đông chấp nhận ngay từ đầu, vì vậy, cán bộ cần sẵn sàng đối diện, thậm chí chấp nhận những “trả giá” nhất định.
Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, những bất cập từ thực tiễn lịch sử và nhiều bài học kinh nghiệm được đúc rút, đến nay, trong công tác xây dựng Đảng đã có thêm chế độ bảo lưu ý kiến. Tức là khi ý kiến của một cá nhân nào đó khác với tập thể thì bên cạnh việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số thì ý kiến của cá nhân cần được ghi nhận, bảo lưu. Sau này khi thực tiễn chứng minh ý kiến đó là đúng thì khi ấy tập thể phải đưa ý kiến đó ra trao đổi và tiếp tục bàn bạc.
Nếu áp dụng thường xuyên, mạnh mẽ nguyên tắc này vào công tác xây dựng Đảng hiện nay thì sẽ không bỏ sót được những ý tưởng đổi mới. Thêm nữa, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, đó là mọi công việc cần được bàn bạc ở tập thể cấp ủy cơ sở và cấp ủy cấp trên. Nếu làm một cách bài bản, thận trọng thì mọi sự đổi mới khi được đa số mọi người thừa nhận thì ý tưởng đổi mới đó sẽ là chân lý.
Đổi mới là một sự dũng cảm và người đứng đầu tổ chức, đơn vị dám chấp nhận đổi mới, dấn thân thì cũng phải chấp nhận sự hy sinh nhất định, nhưng vì trách nhiệm, vì danh dự, vì lương tâm của một người đảng viên đỏi hỏi họ không thể không thực hiện nhiệm vụ. Có thể có những thời điểm mọi người chưa hiểu, thậm chí họ bị phê bình, khiển trách nhưng rồi lịch sử sẽ trả lời và trả lại sự công bằng cho họ.
“Cho nên người đứng đầu phải luôn nghĩ rằng, chúng ta dấn thân để làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn không chỉ ở hiện tại mà cần phải hy sinh cho tương lai phát triển. Chính trong bối cảnh đó, sự ra đời của Quy định 22 là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp để vừa tiếp tục đẩy mạnh sự đổi mới, phát triển đất nước, vừa tạo động lực, niềm tin cho đội ngũ cán bộ, đảng viên” – Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II nhấn mạnh.
Nhắc lại một số vụ án lớn liên quan đến cán bộ cấp cao thời gian qua, ông Nguyễn Quốc Dũng cho biết, có một số cán bộ có tư tưởng co cụm, không dám làm vì cho rằng làm nhiều thì sai nhiều, nếu đột phá thì có thể dẫn đến sai sót.
Để tránh những sai sót có thể xảy ra, bài học kinh nghiệm ở một số địa phương cho thấy, khi có ý tưởng đổi mới, sáng tạo, người đứng đầu đơn vị cần báo cáo với cấp trên, vừa đổi mới ở cơ sở đồng thời thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thường xuyên, chủ động xin ý kiến cấp có thẩm quyền đối với những ý tưởng, cách làm còn gây tranh cãi. Khi những vướng mắc, bất cập, hay những kết quả chuyển biến rõ rệt trong quá trình triển khai ý tưởng được cấp trên và cấp dưới cùng nhìn thấy rõ sẽ giúp người đứng đầu yên tâm hơn để có tinh thần làm việc.
“Dám nghĩ, dám làm, dám đột phá không có nghĩa là cán bộ làm theo kiểu, làm không báo cáo, ‘tiền trảm hậu tấu ‘”- ông Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh.
Ủng hộ Quy định mới của Đảng, ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng lưu ý rằng, bên cạnh đội ngũ cán bộ lãnh đạo luôn hết lòng vì sự nghiệp chung vẫn còn một số người có tư tưởng lợi dụng đổi mới, sáng tạo để làm lợi cho cá nhân và nhóm lợi ích.
Vì vậy đội ngũ kiểm tra các cấp và cấp ủy cần phân biệt rõ hành vi nào là vì lợi ích chung, hành vi nào vì lợi ích riêng để có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời nhằm giáo dục và răn đe.
Theo ông Vũ Quốc Hùng, chỉ có trên cơ sở đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên trên hết, không theo tư duy lối mòn thì cán bộ mới tìm ra được phương thức phát triển mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển của đất nước cũng có nhiều vấn đề mới đặt ra, nhất là trong điều kiện có những quy định pháp luật chưa hoàn thiện, nhiều chính sách lạc hậu hơn so với sự phát triển của thực tiễn.
Cán bộ, nhất là cán bộ đứng đầu, muốn phát huy sáng kiến, cải tiến để giải quyết những yêu cầu mới thì lại vướng cơ chế chính sách. Vì những sáng kiến, đổi mới này chưa có trong quy định nên sẽ xuất hiện những phản ánh, thậm chí tố cáo những cá nhân có ý tưởng sáng tạo đó.
“Theo Quy định mới, yêu cầu đặt ra đối với lực lượng làm công tác kiểm tra, giám sát đó là phải có cách nhìn nhận khách quan, khoa học để khuyến khích, động viên những người dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, đồng thời phân biệt được những người với chiêu bài vì lợi ích chung nhưng để mưu cầu lợi ích riêng” – ông Vũ Quốc Hùng cho biết.
Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật Bí thư Bình Dương, cách chức 4 lãnh đạo tỉnh
Bộ Chính trị báo cáo và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng kỷ luật ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương và cách chức vụ trong Đảng nhiều lãnh đạo tỉnh.
Ngày 18/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Dương nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016 - 2021 và một số cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Dương.
Bí thư tỉnh Bình Dương Trần Văn Nam
Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, nghe đại diện tổ chức đảng và đảng viên trình bày, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Dương nhiệm kỳ 2015 - 2020 vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của Tỉnh uỷ; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số tổ chức đảng và đảng viên vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, vốn, tài sản của Đảng, Nhà nước tại Tổng Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng Công ty 3/2) thuộc Tỉnh uỷ Bình Dương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thất thoát lớn ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016 - 2021 vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm Quy chế làm việc, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Uỷ ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành và tổ chức đảng, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng tại Tổng Công ty 3/2, thất thoát lớn ngân sách nhà nước.
Đối với ông Trần Văn Nam, với cương vị là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khoá XIV, chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Ông Trần Văn Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, làm trái chủ trương của Tỉnh uỷ và vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, vốn, tài sản của Đảng, Nhà nước tại Tổng Công ty 3/2; buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát; chỉ đạo hợp thức hoá tài liệu để che giấu vi phạm; gây thất thoát lớn tài sản, ngân sách của Đảng, Nhà nước và nhiều cán bộ, đảng viên của tỉnh vi phạm kỷ luật đảng, bị khởi tố hình sự.
Đối với ông Phạm Văn Cành, trong thời gian giữ cương vị Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm Quy chế làm việc, làm trái chủ trương của Tỉnh uỷ; chịu trách nhiệm trực tiếp trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quản lý đất đai, vốn, tài sản của Nhà nước, việc ký văn bản hợp thức hoá sai phạm trong việc chuyển nhượng dự án liên quan đến vốn góp của Đảng, Nhà nước cho tư nhân và để xảy ra các vi phạm tại Tổng Công ty 3/2. Cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ Bình Dương nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Ông Trần Thanh Liêm, trong thời gian giữ cương vị Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, làm trái chủ trương của Tỉnh uỷ; chịu trách nhiệm trong việc bổ sung văn bản để hợp thức hoá sai phạm trong việc chuyển nhượng dự án liên quan đến vốn góp của Đảng, Nhà nước cho tư nhân. Cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ Bình Dương nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Ông Nguyễn Thanh Trúc, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và ông Trần Xuân Lâm, Tỉnh uỷ viên, Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương, năm 2012 công tác và giữ các chức vụ trong Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, chịu trách nhiệm trực tiếp việc thẩm định, tham mưu, trình ký văn bản áp dụng giá đất để tính tiền sử dụng đất vi phạm quy định pháp luật, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thất thoát lớn ngân sách của Đảng, Nhà nước.
Theo Bộ Chính trị, vi phạm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Dương nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các cá nhân nêu trên là rất nghiêm trọng, gây thất thoát lớn ngân sách của Đảng, Nhà nước, nhiều tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên của tỉnh vi phạm kỷ luật, một số bị xử lý hình sự, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ, chính quyền địa phương và cá nhân các đồng chí, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng.
Căn cứ Quy định số 07-QĐ/TW, ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Dương nhiệm kỳ 2015 - 2020 bằng hình thức cảnh cáo.
Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016 - 2021 bằng hình thức cảnh cáo.
Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, xét nội dung, tính chất, mức độ, nguyên nhân, hậu quả vi phạm, trong quá trình công tác và những đóng góp, cống hiến của các cá nhân nói trên đối với sự phát triển của địa phương; trong quá trình kiểm điểm, các nhân sự này đã nhận thức rõ những khuyết điểm của mình, tích cực khắc phục và chỉ đạo khắc phục hậu quả, tự giác nhận hình thức kỷ luật.
Vì vậy Bộ Chính trị báo cáo và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Trần Văn Nam.
Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với ông Phạm Văn Cành và Trần Thanh Liêm; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng các nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020, 2020 - 2025 đối với các ông: Nguyễn Thanh Trúc và Trần Xuân Lâm.
Bà Rịa-Vũng Tàu cần có sự bứt phá về tư duy, quy hoạch Chiều 27/4, Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng Đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu. Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị...