Căn biệt thự với garage ngầm có thể chứa 50 ôtô
Căn biêt thư 12 triêu USD vơi đây đủ tiên nghi tại Mỹ này có thể chứa 50 chiếc ôtô.
Tại tiểu bang Montana, Mỹ, một căn biệt thự nằm ở chân dãy núi Rocky đang trở thành cơn sốt khi được rao bán với giá 12 triệu USD.
Điểm đặc biệt ở căn biệt thự này chính là nó gần như trở thành một địa điểm rất lý tưởng cho những tay chơi xe muốn đem cả bộ sưu tập xe hơi của mình từ thành phố về với thôn quê và tận hưởng một cuộc sống hài hòa với thiên nhiên nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ tiện nghi.
Ngay phía dưới đường lái xe dẫn vào biệt thự là một cơ sở ngầm tách biệt có sức chứa 50 ôtô.
Phòng bảo trì có thiết bị nâng hạ 2 trụ và hệ thống đo dyno được bố trí sẵn mà thường chỉ có ở những xưởng ôtô chuyên dụng.
Ngoài ra nơi đây còn có một bộ sạc điện cho xe Tesla và một trạm rửa xe tích hợp bên trong.
Biệt thự cũng có một máy bơm xăng công suất hơn 4.000 lít.
“Thiên đường ôtô” này trở nên nổi tiếng sau khi được đăng tải trên trang web Zillow – dữ liệu bất động sản.
Video đang HOT
Được xây dựng lần từ năm 1987, căn biệt thự này nằm trên một khu đất rộng hơn 80.000 m2 với tầm nhìn đẹp.
Khu đất rộng lớn này bao gồm dinh thự chính, một nhà khách biệt lập và còn có một dinh thự dành cho những người trông coi.
Biệt thự này không chỉ có nhiều chỗ để xe hơn những kiểu nhà ở thông thường, mà còn đi kèm theo mọi thứ mà một nhà sưu tập ôtô muốn có.
Tesla trước làn sóng ôtô điện Trung Quốc
Tesla - hãng xe điện đại diện của nước Mỹ - sẽ phải "chiến đấu" với hàng loạt công ty xe điện khác đến từ Trung Quốc.
Thành lập từ 2003 những mãi đến thời gian gần đây, Tesla mới chứng tỏ khả năng đi đầu trên thị trường xe điện. Trong hai năm qua, công ty do Elon Musk sáng lập và điều hành đã trở thành công ty ôtô có giá trị nhất thế giới, chủ yếu nhờ vào Model 3 - mẫu xe điện giá rẻ được sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới.
Tuy nhiên, khi Tesla đang nỗ lực sản xuất hàng loạt Model 3, các công ty khởi nghiệp mới về xe điện cũng bắt đầu đường đua cạnh tranh và giành thị phần, chủ yếu tại Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc cũng đang là thị trường màu mỡ để Tesla khai thác. Điều này đặt ra viễn cảnh Tesla không chỉ đối đầu với các công ty Trung Quốc tại thị trường bản địa, mà còn trên toàn cầu.
Tesla - người tiên phong
Hình thành trong thời gian không quá dài so với các hãng ôtô truyền thống, Tesla nhanh chóng trở thành công ty hàng đầu về xe điện. Trong số các nhà sản xuất ôtô tầm cỡ, công ty của Elon Musk cũng là hãng duy nhất được đầu tư độc quyền vào sản xuất xe điện.
Xe Tesla sản xuất ở Trung Quốc đang chờ xuất đi nước ngoài, tháng 10/2020. Ảnh: CNSphoto
Với vị thế tiên phong, Tesla có cơ hội lớn trong thị trường xe điện - phương tiện đang có nhu cầu ngày càng tăng. Tại Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu, doanh số bán ôtô điện đã tăng 30-40% hàng năm trong vòng 5 năm qua.
Tesla hiện bán khá ít sản phẩm trên thị trường, nhưng các mẫu đều có tiếng vang lớn, nhất là hai mẫu được bán gần đây nhất là Model S và Model X. Model S - sedan thể thao sang trọng có động cơ điện 691 mã lực - được Consumer Reports vinh danh là xe điện tổng thể tốt nhất trong hai năm 2014 và 2015. Mẫu SUV Model X cũng đã giành được giải thưởng Green Vehicle năm 2016.
Với rất nhiều thành công, không quá khó hiểu khi Tesla đang trở thành mục tiêu để các công ty xe điện khác lấy làm mục tiêu cạnh tranh.
Vấn đề của Tesla
Dù là cái tên nổi tiếng nhất trong phân khúc xe điện, Tesla vẫn có những điểm yếu mà các đối thủ dễ dàng "bắt bài". Trong đó, vấn đề cấp bách nhất là khả năng đáp ứng hạn ngạch sản xuất và thời gian giao hàng.
Trong quá khứ, không ít lần Tesla lỗi hẹn với khách hàng. Tháng 7/2017, Elon Musk tuyên bố trên Twitter rằng công ty có thể sản xuất 20.000 chiếc Model 3 trong vòng một tháng, kể từ tháng 12. Tuy vậy, sản lượng thực tế chỉ đạt 2.425 cho toàn bộ quý IV năm đó. Thậm chí, trong tháng 9/2017, một số tờ báo phát hiện công nhân Tesla lắp ráp ôtô bằng tay thay vì các cỗ máy tự động.
Tỷ lệ sản xuất thấp khiến thời gian chờ đợi của khách hàng tăng lên. Với hơn 400.000 đơn đặt trước Model 3, thời gian giao hàng có thể hơn một năm. Không ít khách hàng đã tỏ ra chán nản khi phải chờ đợi lâu như vậy.
Bên cạnh đó, Tesla cũng gặp phải một số khó khăn nhất định về vấn đề tài chính. Mỗi giờ, công ty tiêu tốn hơn nửa triệu USD cho việc sản xuất. Hãng đã bắt đầu huy động các nguồn vốn mới, nhưng tình hình chưa thực sự khả quan.
Sự chậm chân của Tesla cũng là cơ hội của các hãng xe khác. Bolt - mẫu xe điện giá phải chăng của Chevrolet - đã vượt Model S, Model X và Model 3 về số lượng giao hàng trong hai quý cuối 2017. Trong khi đó, mẫu Nissan Leaf cũng nhận được sự quan tâm hơn do thời gian giao hàng sớm hơn.
Xe điện Trung Quốc - thách thức lớn nhất với Tesla
Năm 2019, ít nhất 10% doanh số ôtô mới tại Trung Quốc là xe điện. Với nhu cầu tăng, các công ty khởi nghiệp nước này bắt đầu tham gia thị trường, từ đó tác động trực tiếp đến Tesla. So với công ty đến từ Mỹ, các start up Trung Quốc có lợi thế hơn rất nhiều: được nhà nước ủng hộ, có thể sản xuất ở quy mô lớn, có kinh nghiệm sản xuất các mẫu xe chất lượng cao với giá cả phải chăng.
Chery là một trong những công ty sản xuất xe điện tại Trung Quốc. So với các mẫu xe Tesla được bán trên 20.000 USD, mẫu xe Chery eQ có giá chỉ 9.000 USD nhờ vào sự bảo trợ của chính phủ. Mức giá này đang khiến xe Tesla trở nên khó cạnh tranh hơn tại thị trường tỷ dân.
Yếu tố cuối cùng giúp các công ty khởi nghiệp Trung Quốc trở thành mối đe dọa tiềm tàng lớn nhất đối với Tesla là kỹ thuật. Trong đó, pin là quan trọng nhất.
Hầu hết các loại pin trên ôtô điện hiện nay đều sử dụng công nghệ Lithium-ion thay vì pin Niken-cadmium hoặc axit chì truyền thống nhờ vào ưu điểm tích điện nhiều hơn và kích thước nhỏ hơn. Trong khi đó, Trung Quốc lại là nơi sản xuất và tích trữ pin Lithium-ion nhiều nhất thế giới. Việc kiểm soát nguồn cung pin Lithium-ion có thể giúp các công ty Trung Quốc tiếp cận nguồn hàng nhanh hơn so với Tesla.
Những đối thủ Trung Quốc của Tesla
Hiện tại, Tesla đang cạnh tranh với rất nhiều đối thủ đến từ Trung Quốc. Trong đó, Nio là hãng có tiềm năng đối đầu Tesla nhất. Hãng đã ra mắt một số mẫu, nổi bật nhất có ES8 - chiếc xe có kiểu dáng sang trọng, công nghệ hàng đầu, nội thất cao cấp và được bán với giá phải chăng. Nio cũng là công ty có nguồn tài chính không thua kém Tesla. Gần đây, hãng cũng đã nhận được 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư.
Xpeng cũng là công ty nằm trong nhóm đối thủ tiềm năng của Tesla. Hãng cũng đã trình làng mẫu xe điện G3 với điểm nổi bật nhất là khả năng thích ứng với công nghệ tự lái với hàng loạt camera đi kèm và phần mềm. Hiện tại, hệ thống này để hỗ trợ đỗ xe và cho các mục đích an toàn, nhưng có thể được cập nhật cho tính năng tự lái trong tương lai.
Không chỉ tại Trung Quốc, Tesla có thể bị cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Byton - công ty có trụ sở tại Trung Quốc, được cựu nhân viên BMW là Carsten Brietfeld đứng đầu - đã cho ra chiếc SUV mới với hàng loạt công nghệ hàng đầu, được mệnh danh là "xe của tương lai" như cửa xe mở khóa bằng nhận diện khuôn mặt, hệ thống kết nối Internet và điều khiển xe qua 5G. Byton ban đầu nhắm mục tiêu khách hàng Trung Quốc, nhưng đang có tham vọng mở rộng sang Mỹ và châu Âu.
Nio, Xpeng và Byton đều là những doanh nghiệp xe điện rất có triển vọng. Tuy vậy, giới chuyên gia cho rằng các công ty này sẽ khó cạnh tranh hơn trong bối cảnh hiện tại. "Khi mới xuất hiện, Tesla chỉ cạnh tranh với chính mình. Nhưng với Nio, Xpeng và Byton, họ sẽ phải đối đầu không chỉ Tesla, mà còn giữa các công ty này với nhau", một chuyên gia nhận xét.
Tương lai của Tesla
Bất chấp khó khăn, Tesla vẫn đang thực hiện nhiều dự án mới đầy tham vọng. Công ty của Elon Musk có kế hoạch "hồi sinh" Roadster - chiếc xe thể thao đầu tiên của Tesla được giới thiệu năm 2008 - trong một hình thức mới và tốt hơn. Gần đây nhất, công ty cũng cho ra mắt mẫu bán tải Cybertruck với thiết kế hầm hố và sẽ sản xuất hàng loạt cuối 2021.
Các chuyên gia dự đoán, Tesla sẽ vẫn giữ vị thế hàng đầu về xe điện trong tương lai, nhờ các mẫu xe đã làm nên tên tuổi. Bên cạnh đó, danh tiếng của công ty cũng đã được công nhận ở không chỉ Trung Quốc, mà còn ở Mỹ và châu Âu - nơi mà các hãng Trung Quốc chưa thể đặt chân tới.
"Tesla khó sụp đổ. Có một kịch bản dễ xảy ra hơn, là Tesla sẽ chia sẻ sự thống trị của mình tại một số thị trường, nhất là những nơi có nhiều đối thủ như Trung Quốc", một chuyên gia nhận định.
Chức năng tự lái của xe Tesla bị phát hiện có lỗ hổng chết người Chức năng Autopilot trên xe điện Tesla có thể được kích hoạt và sử dụng dù không có người ngồi trên ghế lái. Trong một thử nghiệm thực hiện bởi Consumer Reports (CR), lỗ hổng an toàn trên xe Tesla được phát hiện khi chức năng Autopilot có thể được kích hoạt dù không có ai ngồi sau vô-lăng. Đề làm được điều...