Căn bệnh về máu nguy hiểm khiến cho lưu thông máu khó khăn, các cơ quan bị tổn hại ai cũng cần lưu tâm
Dưới đây là những điều bạn cần biết về căn bệnh hồng cầu hình liềm.
Bệnh hồng cầu hình liềm, hay bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là rối loạn máu di truyền. Bệnh truyền qua gen từ bố mẹ sang con cái.
Nguyên nhân mắc bệnh là do gen quy định việc sản xuất ra hemoglobin – loại protein có chức năng mang oxy trong tế bào hồng cầu bị đột biến. Khi bị thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, các tế bào này biến thành hình lưỡi liềm và trở nên cứng và dính. Với cấu trúc bất thường như vậy, hồng cầu có thể gặp khó khăn khi di chuyển trong các mạch máu nhỏ, dễ bị đông vón gây tắc nghẽn và giảm khả năng chuyên chở oxy tới các mô. Tình trạng này dẫn đến các mô và cơ quan bị tổn hại do không được cung cấp đủ máu.
Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu hồng cầu hình liềm thường xuất hiện sau khi trẻ được 4 tháng tuổi. Triệu chứng của căn bệnh này bao gồm buồn nôn, khó tiêu, sỏi mật, sưng phù tay hoặc chân, chậm tăng trưởng hay rối loạn chức năng tình dục.
Hơn nữa, người bệnh có thể có nguy cơ bị đột quỵ cao và khó khăn khi nói chuyện, mất ý thức và cảm thấy tê chân tay. Vì vậy, bạn hãy tới gặp bác sĩ nếu thấy các triệu chứng xấu đi.
Điều trị
- Cấy ghép tủy xương: Một thành viên trong gia đình không mắc bệnh, có tế bào gốc từ tủy xương hoặc tế bào gốc phù hợp để ghép.
- Điều trị bằng gen: Các gen trong các tế bào tạo ra các tế bào hồng cầu bình thường có thể được cấy ghép.
Biện pháp tự nhiên khắc phục bệnh hồng cầu hình liềm
Video đang HOT
- Bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống bổ dưỡng giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa bao gồm các loại trái cây và rau quả đầy màu sắc. Rau xanh lá, bơ, bông cải xanh, măng tây, nấm, ớt chuông, rau chân vịt giúp tăng các tế bào máu.
- Bạn nên ăn thực phẩm chứa protein như cá hồi, đậu lăng và chất béo lành mạnh như các loại hạt hay sữa dừa.
- Để ngăn chặn sự mất cân bằng điện giải và mất nước, bạn hãy uống nhiều nước.
- Các loại tinh dầu như bạc hà có thể giúp giảm đau cơ. Hoa oải hương giúp giảm căng thẳng.
- Bạn nên vận động cơ thể và tập thể dục thường xuyên nhưng đừng tập quá sức.
- Bạn nên tránh ra ngoài trời quá nóng hoặc quá lạnh
Ngọc Huyền
Theo emdep.vn
Đuổi theo bắt ếch, bé trai 7 tuổi ở Ninh Thuận bị rắn độc cắn nguy kịch
Thấy con ếch, bé trai ở Ninh Thuận chạy theo bắt và bị rắn độc gần đó cắn nguy kịch.
Thông tin này được Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết trong ngày 11/8, bệnh viện đang điều trị cho trường hợp một bé trai người dân tộc Raglai, được chuyển từ BV tỉnh Ninh Thuận với tình trạng toàn thân sưng phù, chảy máu chân phải không cầm được. Kiểm tra thấy chức năng đông cầm máu của cháu bị rối loạn hoàn toàn.
Các chế phẩm máu được huy động để điều chỉnh cho bệnh nhi nhưng vẫn không cải thiện. Nghi ngờ bé bị rắn độc Chàm Quạp (thuộc họ rắn lục) cắn, các bác sĩ đã sử dụng huyết thanh kháng độc truyền mới kiểm soát được tình trạng chảy máu.
Sau gần 2 tuần điều trị, hiện tại chức năng đông cầm máu của cháu bé đã trở về bình thường, tình trạng nhiễm trùng cẳng chân cũng đã cải thiện dần.
Rắn chàm quạp.
Người nhà cho biết, cha mẹ bé trai bỏ rơi cháu từ lúc 2 tuổi. Bé sống với người cô và thường theo cô lên rẫy làm việc.
Hôm đó, trong lúc cô đang làm rẫy thì bé chạy đi bắt ếch và quay về với chân sưng phù chảy máu. Từng bị rắn cắn trước đây khiến ngón chân bị biến dạng, người cô nghi ngờ và đưa cháu tới BV.
Được biết trong làng bé trai có nhiều người bị rắn cắn, và cách điều trị thường là sẽ garo và sau đó lấy lá đắp kèm với nặn để lấy nọc độc ra.
Bác sĩ Lê Quang Mỹ, khoa Ngoại Thần kinh, BV Nhi đồng 2 cảnh báo, bên cạnh mối nguy từ việc bị rắn độc cắn thì việc sơ cứu ban đầu sai cách luôn có thể lấy đi mạng sống cũng như để lại những di chứng nặng cho người bị rắn cắn.
"Trong y khoa, rắn độc thường được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm gây rối loạn đông máu và xuất huyết như họ rắn lục (rắn lục xanh, rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp) và nhóm ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, gây liệt, suy hô hấp, ngưng thở như họ rắn hổ (rắn hổ mang chúa, hổ đất, cạp nong, cạp nia, hổ mèo,...)", bác sĩ Mỹ nói.
Một bệnh nhân bị rắn cắn sưng ở đầu ngón tay.
Bác sĩ hướng dẫn người dân cách sơ cứu tại chỗ khi rắn cắn:
- Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn; màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công.
- Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ. Việc cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc đọc đến tim nhanh hơn.
- Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu trừ khi chúng ta biết chắc loài rắn đã cắn có nọc độc tác động đến thần kinh.
- Nới lỏng quần áo của nạn nhân và nếu cần thiết có thể cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn.
- Cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân thở nhanh, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay. Vì nguyên nhân tử vong hàng đầu là suy hô hấp do liệt cơ hô hấp nên nếu không được hô hấp nhân tạo kịp thời, có thể bệnh nhân sẽ chết trước khi đến được BV.
- Nếu bệnh nhân bị hoại tử tại vết cắn: rửa sạch bằng nước muối sinh lý, dùng gạc sạch đậy lên, băng lại, rồi chuyển đi bệnh viện.
- Đưa nạn nhân đến BV càng sớm càng tốt đặc biệt là BV lớn tuổi. Tuy nhiên nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
- Tuyệt đối không hoảng sợ bỏ chạy; không được cột garo vì sẽ gây thiếu máu; không cắt nặn máu hay hút nọc độc hay đắp lá vì có thể gây nhiễm trùng, chảy máu tại chổ và tăng hấp thu nọc độc.
MỘC LÊ
Theo vtc.vn
7 dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng Một chế độ ăn không đảm bảo đủ dinh dưỡng dễ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn, và dưới đây là một trong các dấu hiệu nhận biết tình trạng này. Nếu bạn gặp phải tình trạng mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên dù đã nghỉ ngơi và ăn uống điều độ thì nhiều khả năng,...