Căn bệnh tình dục phổ biến sắp có vắc-xin
Hai trường Đại học Mỹ vừa hoàn tất thử nghiệm động vật của loại vắc xin ngừa herpes – virus gây bệnh tình dục mà 70% dân số từng phơi nhiễm ít nhất một lần trong đời.
Herpes là bệnh lây qua đường tình dục rất phổ biến – ảnh minh họa từ Internet
Hai nhóm nghiên cứu từ hai trường đại học lớn tại Mỹ là Đại học Bang Louisiana và Đại học Pennsylvaina đồng loạt công bố thành công trong thử nghiệm vắc xin ngừa herpes trên lợn guinea và khỉ rhesus. Họ đang tiến đến bước thử nghiệm lâm sàng trên người và dự kiến 5 năm nữa có thể tung vắc-xin ra thị trường.
Trong bài công bố trên tạp chí Vaccine, tiến sĩ Konstantin Kousoulas, đứng đầu nhóm nghiên cứu của Đại học Bang Louisiana cho biết họ sẽ cần 1 năm để tìm kiếm các tình nguyện viên, hoàn thiện hơn nghiên cứu và bắt đầu thử nghiệm trực tiếp trên người.
Video đang HOT
Trong thí nghiệm trên lợn và khỉ, nhóm được chủng ngừa vắc-xin không bị phát bệnh sau khi phơi nhiễm HSV-2, chủng virus herpes độc tính mạnh, gây mụn rộp ở vùng sinh dục. Lượng virus đi vào cơ thể cũng nhanh chóng bị vắc-xin tấn công và quét sạch. Các con vật không được tiêm vắc-xin thì có những triệu chứng nặng.
HSV-2 cũng là mục tiêu chính của vắc-xin này, tuy nhiên các bước nghiên cứu cho thấy vắc-xin này cũng bảo vệ người được tiêm khỏi chủng HSV-1 nhẹ hơn nhưng phổ biến hơn, vốn gây ra các vết lở trên mặt, nhất là vùng quanh miệng, tay, chân…
Trong khi đó, tiến sĩ Harvey Friedman, tác giả chính của nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania cho biết 18 tháng sau họ sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người. Vắc-xin của ông làm từ một loại protein lấy từ chính virus herpes, giúp hệ miễn dịch của con người được tăng cường, từ đó có khả năng đánh bại virus khi bị lây nhiễm.
Herpes là loại virus gây ra chứng mụn rộp vùng sinh dục và các vết lở trên mặt, tay chân…, tùy theo chủng virus mà người bệnh nhiễm. Triệu chứng phổ biến là đau và ngứa vùng bị lở, rộp. Thống kê tại Mỹ cho thấy có khoảng 1/6 người trưởng thành ở nước này mang virus, còn tại Anh là 17%. Theo Hiệp hội Herpes Viruses của Anh, 70% dân số từng trải qua ít nhất một lần phơi nhiễm herpes trong đời.
Đa số các trường hợp bệnh tình dục do herpes có thể chữa khỏi không mấy khó khăn ở người lớn nhưng ở trẻ em bệnh có thể diễn tiến nặng. Trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh từ cha mẹ có thể bị tổn thương não, mù mắt hoặc tử vong.
Dù chủ yếu lây qua quan hệ tình dục, nhưng bệnh cũng khác dễ lây qua các tiếp xúc cơ thể khác. Cách đây ít lâu, một cô bé 3 tuổi đã bị lở loét nặng nhiều nơi do nhiễm herpes từ nụ hôn của người cha đang lở miệng do herpes, theo báo cáo từ Bồ Đào Nha. Hồi cuối năm 2017, một phụ nữ ở California (Mỹ) bị nghi nhiễm herpes khi dùng cây son môi dành cho khách thử ở của hàng.
Theo NLĐ
Loài ký sinh trùng truyền bệnh tình dục cho hàng trăm triệu người
Ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây bệnh tình dục được phát hiện cách đây gần 200 năm, đến nay tỷ lệ lây nhiễm vẫn cao.
ảnh minh họa
Thạc sĩ Nguyễn Văn Học, Phòng khám Nam học - Tình dục, Khoa Tiết niệu Nam học, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết y văn thế giới ghi nhận loại ký sinh trùng gây bệnh lan truyền qua đường tình dục phổ biến nhất là Trichomonas vaginalis, gọi tắt là "trich" hoặc T. vaginalis. Đây là loài ký sinh trùng đơn bào.
Hầu hết đàn ông nhiễm T. vaginalis không biểu hiện triệu chứng nhưng họ sẽ truyền bệnh cho bạn tình. Triệu chứng thường gặp là cảm giác kích thích ở niệu đạo, tiết dịch niệu đạo, tiểu đau hoặc xuất tinh đau. Phụ nữ nhiễm T. vaginalis thường ra huyết trắng ngả vàng hoặc xanh nhạt, có mùi hôi, cảm thấy kích thích vùng sinh dục, tiểu gắt. Một số bệnh nhân khác có biểu hiện nhẹ hơn hoặc không có triệu chứng.
Nghiên cứu cho thấy đường lan truyền chủ yếu của Trichomonas vaginalis là quan hệ tình dục với người đã nhiễm ký sinh trùng này. Nếu không được điều trị đúng đắn, bệnh có thể gây đau vùng chậu mạn tính ở phụ nữ và viêm niệu đạo không do lậu cho nam giới.
Nhà khoa học Donne đã tìm ra dấu vết của ký sinh trùng Trichomonas vaginalis từ năm 1836. Đến nay tỷ lệ lây nhiễm do T. vaginalis vẫn ở mức cao do hầu hết người mắc bệnh không phát hiện sớm để điều trị nên tiếp tục truyền cho bạn tình.
Thống kê năm 2007 tại Mỹ ghi nhận T. vaginalis chiếm 1/3 số ca bệnh lan truyền qua đường tình dục. Trung bình mỗi năm có 7,4 triệu bệnh nhân mới được ghi nhận, theo Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Một nghiên cứu khác ước tính thế giới có khoảng 170 triệu người nhiễm ký sinh trùng T. vaginalis trong suốt cuộc đời, tức cứ 4 người sẽ có một trường hợp mắc.
Theo bác sĩ Học, bệnh T. vaginalis có thể điều trị thành công bằng một liều kháng sinh dùng đường uống dựa trên chỉ định của bác sĩ. Vì có nguy cơ tái nhiễm, tất cả bạn tình của bệnh nhân cũng phải được điều trị tương tự. Thuốc này không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu triệu chứng kéo dài, bệnh nhân cần dùng kháng sinh liều cao hơn.
Theo PNSK
Một số quan niệm sai làm về chuyện ấy Có những quan niệm về chuyện ấy từ trước đến giờ luôn được mọi người truyền tai nhau và làm theo nhưng sự thật như thế nào thì chưa được khoa học chứng minh. Có một số lời nhận định về chuyện tình dục, nó có thể khiến bạn tin là sự thật. Nhưng hãy nhìn suy nghĩ thật kĩ về những lời...