Căn bệnh rối loạn ăn uống mà nhiều sao Hàn từng mắc phải thực chất nguyên nhân là do đâu?
Trở thành idol Kpop, ngoại hình là một yếu tố vô cùng quan trọng. Để có được một ngoại hình lung linh như hiện tại, các sao nhà ta đã phải đánh đổi rất nhiều, thậm chí đôi lúc còn phải hy sinh và tìm mọi cách để giảm cân. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn ăn uống ( Eating disorders).
Thế nào là Eating disorders?
Eating disorders là những tập hợp rộng lớn và đa dạng các hành vi, quan niệm không giống người bình thường về ăn uống, bao gồm: ăn không đủ, ăn quá mức bình thường hoặc phối hợp cả hai dạng hành vi trên.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn ăn uống như: khi bạn bị stress và xem thức ăn là một cách để bù đắp tinh thần đang tổn thương của mình. Hay không cho phép mình ăn và xem đó như một cách để trừng phạt bản thân mình. Sự ám ảnh, không hài lòng về ngoại hình cũng là một trong những nguyên nhân chính của rối loạn ăn uống. Khi sự ám ảnh này quá nặng, stress quá nhiều, các rối loạn ăn uống này có thể phát triển thành bệnh nặng và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân sẽ phát triển những quan niệm sai lầm về ăn uống và có hành vi không phù hợp trong thời gian dài, gây hại cho chính bản thân họ về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Eating disorders – Khi thức ăn trở thành nỗi ám ảnh
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến rối loạn về ăn uống hơn là lượng thức ăn. Bởi bệnh thường tiến triển ở những đối tượng dễ bị tổn thương, không tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống, nghi ngờ về giá trị bản thân mình. Hoặc thường xuyên cảm thấy cô đơn, lạc lõng, bị cô lập, có những khúc mắc không giải quyết được với gia đình, bạn bè. Họ thường cảm thấy không kiểm soát được cuộc sống của chính mình. Khi đó, thức ăn trở thành đối tượng mục tiêu vì họ sẽ cảm thấy nó là thứ duy nhất “còn nằm trong sự kiểm soát, điều khiển của bản thân”.
Chúng ta ai cũng có những lúc yếu lòng như vậy, nhưng may mắn đa phần đều vượt qua được. Nhưng không phải ai cũng bước qua giai đoạn đó một cách dễ dàng. Điều đáng sợ là, khi nó trở thành một quan niệm của bạn, nó sẽ rất khó để thay đổi, đồng thời người bị bệnh này họ lại có xu hướng phủ nhận hoặc cô lập mình với xã hội, dẫn đến bệnh ngày càng nặng hơn.
Video đang HOT
Những sao Hàn nào đã từng trải qua giai đoạn này?
Trong chương trình Healing Camp, IU đã nói rằng, cô từng có thời gian cảm thấy mình “không là ai cả” .Và điều đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cô tránh né hoàn toàn việc ăn, hoặc ăn quá nhiều so với mức bình thường. Có một quãng thời gian ngắn, việc này nghiêm trọng đến mức phát triển thành Bulimia (chứng ăn xong lại tìm mọi cách để nôn ra hoặc ăn đến mức phải nôn ra). Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân cô. May mắn thay, sau khi tiếp nhận điều trị, tình trạng của cô đã khá hơn.
Ít ai hiểu rằng, để trở thành một IU xinh đẹp, tài năng như hiện tại thì cô gái này đã phải trải qua những gì.
Một sao Hàn khác cũng từng mắc phải Eating disordes là JinE của Oh My Girl. Dạng mà cô mắc phải là Aneroxia. Tức có nghĩa cô không ăn đủ lượng thức ăn mà cơ thể cần hằng ngày. Tình trạng của cô rất nghiêm trọng, thậm chí đến mức cô phải rời nhóm để tiếp nhận trị liệu. Cô gái nhỏ nhắn, dễ thương với giọng hát trong trẻo này có thể đã phải chịu áp lực quá lớn khi trở thành một Idol – với khuôn mẫu là trở nên hoàn hảo không chỉ về tài năng mà có cả cân nặng của bản thân mình.
JinE đáng yêu chắc chắn đã phải chịu một áp lực quá lớn về việc phải trở nên hoàn hảo về ngoại hình.
Hiện nay, các quan niệm về cái đẹp đã được cải thiện. Hãy tin khi người khác nói “bạn đẹp theo cách của riêng mình”. Giảm cân để làm đẹp là yêu cầu chính đáng, nhưng hãy chọn phương thức phù hợp với bạn, đảm bảo sức khỏe của bạn. Người ta thường nói đùa rằng, “phải ăn để có sức để giảm cân”. Xét theo một khía cạnh nào đó, câu nói này là đúng. Bởi khi giảm cân, bạn cần cắt giảm lượng calo một cách khoa học. Đồng thời vẫn phải đảm bảo các chất cần thiết khác như vitamin, axit amin thiết yếu… Hãy lựa chọn phương pháp khoa học, đừng để ngoại hình trở thành nỗi ám ảnh của chính mình bạn nhé!
Theo Helino
Đừng làm những việc này trong lúc ăn uống nếu không muốn sức khoẻ đi xuống
Một vài thói quen xấu trong lúc ăn uống có thể âm thầm gây hại cho cơ thể bạn.
Khi nhắc đến những chuyện liên quan ăn uống, chúng ta thường chỉ nghĩ đến chuyện ăn gì cho tốt, trước khi ăn và sau khi ăn nên làm gì mới khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyện đó, bạn cũng cần phải lưu ý đến việc không nên làm gì trong lúc đang ăn. Dưới đây là những thói quen xấu nhiều người thường mắc phải trong bữa ăn cần được loại bỏ.
Sử dụng điện thoại
Đa số chúng ta đều có thói quen vừa ăn vừa sử dụng điện thoại di động. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hành động này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống tiêu hóa trong cơ thể. Cụ thể, nó sẽ khiến chúng ta mất tập trung, ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, đồng thời gây hại đến quá trình tiết axit và enzyme khiến việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn. Về lâu dài, nó có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và gây rối loạn tiêu hóa.
Nhai nuốt quá nhanh
Nhai nuốt quá nhanh là một thói quen ăn uống cực kỳ gây hại cho cơ thể. Khi đó, thức ăn không được nghiền nát và trộn kĩ với men tiêu hóa trong khoang miệng, gây áp lực khiến dạ dày phải làm việc quá sức để có thể tiêu hóa chúng. Do cơ quan tiêu hóa phải hoạt động hết công suất để tiêu thụ thức ăn nên bạn rất dễ gặp phải tình trạng khó tiêu, căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí là mất ngủ.
Vừa ăn vừa uống
Chăm uống nước là một thói quen tốt, nhưng nó chỉ tốt khi bạn thực hiện đúng thời điểm. Vừa ăn vừa uống là một hành động gây hại cho cả sức khỏe lẫn vóc dáng của chúng ta. Trước hết, uống nước trong lúc ăn có thể cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, nhất là quá trình tiết dịch tiêu hóa từ dạ dày. Nó sẽ làm loãng dịch tiêu hóa, qua đó cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày. Đồng thời, nó còn gây nên tình trạng lượng insulin trong máu không ổn định, dễ tích lũy mỡ thừa dẫn tới tăng cân.
Nói chuyện
Trò chuyện quá nhiều trong lúc ăn uống cũng là một hành động không được khuyến khích thực hiện. Nguyên nhân là vì nó có thể khiến thức ăn không được nghiền kĩ trong miệng, bị đưa xuống sai ống dẫn. Thay vì xuống dạ dày, thức ăn có thể "đi lạc" sang mũi gây sặc, nghẹn, thậm chí nghẹn đến mức khó thở. Do vậy, bạn nên hạn chế nói cười trong khi ăn để không gặp phải hiện tượng gây khó chịu trên.
Nguồn: Quora
Theo Helino
8 nguyên tắc ai cũng cần nhớ khi sốt xuất huyết vào "mùa" để tránh mắc bệnh Đừng chủ quan, sốt xuất huyết đang vào "mùa" rồi! Hãy làm ngay những việc này để phòng tránh tốt nhất có thể nhé! Rục rịch vào "mùa" cao điểm sốt xuất huyết ở Hà Nội Sốt xuất huyết là một căn bệnh do virus gây nên, có tính lan truyền rất mạnh và nhanh. Vào khoảng tháng 7/2017, sốt xuất huyết bùng...