Căn bệnh tay chân hóa gỗ hiếm gặp, Việt Nam từng có 2 ca mắc
Tay chân của bệnh nhân biến dạng trông giống như những khúc gỗ xù xì khiến họ đau đớn, không thể vận động.
Người bệnh chỉ muốn cắt bỏ tay chân
Việt Nam từng ghi nhận 2 trường hợp “người cây” với các tổn thương giống như mụn cóc xù xì bao phủ một số bộ phận của cơ thể. Khi đó, tay chân của người bệnh giống như gỗ cứng đờ khiến họ không thể vận động, sinh hoạt được như bình thường. Hai ca bệnh trên tới khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương vào năm 2006 và 2019.
Bệnh nhân người cây ở Việt Nam. Ảnh: Người Lao Động
Theo Người Lao Động, trường hợp gần nhất là ông S. (sống ở Nho Quan, Ninh Bình) tới khám vào năm 2019. Các triệu chứng xuất hiện từ 10 năm trước với mụn cóc bắt đầu mọc và cứng dần ở chân. Sau đó, các lớp sừng ở tay chân ngày càng dày, mọc rồi rụng khiến bệnh nhân đau đớn, không thể tự tắm rửa, cầm nắm.
Căn bệnh ông S. mắc thường được gọi là “người cây” có tên khoa học là Epidermodysplasia verruciformis (EV). Kể từ ca đầu tiên được xác định vào năm 1922, tới nay, các tài liệu y khoa đã ghi nhận 600 trường hợp bị hội chứng người cây trên thế giới.
Một ca bệnh được biết tới nhiều trên thế giới hiện nay là anh Abul Bajandar, người Bangladesh. “Đôi khi tôi tự hỏi tại sao mình lại bị tình trạng khủng khiếp như vậy”, Abul tâm sự.
Theo Hindustantimes, kể từ năm 2016 tới nay, Abul đã trải qua khoảng 30 ca phẫu thuật nhưng tình hình không cải thiện nhiều. Có những lúc, người đàn ông 33 tuổi muốn cắt cụt đôi tay của mình: “Tôi không thể chịu đựng nỗi đau nữa. Tôi không ngủ được vào ban đêm. Tôi đã yêu cầu các bác sĩ cắt bỏ đôi tay của mình để ít nhất tôi có thể thấy nhẹ nhõm hơn”.
Video đang HOT
Anh Abul Bajandar không thể lao động hay chăm sóc bản thân. Ảnh: Shutterstock
Triệu chứng bệnh
Theo Medical News Today, bệnh EV là rối loạn di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, người bệnh thừa hưởng những đột biến từ cả cha lẫn mẹ. Rối loạn đó khiến mọi người có nguy cơ cao dính virus HPV và loại nhiễm trùng này dễ trở thành mạn tính. Theo thời gian, nhiễm trùng sẽ gây ra mụn cóc do virus và các mảng viêm nhiễm sắc tố. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh phát triển các khối u giống như vỏ cây.
Triệu chứng nổi bật nhất của EV là các mô phát triển giống như vỏ cây, nhất là ở bàn tay và bàn chân. Khi đó, cơ thể người bệnh xuất hiện các khối u nhỏ màu hồng, trắng, nâu đỏ, nâu sẫm hoặc tím; các mảng da có vảy, viêm, sần sùi; mụn cóc do virus xuất hiện thành từng cụm.
Khoảng 61,5% số người được chẩn đoán mắc EV phát triển các triệu chứng khi còn nhỏ, khoảng 22% bộc lộ triệu chứng ở tuổi dậy thì.
Kiểm soát bệnh
Mặc dù không có cách chữa trị EV nhưng một số loại thuốc, liệu pháp và thay đổi lối sống có thể kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng. Bệnh nhân có thể sử dụng retinoid, interferon-alpha, cholecalciferol.
Người bệnh cần tránh hoặc có biện pháp bảo vệ bản thân trước ánh nắng mặt trời; bỏ hút thuốc. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề xuất một số cách để ngăn bệnh tiến triển như phẫu thuật laser, cắt bỏ khối u.
Khoảng 30-60% số người mắc EV cũng phát triển bệnh ung thư da. Xu hướng trên phổ biến ở nhóm 40-50 tuổi, ung thư hay xuất hiện ở những vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Lý do bác sĩ không vui khi 'chữa cháy' cho cô gái gặp tai biến vì tiêm tan mỡ
Tiếp nhận cô gái bị tai biến nặng nề sau tiêm tan mỡ giảm béo, bác sĩ da liễu Nguyễn Hồng Sơn cảm thấy "không vui", bởi trước đó chính ông đã cảnh báo bệnh nhân về mối nguy hiểm nếu vẫn quyết định tiêm theo ý muốn.
Nữ sinh đại học năm thứ 2 ở Hà Nội cao hơn 1,5m nhưng nặng tới 70kg, chỉ số khối cơ thể (BMI) gần 30. Suốt thời gian dài, em luôn tự ti. Muốn giảm béo nhanh, nữ sinh nhờ Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và phục hồi chức năng Bệnh viện Da liễu Trung ương, tư vấn và đề nghị tiêm tan mỡ ở nhiều vị trí như hai bên góc hàm, đùi, bắp chân, bụng...
Tuy nhiên, sau khi nghe bác sĩ phân tích không nên tiêm ở diện rộng bởi nguy cơ xảy ra tai biến rất cao, nữ sinh âm thầm tìm hiểu trên mạng xã hội, nghe quảng cáo rồi giấu gia đình ra một cơ sở thẩm mỹ tư nhân tìm mọi cách giảm mỡ.
Nhân viên tư vấn ngoài giới thiệu cho nữ sinh này dịch vụ tiêm tinh chất giảm béo không đau, an toàn, không mất thời gian nghỉ dưỡng, sẽ bảo hành, đền bù nếu không như ý. "Nữ bệnh nhân thấy 'bùi tai' nên nghe theo, tiêm nhiều mũi tan mỡ ở vùng bắp đùi, bắp chân, bụng và hai bên góc hàm", bác sĩ Sơn chia sẻ với VietNamNet ngày 8/1.
Tuy nhiên, sau tiêm, các vùng can thiệp bị sưng nề, đau đớn. Ban đầu, bệnh nhân tự đến cơ sở làm đẹp để xử lý nhưng kéo dài rất lâu không triệt để. Biết không thể giấu được mãi, bệnh nhân hoảng loạn, nói với bố mẹ và được đưa tới Bệnh viện Da liễu Trung ương "cầu cứu".
Tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ Sơn nhận thấy khắp vị trí tiêm tan mỡ đã tạo thành các ổ áp-xe, mưng mủ, vùng đùi tiêm chi chít như ô bàn cờ. Thầy thuốc phải chích rạch mở ổ áp-xe, hút dẫn lưu mủ, vệ sinh... Tại vùng bắp tay, bắp chân, các khối áp-xe đã tự vỡ nên để lại nhiều vết sẹo chi chít.
"Tiếp nhận 'xử lý' biến chứng sau làm đẹp cho một trường hợp trước đó bản thân từng tư vấn không nên thực hiện khiến thầy thuốc như tôi không vui. Nếu bệnh nhân tin tưởng lời tư vấn của thầy thuốc có thể đã ngăn chặn được biến chứng", vị bác sĩ chia sẻ.
Cũng theo ông, không ít bệnh nhân tin theo tư vấn của nhân viên cơ sở làm đẹp hoặc lời quảng cáo trên mạng, cam kết không đau, không biến chứng... mà bất chấp các rủi ro.
"Bất cứ can thiệp thủ thuật, phẫu thuật nào cũng có nguy cơ biến chứng, vì thế phải lựa chọn, chỉ định đúng bệnh nhân, tư vấn để bệnh nhân cân nhắc mặt được - mất", bác sĩ Sơn cho hay. Hơn nữa, theo bác sĩ Sơn, cần cẩn trọng với những lời quảng cáo tiêm tan mỡ, tiêm tinh chất giảm béo do tại Việt Nam, Bộ Y tế chưa cấp phép cho loại thuốc nào để thực hiện tiêm tan mỡ.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu làm đẹp tăng, dịch vụ thường được ưu tiên lựa chọn là thẩm mỹ nội khoa. Ảnh: Võ Thu
Theo các bác sĩ, cuối năm là thời điểm nhu cầu làm đẹp tăng. Dịch vụ thường được ưu tiên lựa chọn là thẩm mỹ nội khoa như tiêm botox, filler, mesotherapy hay căng chỉ... do hiệu quả và thời gian phục hồi nhanh. Đây cũng là lúc các cơ sở thẩm mỹ tung nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu. Trong đó, nhiều cơ sở quảng cáo "làm đẹp không đau, không sưng, an toàn và hiệu quả tuyệt đối, không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, nhanh chóng giúp lấy lại tuổi thanh xuân".
Lượng người có nhu cầu làm đẹp tăng, bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng tiếp nhận "xử lý" nhiều ca tai biến hơn. Hầu hết bệnh nhân đều nghe theo quảng cáo trên mạng xã hội, người thực hiện không có chuyên môn.
Theo các bác sĩ, nhiều chị em thường tin vào những lời "review", phản hồi hiệu quả sau sử dụng dịch vụ trên mạng xã hội hoặc các hội nhóm hoặc tin theo những hình ảnh trước - sau điều trị nhìn lung linh nhưng thực tế không được như vậy.
Mới đây, bác sĩ da liễu tiếp nhận một trường hợp cũng tin lời quảng cáo tiêm tế bào gốc trẻ hóa làn da, sạch mụn, mờ sẹo nhập viện với các dấu hiệu sốc phản vệ.
"Bệnh nhân ngoài 30 tuổi, sau tiêm, vừa bước ra khỏi cơ sở làm đẹp đã có dấu hiệu sốc phản vệ. Vì trên mặt có những biểu hiện bất thường nên bệnh nhân được người đi đường đưa vào Bệnh viện Da liễu Trung ương", Tiến sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, chia sẻ.
Bệnh nhân đến viện cấp cứu trong tình trạng mạch nhanh, vã mồ hôi, huyết áp cao. Được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân bình phục. Theo bác sĩ Hà, bệnh nhân cho biết được cơ sở quảng cáo là tiêm tế bào gốc nhưng thực tế không thể biết bệnh nhân sốc phản vệ do nguyên nhân chính xác nào, đó có là tế bào gốc hay không.
Vòng ba mưng mủ sau 4 năm tiêm filler Người phụ nữ 31 tuổi, tiêm filler vùng mông 4 năm trước nhưng đến nay phát hiện có đa ổ viêm, ứ nhiều dịch mủ ở vùng mông phải. Người phụ nữ bị biến chứng vùng mông do tiêm filler theo quảng cáo trên mạng xã hội. Ảnh minh họa: ibtekr.org. Bốn năm trước, người phụ nữ tên N. (31 tuổi, ngụ Thái...