Cán bộ ‘ăn’ hàng từ thiện : Biết nhưng không dám nói?
Trong vụ ăn chặn hàng từ thiện của người già, trẻ em, một trong những em nhỏ trong trung tâm biết vụ việc nhưng không dám nói.
Vụ cán bộ Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật ở Ba Vì (Hà Nội) ăn chặn hàng từ thiện bị phát giác đã gây cú sốc lớn cho dư luận.
Trong sân nhà nuôi dưỡng, cô bé T có dáng người gầy còm có mái tóc tém sát tai, khoác trên mình bộ trang phục quần soóc, áo sơ mi cũ kỹ là số ít trường hợp nơi đây biết giao tiếp.
Khi được hỏi về chuyện vừa xảy ra, T ngập ngừng: “Bọn em biết chứ nhưng nếu lên tiếng thì ai sẽ chăm sóc chúng em? Xảy ra chuyện rồi, chắc bọn em không được đi ra chợ để mua đồ nữa. Mấy hôm nay bảo vệ còn quây lưới sắt ở trên các bức tường, chắc là sợ bọn em trèo ra ngoài”.
T cho biết, hàng tuần, tất cả những người biết giao tiếp đều được đưa ra chợ để mua sắm đồ, hàng hóa. Ở trung tâm, mọi người được chăm sóc, ăn uống 3 bữa; bữa sáng ăn xôi, mỳ tôm, bún, phở hoặc cháo. Còn bữa trưa và tối thì được dùng cơm với thịt.
Tại trung tâm, có một số ít biết giao tiếp còn lại nhiều trường hợp chỉ biết chỉ tay ra hiệu ám chỉ.
Video đang HOT
Nhân viên trung tâm nhân đạo vượt rào đưa hàng từ thiện ra ngoài. Ảnh: GĐVN
Bà Nguyễn Thị Lan (người dân địa phương) lắc đầu chua xót: “Người khuyết tật ở đây có hiểu thế nào là ăn chặn đâu. Bao năm nay, chính mắt họ nhìn thấy đồ của mình được tuồn ra ngoài, tiền của mình vào tay người khác mà họ có hiểu gì đâu. Họ thấy nhưng không biết được là cán bộ đang ăn chặn đồ của mình, mà vẫn vô tư nô đùa. Đau xót lắm!”.
Cũng theo bà Lan: “Trung tâm đang nuôi dưỡng khoảng 100 trẻ em không có khả năng nhận thức. Chỉ số ít trường hợp ở đây biết giao tiếp nhưng dù thấy họ cũng không dám nói ra. Nói ra rồi, liệu họ có được sống yên hay không? Liệu rằng họ vẫn được chăm sóc (?)”.
Là một người dân thôn Liên Minh, anh T, chủ cửa hàng ăn T.D cho biết: “Chuyện này xưa như trái đất rồi, tồn tại cũng gần 20 năm nay(?). Ngày xưa Hà Tây chưa sát nhập Hà Nội thì trung tâm này chỉ nhận nuôi dưỡng những người già có hộ khẩu ở nội đô nhưng sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội thì trung tâm nhận chăm sóc cả những trẻ em tàn tật, khuyết tật và những đối tượng không nơi nương tựa. Vì vậy, những đối tượng ở trung tâm đó không chỉ có những người không thể nhận thức mà có cả những người bình thường”.
“Không chỉ riêng tôi mà tất cả người dân ở thôn này, xã này đều biết chuyện (ăn chặn) lâu lắm rồi nhưng nói ra thì chúng tôi có yên không và chúng tôi sẽ được gì (?). Sự việc xảy ra chỉ là giọt nước tràn ly mà thôi”, anh T cho hay.
Trong cửa hàng gội đầu của bà N, bà N cho biết: “Thời điểm cuối ngày, hàng hóa từ trung tâm được tuồn ra và đưa đến các cửa hàng tạp hóa trong khu chợ thôn Liên Minh. Đến một đứa trẻ 10 tuổi cũng nhận biết được đâu là hàng từ thiện được bán lại. Giá họ bán ra cũng rẻ lắm.
Một chiếc khăn tắm có giá bán hàng mấy trăm nghìn thì ở đây chỉ từ 40.000 – 50.000 đồng/cái. Gói bánh, gói kẹo có giá vài chục nghìn thì kẹo của trung tâm chỉ 2.000 – 5.000 đồng/gói. Dân ở đây mua về đãi thợ xây hàng bao tải, mỗi tải chỉ 100.000 đồng”.
Từng là cán bộ chăm sóc tại trung tâm nuôi dưỡng người tàn tật, bà N.T.T (57 tuổi) thẳng thắn nói: “Rất nhiều đoàn từ thiện đến đây, họ mang cả tiền, cả vật phẩm. Có những ngày, có cả chục đoàn đến trao quà từ thiện nhưng chính việc làm từ thiện ồ ạt, không tìm hiểu trước lại vô hình chung tiếp tay cho lòng tham của mỗi con người”.
Những phận đời đang được nuôi dưỡng tại trung tâm.
Theo thông tin trên báo chí, có 12 cán bộ, nhân viên (chưa kể bảo vệ) liên quan đến việc ăn chặn hàng từ thiện ở Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội (xã Thuỵ An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội).
Ông Đỗ Đức Hồng, Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội cho biết, qua xác minh, làm rõ trong số 12 người được mời lên làm việc chỉ có 8 cán bộ của Trung tâm có liên quan đến việc tuồn hàng từ thiện ra bên ngoài. Trong số này, không có ai trong Ban lãnh đạo Trung tâm tham gia, mà chỉ có một số cán bộ, còn lại đa số là nhân viên hợp đồng, làm ngoài giờ.
Những cán bộ, nhân viên tuồn hàng từ thiện ra bên ngoài đều khai nhận rằng, số hàng đó là được một số tổ chức đến làm từ thiện trong Trung tâm cho cán bộ chăm sóc. Một số hàng là do các cháu ăn không hết nên cho cán bộ.
“Các cán bộ, nhân viên đó đều khai nhận mang hàng từ thiện được cho về nhà cho con cháu ở nhà ăn, chứ không phải mua lại, cũng không phải tuồn hàng ra để bán”, ông Hồng nói.
Thanh Thanh (Tổng hợp)
Theo baodatviet
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu làm rõ thông tin về nghi vấn ăn chặn hàng từ thiện
Ngày 26/9, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu thành lập đoàn kiểm tra làm rõ thông tin báo chí nêu về nghi vấn ăn chặn hàng từ thiện tại trung tâm nhân đạo tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà nội.
Xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm (nếu có) theo đúng quy định pháp luật.Ngày 25/9/2019, báo điện tử Gia đình Việt Nam đăng bài Ăn chặn hàng từ thiện ở trung tâm nhân đạo: Hùa nhau tuồn hàng qua khu cổng bí mật, phản ảnh việc nhiều cán bộ, nhân viên đang công tác tại Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội (có địa chỉ tại xã Thuỵ An, huyện Ba Vì, Hà Nội) thường xuyên tuồn hàng từ thiện do các cá nhân, tổ chức trao tặng ra ngoài. Hàng từ thiện được tuồn ra ngoài bán diễn ra thường xuyên, số lượng lớn, nhất là sau mỗi đợt thiện nguyện.
Nhân viên trung tâm nhân đạo vượt rào đưa hàng từ thiện ra ngoài. Ảnh cắt từ clip.
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND TP giao Chánh Thanh tra TP chủ trì, phối hợp Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và xã hội thành lập đoàn kiểm tra làm rõ thông tin báo nêu; xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm (nếu có) theo đúng quy định pháp luật; báo cáo Thành ủy, UBND TP trước ngày 5/10/2019; Kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân và người đứng đầu cơ sở (nếu có) theo quy định.
Sở Lao động, Thương binh và xã hội tăng cường chức năng quản lý nhà nước theo quy định, thường xuyên kiểm tra công tác quản lý, điều hành và nghiệp vụ tại các trung tâm, đơn vị trực thuộc trên địa bàn TP. Văn phòng UBND TP theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện chỉ đạo trên, tổng hợp báo cáo UBND TP.
Theo kinhtedothi
Miệt mài làm việc này, không ngờ có ngày đất cằn trả ơn "vàng" Ở thôn Vật Yên, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, bà Phùng Thị Thơ được nhiều người biết đến là người phụ nữ giỏi và kiên cường. Với sự nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, đến nay bà đã làm chủ trang trại 12ha với mô hình nông nghiệp vườn - ao - chuồng khoa học, khép kín... Sỏi đá cũng thành cơm...