Cán bộ CNTT 4 tỉnh phía Bắc tập dượt tìm, gỡ mã độc gián điệp trong hệ thống
Các cán bộ chuyên trách CNTT của 4 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng vừa tham gia diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin chủ đề “Điều tra, phân tích loại bỏ mã độc gián điệp trong hệ thống dịch vụ web”.
Chương trình đào tạo kiến thức an toàn thông tin (ATTT) cho cán bộ quản lý và diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố ATTT có chủ đề “Điều tra, phân tích loại bỏ mã độc gián điệp trong hệ thống dịch vụ web” vừa được Sở TT&TT Bắc Ninh phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin tổ chức.
Diễn ra trong hai ngày 18 và 19/3, chương trình có sự tham gia của gần 80 người là các lãnh đạo, cán bộ của các cơ quan Sở, ban, ngành trên toàn tỉnh Bắc Ninh cùng cán bộ của 3 tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng.
Yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công
Tại chương trình, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương cùng đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT được nghe lãnh đạo Cục An toàn thông tin, các chuyên gia của Trung tâm VNCERT/CC giới thiệu khái quát về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển CNTT tình hình ATTT hiện nay và định hướng, mục tiêu trong thời gian tới.
Mô hình đảm bảo ATTT tổng thể cấp Bộ, tỉnh, nhất là việc đảm bảo ATTT cho hệ thống thông tin phục vụ phát triển Chính phủ điện tử; các giải pháp đảm bảo ATTT cho tổ chức, cá nhân… cũng là những kiến thức đã được trang bị cho học viên tham gia khóa đào tạo.
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin.
Trao đổi với các cán bộ tham gia chương trình, ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết, năm 2021 là năm có nhiều ý nghĩa quan trọng với ngành TT&TT và hoạt động đảm bảo ATTT.
Video đang HOT
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã diễn ra thành công với sự bảo vệ, chống thông tin xấu độc, chống tấn công mạng cả trước, trong và sau Đại hội. Tiếp theo là các sự kiện cũng rất quan trọng như bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
Năm 2021 còn là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Ông Lịch cũng nhấn mạnh, với mục tiêu đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả ba trụ cột Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, phát triển các nền tảng số để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ mới để cung cấp dịch vụ mới cho người dân, công tác bảo đảm ATTT cho các nền tảng số, ứng dụng số đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho sự triển khai và vận hành ổn định, an toàn đối với dữ liệu và các ứng dụng.
Nhận định bên cạnh nhiều cơ hội, ngành ATTT Việt Nam cũng gặp phải không ít thách thức, ông Lịch cho hay, các vấn đề lớn mà chúng ta đang đối mặt hiện nay có thể kể đến như: các hệ thống thông tin thiếu đồng bộ, phát triển qua nhiều thời kỳ với công nghệ khác nhau, lĩnh vực ATTT trong nước phát triển chậm hơn các quốc gia khác, đội ngũ làm công tác ATTT thiếu và chưa có nhiều chuyên gia giỏi dẫn dắt, tỷ lệ sử dụng Internet và công nghệ mới tăng mạnh nhưng theo hướng tiêu dùng với nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn của người sử dụng còn rất hạn chế…
Trong bối cảnh đó, Bộ TT&TT và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực khắc phục bằng nhiều biện pháp về mặt tổ chức và kỹ thuật. Việc hình thành mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT mạng quốc gia và thúc đẩy sự kết nối, phát triển của các đội ứng cứu sự cố nhằm phát triển lực lượng chuyên môn về ứng cứu sự cố và hình thành hỗ trợ lẫn nhau của các chuyên gia trong nước.
Cùng với đó, việc triển khai đảm bảo ATTT theo mô hình 4 lớp; tăng cường hoạt động diễn tập đảm bảo ATTT, ứng cứu sự cố để thử nghiệm và đào tạo kỹ năng cho cán bộ kỹ thuật trong các tình huống giả định bị tấn công hoặc xảy ra sự cố; tăng cường đào tạo kỹ năng chuyên môn chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật; đào tạo kỹ năng quản lý bảo đảm ATTT cho cán bộ quản lý, đào tạo nâng cao nhận thức bảo đảm ATTT cho người dùng là những hoạt động đang dần chứng minh hiệu quả trong việc nâng cao năng lực bảo đảm ATTT.
Tập dượt điều tra, bóc gỡ mã độc gián điệp cài trong hệ thống
Thông tin về công tác đảm bảo ATTT của Bắc Ninh, Phó Giám đốc Sở TT&TT Bắc Ninh cho biết, tính đến hết năm 2020, đã phát hiện, cảnh báo hơn 70.000 vụ tấn công nguy hiểm nhằm vào hệ thống CNTT của tỉnh với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp như trinh sát, tấn công hệ thống, do thám mật khẩu, khai thác lỗ hổng nhằm chiếm quyền điều khiển của các máy chủ trong hệ thống.
Ông Nguyễn Minh Vũ, Phó Giám đốc Sở TT&TT Bắc Ninh.
“Việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng được Bắc Ninh coi là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, góp phần xây dựng đô thị thông minh, Chính quyền điện tử”, ông Vũ nhấn mạnh.
Tham gia diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố ATTT chủ đề “Điều tra, phân tích loại bỏ mã độc gián điệp trong hệ thống dịch vụ web”, đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT của các cơ quan, đơn vị đã được hướng dẫn quy trình bóc gỡ mã độc; những tiện ích và cách sử dụng bộ công cụ “SYSINTERNAL SUITE” để chẩn đoán, khắc phục sự cố, giám sát môi trường nhằm phát hiện rà soát, gỡ bỏ mã độc, phần mềm độc hại…
Diễn tập được tổ chức theo hình thức CTF. Tại mỗi pha, các đội được cung cấp thông tin, dữ liệu của sự cố và nội dung yêu cầu từ dễ đến khó.
Qua chương trình, đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT đã được cọ xát, thực hành xử lý tình huống đã xảy ra trong thực tế, đồng thời là dịp để trao đổi, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau cũng như tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng ứng phó xử lý sự cố, qua đó góp phần đảm bảo ATTT cho cơ quan, đơn vị, phục vụ mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử.
Thách thức và cơ hội cho ngành an toàn thông tin Việt Nam
Sáng 27/01, tại khách sạn Hilton, Cục An toàn thông tin đã phối hợp với Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam tổ chức hội thảo Cyber Security: Những thách thức và con đường phía trước nhằm tổng kết 2020 và đưa ra những nhận định, cơ hội cho năm 2021.
Tới dự chương trình và phát biểu khai mạc hội thảo có sự góp mặt của ông Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ Thông tin & Truyền thông, ông Trần Nguyên Chung - Trưởng phòng An toàn hệ thống thông tin - Cục ATTT, ông Trương Đức Lượng - TGĐ Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC), và đại diện đến từ các đơn vị đồng hành tổ chức của công ty bảo mật CheckPoint Việt Nam, tổ chức xã hội CyberKid, đơn vị bảo trợ truyền thông BeatVN.
Phát biểu khai mạc, Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục ATTT đưa ra nhiều con số về hệ sinh thái IOT. Hiện nay, cứ mỗi giây, có 127 thiết bị IoT đang được kết nối với internet. Dự báo, đến năm 2025, trung bình một người sẽ có khoảng 9 thiết bị iOT được kết nối với internet. Sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị IoT cùng với nguồn dữ liệu khổng lồ được sản sinh sẽ đặt ra những yêu cầu mới trong tiếp cận và triển khai các biện pháp ATTT cho các tổ chức.
Cũng tại Hội thảo, các đơn vị lần lượt trình bày về các vấn đề ATTT nổi bật trong năm 2020. Đơn vị tổ chức Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam đã có bài trình bày tổng quan ngành đánh quá ATTT qua những sự kiện ATTT nổi bật năm 2020 và các lỗ hổng bảo mật phổ biến tồn tại trọng hệ thống CNTT tại Việt Nam. Checkpoint cũng chia sẻ về vấn đề ATTT trong chuyển đổi số, về những cơ hội và thách thức của Việt nam trong thời kỳ này.
Khối chuyên gia bảo mật VSEC cho biết, trên thế giới, mỗi phút có 720 người là nạn nhân của tội phạm mạng, tương đương 1.000.000 nạn nhân tội phạm mạng 1 ngày. Dự báo thiệt hại do mất an toàn thông tin mạng tăng trung bình 15%/năm bao gồm: phá hủy dữ liệu, đánh cắp tiền, gian lận, gián đoạn kinh doanh, tổn phí điều tra...Tại Việt Nam trong 2 năm gần đây, mỗi năm có trên 5000 cuộc tấn công mạng xảy ra và trên 7.000.000 địa chỉ IP bị nhiễm mã độc. Các chỉ số này có thể tăng gấp đôi nếu chúng ta không có các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin phù hợp.
Theo các chuyên gia, nguy cơ mất ATTT càng nhức nhối, đáng lo ngại hơn đối với nhóm yếu thế, đặc biệt là trẻ em. Trong chia sẻ tại hội thảo, CyberKid - Tổ chức xã hội bảo vệ an toàn của trẻ em Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh mạng khi tương tác trên Internet cho biết có đến 10,000 trẻ em là nạn nhân của tội phạm mạng được báo cáo từ 53 nước thành viên, 720,000 bức ảnh trẻ em bị lạm dụng tình dục bị đăng tải lên internet mỗi ngày, 706,435 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục trên mạng được báo cáo...
Cũng trong khuôn khổ chương trình, phần tọa đàm về Xu hướng ATTT 2021 tại Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đơn vị, doanh nghiệp và sự chia sẻ của các chuyên gia ngành bảo mật cùng các đại diện của Cục ATTT. Đại diện cục ATTT cho biết: "An toàn thông tin là điều kiện cơ bản, sống còn để chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số quốc gia tạo điều kiện cho ngành ATTT phát triển bứt phá. Năm 2021, Việt Nam định hướng tự chủ công nghệ, giải pháp, dịch vụ ATTT mạng sẽ là giải pháp căn cơ để đảm bảo ATTT, đẩy mạnh phát triển sản xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng đáp ứng nhu cầu trong nước, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Năm 2020 VN đã làm chủ được 90% các dòng sản phẩm, năm 2021 phấn đấu 100% dòng sản phẩm ATTT trong hệ sinh thái sản phẩm ATTT sẽ do Việt Nam sản xuất".
Chia sẻ tại tọa đàm, Ông Trương Đức Lượng cho biết: "những dữ liệu có giá trị về mặt thông tin và tài chính luôn là con mồi béo bở của tin tặc. Tiêu biểu về giá trị tài chính là khối tài chính - ngân hàng và các công ty thuộc khối Fintech. Khối tài chính - ngân hàng thì vấn đề ATTT tuy đã nhận được sự quan tâm đúng mức nhưng tần suất tấn công vẫn liên tục gia tăng do giá trị nó mang lại. Hơn thế nữa, khối Fintech lại đang đối mặt với nhiều rủi ro, vì Fintech có thiên hướng nhiều về phát triển nhanh nên việc để ý cho phần hạ tầng, vận hành ATTT dễ bị bỏ ngỏ. Lý do thứ hai là Fintech có số lượng thông tin khách hàng lớn. Thông thường lên đến hàng triệu, do đó nếu có sự cố thì giá trị mất đi thật sự khổng lồ."
Về các giá trị thông tin thì khối nhà nước sẽ là mục tiêu chủ yếu của tin tặc. Khối nhà nước hiện chuyển dần sang chính phủ điện tử, chính quyền số. Khi thông tin được số hóa thì đó sẽ là mục tiêu kẻ tấn công tập trung vào khai thác.
Bên cạnh đó, các chuyên gia ATTT dự đoán năm 2021 các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến vẫn rất phức tạp, gia tăng về số lượng và phương thức. Đặc biệt, khi xu hướng làm việc trực tuyến phát triển cũng làm tăng khả năng người dùng có thể bị tiếp cận những mối đe dọa trên không gian mạng, với những cách thức tấn công phổ biến như Ransomeware, Phishing, Ddos...
Gần 4.200 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam được hỗ trợ xử lý trong 10 tháng Trong 10 tháng đầu năm 2020, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 4.161 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Thông tin trên vừa được Bộ TT&TT cho biết trong báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 17/2019 của Chính...