Căn bếp 10m trong nhà tập thể cũ vừa thông thoáng vừa tiện ích của bà mẹ trẻ thích nội trợ ở Hà Nội
Chỉ với diện tích vỏn vẹn 10m, không gian nấu nướng, ăn uống hàng ngày của gia đình chị Hà Phương vẫn khiến mọi người ngắm nhìn mê mẩn từng góc nhỏ nhờ bàn tay khéo léo bài trí, sử dụng nội thất của mình.
Không gian được cải tạo từ một căn bếp trong nhà tập thể cũ và nó đã khiến mọi người mê mẩn ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Bếp cũ chật hẹp và bó buộc bởi những màu sắc cũ kỹ, đơn thuần đã nhanh chóng được bà mẹ trẻ đảm đang cải tạo thành công.
Căn bếp mới hoàn toàn sử dụng những gam màu trẻ trung, hiện đại. Từ tông màu trắng gọn gàng đến tông ghi hay các màu đặc biệt tươi tắn, ấn tượng của vật dụng nội thất đã nhanh chóng “hạ gục” ánh nhìn.
Công việc chính của chị Phương là trang trí nội thất, vận hành một công ty về nội thất, kinh doanh và cho thuê hệ thống nhà dịch vụ và homestay.
Căn bếp hoàn thiện với vẻ đẹp thanh lịch, đầy đủ công năng mang sắc màu vintage.
Căn bếp trước khi cải tạo.
Chị Phương bên không gian nấu nướng của gia đình.
Con gái rất yêu căn bếp của mẹ.
Bé thường đứng ở khung cửa sổ để ngắm nhìn sân chơi bên ngoài.
Chị Phương cho biết: “Căn bếp của mình lấy cảm hứng từ căn nhà là trong một khu tập thể theo kiểu cũ. Hiện trạng bếp cũng cơ bản với bàn đá đen, tủ đóng cao tới trần, công năng chưa tốt và cảm giác hơi bí bách chưa thoáng.
Với lợi thế tầng 1 và có sân chung rất rộng nên mình muốn căn bếp có hơi hướng Vintage một chút. Vì thế, mình sử dụng ngay tone màu sáng giúp căn bếp nhỏ thêm sáng, tăng cảm giác rộng về mặt thị giác. Thêm vào đó, mình cũng tận dụng ánh sáng trời từ cửa sổ rộng hướng ra sân với nhiều cây”.
Video đang HOT
Trong quá trình cải tạo, chị Phương đã dỡ toàn bộ bếp cũ, duy nhất tường bếp lát gạch xung quanh có phần thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với căn bếp sau cải tạo nên chị đã khắc phục bằng cách dán giấy dán tường màu trung tính.
Bên cạnh đó, căn bếp được sử dụng kệ gỗ thông mộc mạc tạo cảm giác thân thiện, kết hợp với các loại cây xanh nhỏ giúp không gian nấu nướng, chuẩn bị bữa ăn hàng ngày thêm thân thiên, gần gũi vì nature vibes là cảm giác mà chị muốn hướng tới.
Không gian ngập tràn ánh sáng tự nhiên.
Đồ trang trí được set up đầy ấn tượng.
Khu vực nấu nướng nhỏ xinh.
Không gian đầy đủ công năng.
Mọi đồ đạc vật dụng được sắp xếp phù hợp.
Sau khoảng thời gian 1 tháng, căn bếp đã nhanh chóng hoàn thành. Các đồ sử dụng trong bếp với tông màu trung tính trắng ghi, đường nét đơn giản giảm thiểu cảm giác rối rắm, vướng mắc.
Cũng vì căn bếp có diện tích nhỏ nên chị Phương luôn chú ý đến việc thiết kế không gian thoáng nhất, có thể giúp mọi người cảm thấy vui hơn khi vào bếp chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho gia đình.
Các phụ kiện bếp như vòi và chậu rửa được chủ nhân sử dụng màu đen tối giản, khác với chất liệu inox sáng dễ đọng cặn nhanh cũ và khó vệ sinh.
Phần cánh bếp có chi tiết “soi” ở cánh và phụ kiện tay nắm đồng mang đến cảm giác vintage, tăng vẻ đẹp sang trọng cho căn bếp.
Vì làm trang trí nội thất nên chị Phương có nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện đẹp đẽ căn bếp nhỏ của gia đình mình.
Không gian nấu nướng của chị Phương trở nên hoàn thiện hơn khi có sự hiện diện của gạch thẻ lát ở khu vực tường bếp bóng sáng, dễ cọ rửa và cũng là một yếu tố hoàn thiện vẻ đẹp vintage.
Các khu vực để đồ chính đều là hộc tủ được chị thiết kế khá rộng và sâu lòng kèm cánh tủ đóng kín để giấu đồ, “giấu đi sự bừa bộn”.
Giá kệ to chia ngăn thoáng giúp không gian nấu nướng không có cảm giác chật hẹp, tù túng tầm nhìn, kệ để được rất nhiều đồ dụng cụ điện sử dụng hàng ngày.
Vì diện tích hạn chế nên chị Phương chọn cách thiết kế kệ và khéo léo sắp đặt các vật dụng ngăn nắp, gọn gàng.
Góc bếp được sắp đặt cẩn thận, luôn không thể thiếu các yếu tố thiên nhiên.
Vì ở nhà tập thể nên góc vườn luôn là nơi chị trồng cây, sử dụng thiên nhiên điểm tô cho căn bếp nhỏ.
Sự khéo léo trong cách cải tạo, sắp đặt nội thất và bố trí không gian khiến căn bếp nhỏ vẫn đủ đầy tiện nghi và yêu thương. Không gian giúp cho mọi người thêm yêu căn nhà của mình nhiều hơn, thích vào bếp chế biến nhiều món ngon, mang đến một cuộc sống thực sự thi vị và ấm áp.
Nguồn ảnh: NVCC
Biến bếp thành kho chỉ vì thói quen ham mua sắm
Căn bếp nhà chị khá rộng rãi, hơn 16m2 với hai dãy kệ bếp hình chữ L khá đẹp, được kiến trúc sư thiết kế khá chi tiết và thực sự rất tiện nghi.
Thế nhưng căn bếp luôn không đẹp, bởi quá nhiều đồ.
Chị D (quận Cầu Giấy, Hà Nội) là người rất ưa việc bếp núc và luôn coi căn bếp là không gian của riêng mình. Đó cũng là điều bình thường như nhiều phụ nữ khác; có điều, chị nghiện mua sắm - nhất là mua online trên mạng. Vì vậy, chị rất thích mua các đồ dùng trong bếp; từ bát đĩa tới các loại dụng cụ làm bếp.
Phòng bếp rất dễ thành nhà kho nếu sắm quá nhiều đồ và không sắp xếp ngăn nắp.
Căn bếp nhà chị khá rộng rãi, hơn 16m2 với hai dãy kệ bếp hình chữ L khá đẹp, được kiến trúc sư thiết kế khá chi tiết và thực sự rất tiện nghi. Thế nhưng căn bếp luôn không đẹp, bởi quá nhiều đồ. Các ngăn tủ đã đầy nên đồ bày ra đầy trên kệ bếp và bàn ăn, trông rất lộn xộn, rối mắt. Phía trên tủ treo còn một khoảng trống đến trần thì chất rất nhiều các thùng hộp carton đựng đồ - có lẽ không nỡ vứt đi.
Chị chia sẻ: "Thấy nhiều đồ đẹp quá, thích quá nên cứ mua; mà đồ cũ thì vẫn dùng không nỡ vứt. Cứ mỗi lần vào shop online lại hoa cả mắt lên"... Đã có lò vi sóng rồi chị lại mua thêm một chiếc lò vi sóng kiêm lò nướng, sau đó lại mua lò nướng riêng - loại thì chuyên nướng thịt, loại khác chuyên nướng bánh. Rồi chị lại mua các loại máy xay sinh tố, máy làm kem, làm sữa chua - mỗi loại vài chiếc. Những loại máy này được quảng cáo là tiện ích, thông minh nhưng thực tế không như thế, vì tháo lắp khi vận hành khá phức tạp, vệ sinh rất khó.
Mới mua về thì háo hức dùng, được một thời gian ngắn thì chán, không dùng nữa. Những thứ đồ vẫn mới nên tiếc không thanh lý, cái thì để trong tủ bếp, cái để trên bàn bếp, trông căn bếp không sạch sẽ, gọn gàng.
Phòng bếp gọn gàng, sạch sẽ ngăn nắp là không gian sum vầy, tận hưởng cho các thành viên trong gia đình.
Nghiện mua sắm và thích sắm đồ gia dụng, đồ nhà bếp là "bệnh" không riêng của chị D mà là của nhiều người phụ nữ. Thấy hàng trên mạng là cứ thích mua, mua về chất đầy bếp, biến bếp thành cái nhà kho và trở thành không gian chứa đồ rất lộn xộn.
Có nhà có bếp gas âm bàn rồi vẫn mua thêm bếp từ, bếp điện, bảo rằng để phòng trừ khi hết gas chưa gọi kịp. Có nhà thì mua rất nhiều bát đĩa, đũa thìa với lý do dùng khi nhà có việc; nhưng thực sự khi có việc thì lại ra nhà hàng, hoặc nếu có đám hiếu hỷ lại đi thuê dịch vụ chứ bát đĩa dù nhiều cũng không đủ cho những việc ấy. Có nhà thì lại nghiện mua đồ ăn; chợ xanh ngay cạnh nhà nhưng cứ mua rau thịt chất đầy tủ lạnh để tới cả tuần. Có nhà lại mê đồ hộp, ra siêu thị rước về cả mấy tháng ăn không hết, có thứ quá "đát" lại vứt đi... Rất nhiều trường hợp như thế ở trong nhiều gia đình.
Căn bếp của một ngôi nhà hiện đại khác với căn bếp xưa. Nếu như bếp xưa chỉ là nơi đun nấu và là cái xưởng chế biến thức ăn thì căn bếp hiện đại là một không gian mới mẻ với nội thất thẩm mỹ, thiết bị hiện đại; để là nơi sum họp quây quần và tận hưởng với bàn ăn ở trong. Vì lẽ đó không gian của bếp cần được đầu tư, chăm chút; bếp phải cần đẹp đẽ, sạch sẽ để người sử dụng có thể thấy thoải mái và ăn ngon.
Việc mua sắm quá nhiều đồ chưa chắc đã làm tốt hơn mà còn phản tác dụng, làm cho căn bếp chật chội, tù túng, mất vệ sinh, nhếch nhác..., làm giảm cảm hứng tích cực trong việc sinh hoạt và ăn uống với các thành viên trong gia đình. Bản thân người nấu bếp cũng rất bất tiện khi phải loay hoay tìm đồ, lựa chọn thực phẩm và vướng víu trong đống đồ ngổn ngang đó... Rồi sau đó rất mất công lau chùi dọn rửa.
Tổ chức căn bếp gọn gàng, thoáng đãng - đó là điều nên làm. Việc này có thể bắt đầu từ khâu thiết kế không gian và chi tiết tủ bếp. Cần phải phân bố các khu chức năng rõ ràng ở tủ bếp, trong đó có những vị trí quan trọng như nơi để bình gas, nơi để gạo, nơi để bát đĩa, nơi để xoong nồi, nơi để dao kéo...
Các ô trống chứa đồ cũng cần hoạch định sẵn nơi nào để cái gì, để làm sao thuận tiện nhất cho thao tác trong quá trình nấu bếp và dễ tìm. Nhu cầu làm bếp và thiết bị cần trao đổi với kiến trúc sư thiết kế nội thất từ đầu, để tránh mua thêm làm chồng chéo công năng.
Trong việc sắp xếp và sử dụng, phải tổ chức khoa học, hợp lý liên quan đến quy trình nấu bếp. Dụng cụ vừa đủ dùng theo nhu cầu và thói quen, tránh mua những thứ chỉ dùng một lần rồi bỏ xó. Các loại đồ hộp, thực phẩm nên mua vừa đủ căn cứ theo chu kỳ sinh hoạt, không nên mua quá nhiều và để quá lâu. Việc có quá nhiều đồ trong nhà bếp còn dẫn đến mất vệ sinh và tạo điều kiện chuột và côn trùng làm tổ, phát triển.
Hãy biến bếp thành không gian sum vầy, có tính thẩm mỹ; chứ đừng biến bếp thành nhà kho./.
16 ý tưởng tổ chức, lưu trữ bếp "tốt nhất mọi thời đại" mà bạn không nên bỏ qua Lưu trữ và sắp xếp các dụng cụ, thiết bị nhà bếp luôn là một việc không hề đơn giản. Căn bếp luôn là một nơi dễ rơi vào tình trạng bừa bộn, rối mắt vì có quá nhiều đồ vật khác nhau. Lưu trữ và sắp xếp các dụng cụ, thiết bị nhà bếp luôn là một việc không hề đơn giản....