Cần biết các triệu chứng COVID-19 nhẹ và trung bình

Theo dõi VGT trên

Hiện nay COVID-19 đã và đang bùng phát mạnh, thành đại dịch toàn cầu với nhiều người mắc và tử vong ở nhiều quốc gia.

Hiện nay COVID-19 đã và đang bùng phát mạnh, thành đại dịch toàn cầu với nhiều người mắc và tử vong ở nhiều quốc gia. Vì vậy, cần biết các triệu chứng nhẹ và trung bình của bệnh để chẩn đoán phát hiện sớm, nhằm xử trí, can thiệp kịp thời, tránh nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng.

Các triệu chứng và thể bệnh của COVID-19

COVID-19 là bệnh do Coronavirus chủng mới SARS-CoV-2 gây ra. Chúng có thể tạo nên một loạt các triệu chứng như sốt, ho, mất khứu giác và vị giác… Thực tế, có một số người bị bệnh nhẹ với ít triệu chứng trong khi đó một số người khác mắc bệnh nặng hơn. Các triệu chứng điển hình là sốt, ho và mệt mỏi. Một số triệu chứng khác có thể bao gồm: hụt hơi, mất mùi hoặc vị, đau nhức cơ thể, đau đầu, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Hiện tượng của các triệu chứng bệnh có thể khác nhau ở từng người. Ở Mỹ, một nghiên cứu vào tháng 8/2020 sử dụng mô hình toán học để dự đoán thứ tự xảy ra triệu chứng với 55.924 người mắc bệnh COVID-19 được khảo sát. Kết quả ghi nhận thứ tự xuất hiện triệu chứng ở bệnh nhân là sốt, ho, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy.

Sau đó có 1.099 người bệnh mắc COVID-19 trong số bệnh nhân trên được lọc ra, chia thành hai loại là bệnh nặng và không nặng, thì thứ tự xuất hiện triệu chứng cũng giống nhau như khi khảo sát trên số lớn người bệnh đã nêu trên. Nó cũng giống nhau giữa những người bệnh nặng và không nghiêm trọng.

Theo đó, các trường hợp mắc COVID-19 được phân loại mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Theo hướng dẫn điều trị bệnh của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), quy định các mức độ như sau:

Bệnh nhẹ khi có bất kỳ một triệu chứng nào đó của COVID-19, ngoại trừ triệu chứng thở gấp và khó thở.

Bệnh trung bình khi có triệu chứng bệnh ở đường hô hấp dưới như viêm phổi, nhưng nồng độ oxy trong máu vẫn ở mức 94% hoặc cao hơn.

Bệnh nặng khi có biểu hiện nhịp thở cao, có dấu hiệu bệnh phổi nặng, nồng độ oxy trong máu thấp hơn 94%.

Nghiên cứu ghi nhận có khoảng 81% người mắc COVID-19 bị bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình, hầu hết các trường hợp này có thể tự phục hồi ở tại nhà. Điều quan trọng là mặc dù bị bệnh nhẹ và trung bình nhưng phải tiếp tục theo dõi các triệu chứng cho đến khi được phục hồi. Lưu ý rằng lúc đầu có thể có các triệu chứng nhẹ, nhưng sau đó có thể sẽ trở nên nặng hơn, dẫn đến bệnh nghiêm trọng.

Cần biết các triệu chứng COVID-19 nhẹ và trung bình - Hình 1

Mất khứu giác và vị giác..

Nhiễm trùng không triệu chứng

Trên thực tế, có một số người bị nhiễm Coronavirus chủng mới của COVID-19, nhưng không có biểu hiện bất kỳ một triệu chứng nào. Trường hợp này được gọi là bệnh nhiễm trùng không triệu chứng. Những người mắc COVID-19 không có triệu chứng thì không phải lúc nào cũng được kiểm tra, nên không biết thực trạng người bệnh nhiễm trùng không triệu chứng chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trong cộng đồng.

Ở Mỹ, theo một đánh giá được thực hiện từ tháng 9/2020 trong số 79 nghiên cứu, kết quả ước tính có khoảng 20% những người mắc COVID-19 do nhiễm SARS-CoV-2 không bao giờ có biểu hiện triệu chứng bệnh lý. Nhiều người không có triệu chứng bệnh nên không biết rằng mình đã bị nhiễm vi rút, tuy vậy họ vẫn có khả năng lây nhiễm vi rút sang cho người khác.

Đó là lý do tại sao phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa như mang khẩu trang khi tiếp xúc với những người ở bên ngoài gia đình của mình, rửa tay thường xuyên, giãn cách mức độ cần thiết, thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc ở trong nhà…

Triệu chứng mất khứu giác và vị giác

Một triệu chứng tiềm ẩn của COVID-19 là mất khứu giác và vị giác. Ở Mỹ, một kết quả khảo sát đánh giá vào tháng 8/2020 của 24 nghiên cứu ghi nhận bệnh nhân mất khứu giác chiếm tỷ lệ khoảng 41%, mất vị giác chiếm tỷ lệ khoảng 38,2%.

Triệu chứng mất mùi và mất vị cũng có liên quan đến các trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ. Một nghiên cứu đánh giá vào tháng 01/2021 ở 1.363 người mắc COVID-19 ghi nhận có 85,9% người bị bệnh nhẹ có triệu chứng mất khứu giác và vị giác so với tỷ lệ 4,5 đến 6,9% người bị bệnh mức độ trung bình và nặng.

Triệu chứng này thường biến mất ở 95% các trường hợp mắc bệnh trong vòng 6 tháng. Có một người bệnh báo cáo với bác sĩ chỉ có triệu chứng nghẹt mũi, không có dấu hiệu gì khác ngoài biểu hiện dị ứng. Sau đó đã đi khám kiểm tra và thử nghiệm nhanh đã cho kết quả dương tính với COVID-19.

Triệu chứng mất khứu giác và vị giác thường xảy ra ở phụ nữ và trẻ em nhiều hơn ở những người lớn. Triệu chứng này có thể xảy ra mà không bị sổ mũi, nghẹt mũi. Một nghiên cứu vào tháng 8/2020 cũng ghi nhận triệu chứng mất khứu giác và vị giác có thể xuất hiện trước các triệu chứng khác của COVID-19.

Mắc bệnh nhưng không sốt

Sốt là một trong những triệu chứng phổ biến khi mắc COVID-19. Nhưng cũng có các trường hợp bị mắc bệnh nhưng khộng bị sốt. Ở Mỹ, một nghiên cứu thực hiện từ tháng 5/2020 để đánh giá các triệu chứng COVID-19 của thể bệnh nhẹ ở 172 bệnh nhân, chỉ có 20 trường hợp chiếm tỷ lệ 11,6% được ghi nhận là có triệu chứng sốt. Một nghiên cứu khác vào tháng 7/2020 cũng đánh giá 147 cuộc gặp gỡ, tiếp xúc ở những người cần hỗ trợ dịch vụ y tế khẩn cấp do mắc COVID-19 phát hiện các triệu chứng như sốt và ho không xuất hiện trong 43 cuộc gặp gỡ này, chiếm tỷ lệ khoảng gần 30%.

Các nhà khoa học lưu ý những người lớn tuổi có nhiệt độ cơ thể bình thường thấp hơn so với những người trẻ tuổi, do đó nhiệt độ sốt cũng có thể thấp hơn. Điều này là làm cho việc xác định triệu chứng sốt ở nhóm tuổi này cũng gặp khó khăn. Một người bệnh đã nói với bác sĩ là chưa bao giờ bị sốt và ho. Triệu chứng bệnh chỉ bắt đầu với dấu hiệu đau vòm miệng, chảy nước mũi sau và hắt hơi kéo dài một ngày. Sau đó khứu giác suy giảm nhanh chóng, thậm chí không thể ngủi thấy mùi hôi thối của chất cặn bã thải ra.

Mắc bệnh nhưng không ho

Giống như triệu chứng sốt, ho cũng là một triệu chứng thường gặp khi mắc COVID-19. Các nhà khoa học ghi nhận phần lớn những người mắc bệnh có triệu chứng ho khan khá phổ biến, triệu chứng ho ướt hay ho có đàm cũng có thể xảy ra. Tuy vậy cũng có trường hợp không bị ho. Ở Mỹ, một nghiên cứu được khảo sát vào tháng 5/2020 ở 172 bệnh nhân nhẹ ghi nhận chỉ có 69 trường hợp, chiếm tỷ lệ 40,1% có triệu chứng ho. Số còn lại mặc dù mắc bệnh nhưng không có triệu chứng ho.

Tiến triển bệnh lý của COVID-19

Khi mắc COVID-19, các triệu chứng bệnh có thể tiến triển với khả năng chuyển từ thể bệnh nhẹ hoặc thể bệnh trung bình sang thể bệnh nặng. Tình trạng này thường xảy ra khoảng một tuần sau khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện lần đầu tiên và có thể sớm hơn hay muộn hơn.

Các nhà khoa học đã phân tích sự tiến triển của những người mắc COVID-19 ghi nhận khung thời gian từ khi bắt đầu có triệu chứng thông thường đến khi có triệu chứng khó thở khoảng 5 đến 8 ngày. Ở những người bị bệnh nặng, thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cho đến khi nhập viện để được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt ICU (Intensive Care Unit ) khoảng 9,5 đến 12 ngày.

Thời gian phục hồi sau khi bị mắc COVID-19 thể nặng và nghiêm trọng là bao lâu, hiện chưa được xác định rõ, vì thời gian này có thể khác nhau ở từng người. Kết quả phục hổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác và sự hiện diện của các vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn khác.

Đối với trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ hoặc trung bình kéo dài bao lâu cũng tương tự, vì phần lớn các nghiên cứu về bệnh chỉ tập trung vào những bệnh nặng, do đó ít có thông tin về thời gian tiến triển chính xác ở các bệnh thể bênh này. Một nghiên cứu vào tháng 7/2020 tập trung khảo sát ở những bệnh nhân mắc COVID-19 thể bệnh nhẹ và trung bình ghi nhận các đối tượng này có ít nhất một triệu chứng trong thời gian trung bình 9,82 ngày.

Trường hợp dai dẳng kéo dài

Trên thực tế, một số người mắc COVID-19 bất kể ở mức độ bệnh nặng và nghiêm trọng hay không vẫn có thể gặp các triệu chứng dai dẳng kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi các triệu chứng cấp tính qua đi. Các dấu hiệu biểu hiện được ghi nhận trong những trường hợp này là mệt mỏi, hụt hơi, đau khớp xương, đau ngực hoặc đánh trống ngực, bị nhầm lẫn hoặc có dấu chứng sương mù não… Hiện nay rất ít thông tin về những nguyên nhân hay lý do giải thích tạo sao các triệu chứng của COVID-19 kéo dài dai dẳng xuất hiện ở một số bệnh nhân. Vấn đề này đang được các nhà khoa học nghiên cứu để tìm ra lý giải.

Khi nào thì nên đi xét nghiệm phát hiện bệnh?

Các nhà khoa học khuyến cáo bất cứ những ai có bất kỳ một triệu chứng nào của COVID-19 đều phải nên đi xét nghiệm phát hiện bệnh, ngay cả khi có các triệu chứng nhẹ. Một số các trường hợp khác cũng phải được xét nghiệm phát hiện bệnh theo khuyến cáo gồm:

Người có quan hệ tiếp xúc gần với người đã chẩn đoán xác định mắc COVID-19. Điều này có nghĩa là người đã tiếp xúc gần với những người mang mầm bệnh trong khoảng cách 6 feet (tương ứng 2 mét) trong vòng 15 phút hoặc lâu hơn với khoảng thời gian 24 giờ.

Người có rủi ro cao khi có các hoạt động, sinh hoạt có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 hoặc mầm bệnh SARS-CoV-2 qua sự tiếp xúc. Những trường hợp người đi du lịch hoặc đi đến nơi tụ tập đông người… cần phải kiểm tra và thực hiện xét nghiệm phát hiện bệnh.

Người cần phải xét nghiệm theo yêu cầu của các sơ sở y tế hay cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, như những trường hợp trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật để phát hiện bệnh.

Một vấn đề cần lưu ý là sau thực hiện xét nghiệm để phát hiện bệnh, người chờ nhận kết quả xét nghiệm cần phải cách ly tại nhà cho đến khi có kết quả được thông báo. Bởi người xét nghiệm bị nhiễm vi rút gây bệnh thì có khả năng lây lan cho người khác trong khi chờ kết quả.

Thời gian lây nhiễm bệnh

Một khảo sát đánh giá vào tháng 12/2020 ở Mỹ để kiểm tra sự lây lan của vi rút gây bệnh trong 79 nghiên cứu khác nhau về SARS-CoV-2, các nhà khoa học đã ghi nhận lượng vi rút được phát hiện ở đường hô hấp trên bao gồm mũi và họng đạt đỉnh điểm từ rất sớm, thường trong 3 đến 5 ngày đầu tiên của bệnh.

Trong một số nghiên cứu ghi nhận, vi rút sống dễ dàng được phân lập ở các mẫu bệnh phẩm lấy tại đường hô hấp cũng từ rất sớm, điều này không như các nghiên cứu trước là vi rút được phát hiện vào ngày 8 hoặc 9 của bệnh. Trên thực tế, một số nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt về vấn đề này giữa thể bệnh nhẹ, trung bình hoặc nặng.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu gặp phải khó khăn trong việc phân lập vi rút sống vào ngày thứ 9 của bệnh. Điều này phù hợp với quy định hiện tại là phải cách ly tại nhà trong 10 ngày nếu bị mắc hoặc nghi ngờ bị mắc COVID-19. Các nhà khoa học cho rằng thời gian vi rút gây bệnh dễ lây lan nhất khi các triệu chứng lâm sàng bắt đầu xuất hiện. Tuy vậy, một số người bệnh có thể thải ra vi rút trong thời gian dài hơn sau đó.

Khi bị mắc COVID-19, thời điểm mà người bệnh có thể tiếp xúc gần với các người khác phải bảo đảm các yêu cầu gồm: Phải có ít nhất 10 ngày giãn cách kể từ khi có các triệu chứng thông thường xuất hiện đầu tiên. Đã có khoảng thời gian 24 giờ không bị sốt và không sử dụng thuốc hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen. Các triệu chứng bệnh lý khác đang được cải thiện dần.

Trường hợp ngoại lệ, triệu chứng mất khứu giác và vị giác có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng sau khi bệnh được phục hồi. Nếu xét nghiệm có kết quả dương tính mà không có triệu chứng lâm sàng thì có thể tiếp xúc gần với những người khác khi đã quá 10 ngày, kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính.

Dấu hiệu cần phải được chăm sóc y tế
Đối với một số trường hợp, COVID-19 có thể tiến triển thành bệnh nặng và khá nghiêm trọng. Các dấu hiệu cần cảnh báo và lưu ý gồm: khó thở, triệu chứng đau và tăng áp lực trong ngực không biến mất, da mặt và niêm mạc môi xanh tái, bị hoang mang, lú lẫn…

Theo Hiệp hội Phổi (Mỹ), mức độ bão hòa oxy bình thường từ 95 đến 97%. Nếu dưới mức độ này có thể là dấu hiệu hệ hô hấp đang gặp sự khó khăn trong việc cung cấp khí oxy cho các cơ quan và mô tế bào trong cơ thể. Thiết bị đo và đọc oxy xung ở tại nhà có thể giúp theo dõi nồng độ oxy trong máu khi mắc COVID-19, đặc biệt trong trường hợp có nguy cơ bệnh nặng. Nên trao đổi với bác sĩ trước khi mua máy đo oxy xung cho mục đích theo dõi này. Bên cạnh đó cần phải theo dõi kỹ càng các triệu chứng khác như tình trạng ho, khó thở và đau ngực.

Cần biết các triệu chứng COVID-19 nhẹ và trung bình - Hình 2

Mất khứu giác, vị giác do Covid-19 có thể kéo dài

Đến nay, hầu hết chuyên gia đã công nhận chứng mất khứu giác, vị giác là dấu hiệu của việc nhiễm Covid-19.

Mất khứu giác, vị giác do Covid-19 có thể kéo dài - Hình 1

Điều trị bệnh nhân Covid-19 trong một bệnh viện tại California, Mỹ - ẢNH:REUTERS

Nghiên cứu mới đây còn cho thấy những triệu chứng này có thể kéo dài đến 5 tháng, sau khi một người bị nhiễm SARS-CoV-2 (vi rút gây ra Covid-19) lần đầu tiên, theo chuyên trang MedicineNet.

Cụ thể, nhóm học giả thuộc Đại học Laval (TP.Quebec, Canada) đã tiến hành phân tích dữ liệu sức khỏe (cụ thể là khả năng vị giác và khứu giác) của hơn 800 nhân viên y tế có tiền sử nhiễm Covid-19 trong vòng 5 tháng và hiện đã phục hồi. Theo đó, kết quả cho thấy 2/3 số người tham gia đều có báo cáo họ đã mất khứu giác, vị giác trong khi nhiễm bệnh và gần 1/2 trong số này cho biết họ chưa thể hồi phục hoàn toàn sau 5 tháng.

Tâm sự tình nguyện viên tiêm thử vắc xin Nano Covax ngừa Covid-19 của Việt Nam

Tiến sĩ Nicolas Dupre, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Ngay từ đầu đại dịch, chúng ta đã ghi nhận một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị mất khả năng ngửi mùi. Đây là dấu hiệu phổ biến trong nhiều loại bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên với Covid-19, tình trạng có thể tệ hơn nhiều".

Ở các loại vi rút khác, mùi và vị thường trở lại sau khi các xoang được thông thoáng nhờ quá trình điều trị. Tuy nhiên, với Covid-19, vi rút có thể xâm nhập và giết chết một số tế bào trong vùng khứu giác của não, từ đó ảnh hưởng lâu dài đến nhận biết mùi, tiến sĩ Nicolas Dupre giải thích.

Chuyên gia người Canada cũng nói thêm ngay cả khi một người phục hồi sau khi nhiễm Covid-19, khả năng cảm nhận mùi, vị cũng có thể không còn được như trước; trong một vài trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn có thể mất khả năng này vĩnh viễn.

Triệu chứng nhiễm Covid-19 có gì khác với cảm sốt thường | Bác sĩ Chợ Rẫy giải đáp

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

CSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứuCSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứu
07:34:22 18/12/2024
Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyênGiảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên
15:48:35 17/12/2024
Phát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruộtPhát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruột
08:53:16 17/12/2024
Chớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào ngườiChớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào người
10:02:29 18/12/2024
Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổiUng thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi
05:43:27 18/12/2024
Lá ổi - 'thần dược' bảo vệ gan và chữa vô số bệnhLá ổi - 'thần dược' bảo vệ gan và chữa vô số bệnh
21:12:36 16/12/2024
Bệnh trĩ có gây ung thư đại trực tràng không?Bệnh trĩ có gây ung thư đại trực tràng không?
21:15:24 16/12/2024
Chế độ ăn cho người bệnh hẹp van hai láChế độ ăn cho người bệnh hẹp van hai lá
05:45:30 18/12/2024

Tin đang nóng

Vợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiểnVợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiển
16:47:57 18/12/2024
Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú MỹDiễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ
16:45:19 18/12/2024
Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?
16:54:57 18/12/2024
Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tênEm trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên
15:05:10 18/12/2024
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?
18:33:05 18/12/2024
Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVFChae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF
18:06:11 18/12/2024
Quá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc nàyQuá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc này
15:49:42 18/12/2024
Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024
17:01:02 18/12/2024

Tin mới nhất

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

11:42:35 18/12/2024
Để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa Đông và dự phòng những bệnh lý xương khớp, chúng ta nên tránh một số thói quen.
4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

11:12:35 18/12/2024
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi...
Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

10:00:59 18/12/2024
Hiện 19/54 quốc gia châu Phi ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ. Trung Phi, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, chiếm 85,7% số ca bệnh và 99,5% số ca tử vong toàn châu lục.
Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

09:25:11 18/12/2024
Kết quả này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc trong cộng đồng đã có chuyển biến tích cực, đây cũng là một trong những kết quả bền vững trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại nước ta.
7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

09:22:39 18/12/2024
Để khiến bản thân muốn uống nước, hãy mua một chai nước đẹp và thêm vài miếng chanh. Vào những ngày lạnh, hãy bổ sung nước bằng cách nhấm nháp nước hầm xương và trà thảo mộc.
Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

09:20:12 18/12/2024
Do đó, khi thai phụ có những triệu chứng nghi ngờ mắc cúm cần đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc điều trị cụ thể, không được tự ý dùng thuốc tránh gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

09:08:11 18/12/2024
Công nghệ mRNA được ưa chuộng trong lĩnh vực ung thư học và nhiều nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu vaccine ung thư dựa trên công nghệ này.
Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

09:06:11 18/12/2024
Tùy theo người bệnh bị mắc loại polyp nào mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tùy thuộc vào loại polyp.
7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

09:00:16 18/12/2024
Quả bơ chứa chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và E và các hợp chất như phytosterol và polyphenol, giúp giảm viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm viêm khớp, bệnh tim và rối loạn chuyển hóa.
Rối loạn đông máu do bị rắn cắn

Rối loạn đông máu do bị rắn cắn

08:53:33 18/12/2024
Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành điều trị theo phác đồ chống độc đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục. Hiện tại, sức khỏe người bệnh ổn định, kết quả xét nghiệm máu trở về chỉ số bình thường.
Súp lơ - thuốc bổ rẻ tiền giúp khỏe thận mạnh gân cốt

Súp lơ - thuốc bổ rẻ tiền giúp khỏe thận mạnh gân cốt

08:45:47 18/12/2024
Súp lơ không chỉ là loại rau ăn ngon nhiều dinh dưỡng mà còn được sử dụng chữa một số chứng bệnh như cơ thể suy nhược, người mắc các bệnh tiêu hóa về ăn kém, chán ăn.

Có thể bạn quan tâm

Philippines và Nhật Bản sẽ triển khai lực lượng quân sự trên lãnh thổ của nhau

Philippines và Nhật Bản sẽ triển khai lực lượng quân sự trên lãnh thổ của nhau

Thế giới

21:05:24 18/12/2024
Philippines có Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ và Úc. Trong khi Nhật cũng có các thỏa thuận RAA tương tự với Úc, Anh và đang đàm phán một thỏa thuận với Pháp.
'Khuôn mặt thật' của Nữ hoàng Cleopatra?

'Khuôn mặt thật' của Nữ hoàng Cleopatra?

Lạ vui

20:59:19 18/12/2024
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một đầu tượng phụ nữ bằng đá cẩm thạch trắng bên trong một đền thờ cổ ở Ai Cập, mà họ cho là khắc họa khuôn mặt thật của Nữ hoàng Cleopatra.
Giang Hồng Ngọc kết hợp Đông Thiên Đức, trải lòng về chuyện tình thời trẻ

Giang Hồng Ngọc kết hợp Đông Thiên Đức, trải lòng về chuyện tình thời trẻ

Nhạc việt

20:57:23 18/12/2024
Ca sĩ Giang Hồng Ngọc trải lòng về những mối tình khắc cốt ghi tâm thời trẻ. Cô cho biết tuổi đôi mươi yêu ai là yêu đâm đầu, yêu sống chết .
Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?

Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?

Sao âu mỹ

20:52:22 18/12/2024
Dù chia tay đã lâu và ai cũng có hạnh phúc mới nhưng mối quan hệ giữa Justin Bieber - Selena Gomez vẫn luôn được netizen bàn tán.
Trấn Thành giật bắn người, Uyển Ân biến sắc khi nhìn thấy 1 thứ không phải ai cũng dám thử!

Trấn Thành giật bắn người, Uyển Ân biến sắc khi nhìn thấy 1 thứ không phải ai cũng dám thử!

Sao việt

20:49:47 18/12/2024
Lê Dương Bảo Lâm đã đặt 10 phần bún cua thối để mời các đồng nghiệp. Trấn Thành cũng dành 1 phần riêng, tuy nhiên khi vừa chuẩn bị ăn thì nam MC giật bắn người, vội vàng từ chối.
Quan hệ rạn nứt, Rashford công khai đòi rời MU

Quan hệ rạn nứt, Rashford công khai đòi rời MU

Sao thể thao

20:49:21 18/12/2024
Không được trọng dụng ở MU, Marcus Rashford đã công khai ý định chia tay Quỷ đỏ để tìm thử thách tiếp theo trong sự nghiệp.
Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!

Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!

Netizen

20:47:36 18/12/2024
Chương trình Olympia Tuần 3 - Tháng 1 - Quý 3 năm 2015 có sự góp mặt của 4 thí sinh: Trần Hải Yến, Lê Thị Minh Ngọc, Bùi Lê Nhật Tiên và Nguyễn Hữu Trí.
Diễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tư

Diễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tư

Sao châu á

20:43:12 18/12/2024
Chung Hân Đồng bị Dư Diễn Long dối gạt để lừa tình, lừa tiền. Sau đó, anh còn cùng bạn gái dùng ảnh, clip và tin nhắn riêng tư để tống tiền nữ ca sĩ nổi tiếng khi cô đòi chia tay
'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

Tv show

20:05:15 18/12/2024
Thúy Hiền là khách mời của chương trình Khách sạn 5 sao. Tại đây, chị đã có những chia sẻ về góc khuất sau ánh hào quang và hành trình tại Chị đẹp đạp gió.
Công an khám xét một tiệm vàng ở Cà Mau

Công an khám xét một tiệm vàng ở Cà Mau

Pháp luật

20:00:17 18/12/2024
Ngày 18/12, lãnh đạo UBND phường 7, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau xác nhận việc cơ quan điều tra Bộ Công an thực hiện khám xét một tiệm vàng trên địa bàn.