Căn bếp nhỏ xíu xây nhiều năm vẫn gọn đẹp như mới của mẹ đảm ở TP. HCM
Từng góc bếp ngăn nắp, từng khoảng diện tích nhỏ được tính toán kỹ lưỡng để bày biện vật dụng phù hợp… Tất cả những bí quyết ấy đã giúp chị Thùy Trang luôn giữ được không gian nấu nướng gọn gàng, đẹp mắt dù bếp đã thi công và sử dụng nhiều năm.
Đối với nhiều người phụ nữ, căn bếp là tình yêu lâu bền. Họ có thể nấu nướng nhiều món ngon cho gia đình, thể hiện tình yêu với tổ ấm bằng cách chăm chút, trang trí cho căn bếp.
Mỗi ngày đi làm về, họ đều tất bật nấu nướng, dọn dẹp. Giữ cho không gian nhỏ này luôn ấm cúng, gọn gàng cũng là một trong những cách giúp họ tạo thêm được nguồn cảm hứng chế biến nhiều món ngon, yêu tổ ấm của mình hơn.
Căn bếp của gia đình chị Thùy Trang (35 tuổi), sống ở quận Tân Bình, TP HCM là một ví dụ. Chị Trang hiện tại đang làm việc vị trí Hành chính – Nhân sự của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. vì tính chất công việc nên chủ yếu chị làm việc tại nhà. Nhờ vậy, chị cảm thấy thuận lợi hơn khi dành nhiều thời gian vào bếp, chăm chút từng bữa ăn hàng ngày cho gia đình mình gồm hai vợ chồng và một bé gái 4 tuổi.
Chị Thùy Trang yêu thích không gian nấu nướng của gia đình mình.
Không gian bếp nhỏ gọn được sắp xếp quy củ, gọn gàng.
Dù góc nấu nướng nhỏ nhưng vô cùng gọn và xinh.
Căn hộ chung cư nơi gia đình chị sinh sống có diện tích khoảng 90m2. Gian bếp được thiết kế mở kết nối với khu vực tiếp khách. Gia đình chị đã về ở trong căn hộ này được 5 năm kể từ khi nhận nhà từ chủ đầu từ. Không gian bếp được thiết kế sẵn khá hợp lý nên chị không sửa sang lại. Cách đây hơn 2 năm, chị Trang nhờ thợ đóng thêm đảo bếp, kệ lò vi sóng và kệ để đồ khô để tăng thêm không gian lưu trữ.
Chị Trang học hỏi những bí quyết hay giúp căn bếp luôn ưa nhìn.
Mỗi ngăn tủ đều được bố trí đồ đạc đúng cách.
Ngăn tủ phía dưới được chia kệ bên trong và thêm những giỏ nhựa để phân loại đồ đạc.
Từng ngăn nhỏ đều được bố trí hợp lý.
Góc ngăn kéo gọn gàng.
Khu vực bố trí đĩa, nồi.
Đồ gia dụng trong bếp.
Video đang HOT
Chị Trang hạn chế bày biện đồ bên ngoài.
Các ngăn kéo bên trong đều được cất trữ đồ ngăn nắp.
Bên cạnh đảo bếp là hệ tủ chữ L hợp lý với hình dạng không gian. Hệ tủ bếp trên được chị Trang bố trí sắp xếp bát, đĩa dùng hàng ngày và hệ tủ dưới là nơi cất trữ khuôn khay bánh, nồi chảo nấu ăn.
Chị cố gắng tận dụng khoảng trống của hệ thống để sắp xếp đồ đạc vào vị trí cố định, hạn chế đồ để trên mặt bếp vì khi nấu dễ bị bám mỡ, chiếm không gian trong quá trình nấu nướng và đặc biệt là khi nhìn vào, bếp sẽ trông khá lộn xộn, bừa bộn.
Tủ lạnh cũng được bày biện gọn gàng.
Mỗi ngăn được chị bố trí đồ bằng cách thêm giỏ nhựa để phân loại đồ đạc dễ dàng.
Với chị Trang, căn bếp luôn là nơi chị sử dụng nhiều nhất trong ngày. Vì thế, chị luôn học hỏi kinh nghiệm để có thể sắp xếp bếp gọn đẹp, hài hòa nhất có thể.
Chị Trang cho biết: “Để giúp không gian bếp gọn, trước hết mình phải biết cách loại bỏ. Mình suy nghĩ xem vật dụng nào cần giữ lại, vật dụng nào cần bỏ, không nên chứa quá nhiều đồ mà không sử dụng hết. Mình cũng học theo chị Marie Kondo hiện đang sống bên Nhật về việc sắp xếp và lưu trữ. Đồ đạc nhà mình được sắp xếp theo kiểu phân loại và chia theo hộp. Ngoài ra, mình luôn học hỏi thêm kinh nghiệm của các chị em trong các hội nhóm có cùng sở thích để rút ra kinh nghiệm, bài học phù hợp với bản thân”.
Gần bếp là khu vực loggia.
Nơi mọi người có thể ngồi ngắm cảnh thành phố từ trên cao hay hoa lá xung quanh.
Tạo thói quen sống ngăn nắp cũng là cách làm đẹp nhà.
Cuốn sách mà chị Trang rất thích và đọc đi đọc lại nhiều lần đó là: Nghệ thuật bài trí của người Nhật, Sống ít đi hạnh phúc nhiều hơn, At home with Madame Chic. Bà mẹ trẻ biết ơn những cuốn sách ấy đã mang đến nhiều kinh nghiệm hữu ích giúp chị sắp xếp tổ ấm gọn đẹp, mang lại nhiều năng lượng tích cực cho cuộc sống thường ngày của chị và gia đình mình.
Theo Helino
Căn bếp ấm cúng của bà mẹ trẻ yêu thích phong cách tối giản
Chị Tú Anh luôn yêu thích căn bếp nhỏ của mình. Ngoài làm vườn thì căn bếp chính là "thế giới" của chị, nơi bà mẹ trẻ dành thời gian nấu nhiều món ngon, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Yêu thích phong cách tối giản, đã từ lâu chị Tú Anh cùng mọi người trong gia đình thực hành theo lối sống này. Chị yêu cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, thuần khiết và bình dị. Bên cạnh đó, chị luôn chú ý nhiều hơn đến việc ăn sạch, sống xanh, giúp các con yêu hơn thiên nhiên xung quanh nơi mình sống, có trách nhiệm với môi trường.
Mỗi ngày đối với bà mẹ trẻ này luôn là một ngày tràn đầy năng lượng. Chị dành thời gian chăm sóc con cái, làm những công việc mà mình yêu thích như chăm cây, chăm hoa, tự nghiên cứu, pha chế mỹ phẩm từ thiên nhiên. Một công việc nữa mà chị luôn yêu thích và dành thời gian mỗi ngày đó chính là nấu nướng. Căn bếp là nơi được cả hai vợ chồng chị Tú Anh dành nhiều tâm huyết, thời gian để tự cải tạo.
Chị Tú Anh yêu thích lối sống tối giản.
Không gian bếp màu trắng được thiết kế khá đơn giản, gọn gàng.
Chị Tú Anh cùng chồng muốn thiết kế góc nấu nướng hết sức đơn giản. Các ngăn tủ cũng được thiết kế gọn gàng, ngăn nắp với các khu vực cất trữ đồ đã được lên sẵn kế hoạch. Bên cạnh đó, vợ chồng chị lắp sàn, tự đóng những đồ đạc cần thiết. Tối giản hóa không gian chức năng nhưng vẫn đầy đủ đồ dùng, vật dụng giúp việc nấu nướng, chế biến đồ ăn trong bếp luôn tiện lợi.
Chị Tú Anh thường cắm hoa tươi, hoa khô làm đẹp căn bếp nhỏ của gia đình mình.
Góc bồn rửa sát cửa sổ nhìn ra bên ngoài.
Không gian chức năng duyên dáng nhờ sắc màu tự nhiên.
Tủ đựng đồ cất trữ gọn gàng những vật dụng hàng ngày.
Bà mẹ hai con chia sẻ: "Người ta nói, nếu căn bếp chưa gọn gàng, ngăn nắp thì khoan nghĩ tới chuyện thành công ngoài xã hội, hạnh phúc khi trở về nhà. Bếp cũng là nơi mang lại thần khí cho cả căn nhà. Ăn uống khỏe mạnh, từ bếp mà ra. Ngôi nhà nhuận khí, ấm cúng hay lạnh lẽo, từ bếp mà ra. Nên mình tập trung chăm chút nhất phần bếp".
Sống theo phương châm tối giản, chị Tú Anh chủ trương tối giản đồ dùng nấu bếp. Chị xếp xoong nồi, bát đĩa chỉ để đủ số lượng dùng hàng ngày vào từng ngăn. Số còn lại là đồ ít dùng sẽ được cất gọn vào tủ.
Các kệ tủ được bố trí hợp lý.
Góc nhỏ tích hợp nhiều chức năng.
Căn bếp nhỏ vẫn đủ đầy, tiện nghi.
Điểm tô bằng những sắc màu.
Trong bếp chị không sử dụng gia vị, phụ gia độc hại như mì chính, hạt nêm, màu công nghiệp, đường trắng, các gia vị pha sẵn. Thói quen đọc thành phần trên sản phẩm từ lâu đã giúp chị hạn chế tối đa việc đưa các phụ gia độc hại vào cơ thể. Gia đình chị cũng chủ yếu dùng nước mắm không phụ gia, đường nâu chưa qua tinh luyện (hạn chế) và các loại gia vị từ herb (thảo mộc) phơi khô. Gia vị, thực phẩm để riêng từng hộp, đặt nhãn mác cho dễ tìm.
Nếu bạn thích phòng bếp đẹp như bước ra từ truyện cổ tích: Hãy thử kết hợp chất liệu gỗ với tone màu trắng Đọc ngay
Căn bếp của bà mẹ trẻ luôn gọn gàng, sạch sẽ. Một trong những bí quyết nhỏ của chị chính là không thể thiếu "rổ khăn thần thánh". Nhà chị luôn có sẵn một hộp đựng khăn lau. Chị luôn lau sạch những nơi đã sử dụng cho việc chuẩn bị đồ ăn, nấu nướng sau khi hoàn thành.
Các lọ đựng gia vị được cất trữ gọn gàng, ngay ngắn.
Một góc ngăn nắp.
Nhà bếp sạch không thể thiếu khăn.
Bếp là nơi chị Tú Anh nấu nhiều món ngon cho gia đình.
Không gian là nơi mang lại cảm hứng cho chị nấu nhiều món ngon mỗi ngày.
"Bếp tiện nghi hay giản đơn không quan trọng. Quan trọng là luôn cảm thấy ấm cúng. Nhà mình trong bếp lúc nào cũng có một vài lọ hoa để chưng. Hoa khô có, hoa tươi có. Vì bếp là nơi gia đình quây quần ăn uống, chuyện trò, là nơi giữ lửa. Thế nên, muốn gì thì muốn, cứ nên bắt đầu từ căn bếp của mình", bà mẹ xinh đẹp cho hay.
Theo Helino
Có những căn bếp bé hạt tiêu nhưng lại tiện dụng đến không ngờ Bằng cách nào để có được một căn bếp nhỏ gọn mà vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình, tất cả đều sẽ được lý giải trong bài viết dưới đây. Thiết kế nhà bếp chưa bao giờ là một điều dễ dàng bất kể bạn sở hữu một không gian lớn hay nhỏ. Đặc biệt, nếu bạn sở hữu...