Căn bệnh nhiều người mắc mà không biết, ai ngờ có thể âm thầm tiến triển thành ung thư gan
Nhiều người không hề biết mình mang bệnh đến khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc đi hiến máu, khám thai định kỳ.
Gan đóng vai trò quan trọng, thường được ví như “nhà máy hóa học” của cơ thể. Ngoài việc chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết, gan còn có chức năng đào thải độc tố. Khi gan bị tổn hại, cơ thể đứng trước nguy cơ bị các tác nhân gây hại tấn công.
Viêm gan mạn tính là tình trạng viêm gan kéo dài ít nhất 6 tháng. Viêm gan mạn tính ít gặp hơn nhiều so với viêm gan virus cấp tính, nhưng có thể tồn tại trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ.
Ở nhiều người, viêm gan mạn tính khá nhẹ và không gây tổn thương gan đáng kể. Tuy nhiên, ở một số người, tình trạng viêm tiếp tục làm tổn thương gan từ từ, cuối cùng dẫn đến xơ gan, suy gan và đôi khi là ung thư gan
.
Viêm gan mạn tính diễn biến âm thầm, lặng lẽ, ít biểu hiện những triệu chứng cụ thể, dễ nhầm lẫn đối với các bệnh khác. Cách duy nhất phát hiện viêm gan B mạn tính là xét nghiệm máu. Không ít trường hợp viêm gan mạn tính khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc đi hiến máu, khám thai định kỳ.
Dù vậy, với những người mắc chứng viêm gan mạn tính siêu vi, người bệnh sẽ có vài triệu chứng như: mệt mỏi, kém ăn, đau tức vùng gan, vàng da, vàng mắt hoặc chướng bụng…
Theo BS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện 108, những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm gan mạn tính gồm: Virus viêm gan C, B; Gan nhiễm mỡ không do rượu; Bệnh gan do rượu; Viêm gan tự miễn; Viêm gan mạn do thuốc…
Viêm gan mạn tính là tình trạng viêm gan kéo dài ít nhất 6 tháng. Ảnh minh hoạ
Trong các loại virus gây viêm gan (A – B- C-D-E), chỉ có virus viêm gan A không gây viêm gan mạn tính. Virus viêm gan E hiếm khi gây viêm gan mạn tính nhưng ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người đang dùng thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch sau ghép tạng, những người đang dùng thuốc để điều trị ung thư hoặc những người bị nhiễm HIV.
Đáng nói, ít nhất 75% trường hợp viêm gan C cấp tính trở thành mạn tính. Khoảng 5-10% trường hợp nhiễm virus viêm gan B ở người lớn và khoảng 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B trở thành mạn tính, có thể đồng nhiễm virus viêm gan D ở bệnh nhân viêm gan B, không có bệnh viêm gan D đơn thuần.
Ở một số người, tình trạng viêm gan tiếp tục làm tổn thương gan từ từ, cuối cùng dẫn đến xơ gan, suy gan và đôi khi là ung thư gan.
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu thường xảy ra ở những người có trọng lượng cơ thể dư thừa (béo phì), tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid khiến cơ thể tổng hợp nhiều chất béo hơn, chuyển hóa chất béo chậm hơn. Kết quả là, chất béo tích tụ và sau đó được lưu trữ bên trong các tế bào gan.
Bệnh gan liên quan đến rượu thường xảy ra ở những người uống nhiều rượu trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bệnh gan liên quan đến rượu được đặc trưng bởi gan nhiễm mỡ và tình trạng viêm gan lan rộng có thể dẫn đến chết các tế bào gan dẫn đến xơ gan.
Video đang HOT
Viêm gan tự miễn do cơ thể sinh ra các kháng thể, tự chống lại các mô của chính mình. Viêm gan tự miễn phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
Theo TS. BS Bùi Văn Tân, Bệnh viện 108, viêm gan siêu vi B là một loại virus tấn công lá gan, gây ra bệnh viêm gan. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 350 triệu người nhiễm virus này còn ở Việt Nam có khoảng 20% dân số nhiễm virus viêm gan B.
90% trẻ sơ sinh nếu mắc viêm gan B sẽ chuyển thành mãn tính, 10% còn lại là ác tính.
Hiện nay Việt Nam có các máy xét nghiệm sinh học phân tử hiện đại có thể định lượng được virus viêm gan B, đó là xét nghiệm HBV-DNA. Đây là xét nghiệm sinh học phân tử tìm xem trong máu của bệnh nhân có mang virus hoàn chỉnh hay không. Thông thường, xét nghiệm được thực hiện bằng kỹ thuật PCR.
Trong các trường hợp xét nghiêm viêm gan B dương tính, thường yêu cầu làm thêm xét nghiệm tìm HBV- DNA trước khi quyết định điều trị. Dựa trên kết quả dương tính của HBV- DNA để bác sĩ đưa ra quyết định điều trị phù hợp.
Khi gan 'có vấn đề', những bộ phận này trên cơ thể sẽ phát tín hiệu báo động
Đây là những dấu hiệu cảnh báo gan đang gặp vấn đề, bạn không nên chủ quan mà cần phải đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Ảnh minh họa: Internet
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, đảm nhận trên 500 chức năng khác nhau. Các bệnh về gan thường diễn tiến âm thầm, không có biểu hiện triệu chứng trừ khi tổn thương trầm trọng, vì thế khó phát hiện ở giai đoạn sớm.
Nếu không được theo dõi, hỗ trợ cải thiện kịp thời các bệnh về gan sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan nặng không hồi phục, xơ gan, ung thư gan và có thể tử vong.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi
Mệt mỏi uể oải có thể là một trong các triệu chứng bệnh về gan. Lý do được các chuyên gia đưa ra là do gan suy yếu khả năng lọc, chuyển hóa các chất độc hại kém đi từ đó khiến cơ thể dễ mệt mỏi. Người bệnh thường cảm thấy thiếu năng lượng, hoạt động kém.
Hầu hết người bệnh không tự phân biệt được tình trạng mệt mỏi thông thường với triệu chứng mệt mỏi do gan suy yếu. Các chuyên gia ở Anh đã phát triển phương pháp "Fatigue Impact Scale" nhằm đo lường các tác động của bệnh gan đến sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần của người bệnh.Từ đó đưa ra các đánh giá về khả năng hồi phục trong quá trình khắc phục bệnh gan.
Để đối phó với chứng mệt mỏi do bệnh gan gây ra, người bệnh được khuyên nên giảm các áp lực công việc, lên kế hoạch nghỉ ngơi, thư giãn và sống tích cực. Nếu các triệu chứng mệt mỏi không thuyên giảm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ.
Mắt bị đổi màu
Gan hoạt động sẽ tiết ra bilirubin và biliverdin. Nếu gan gặp vấn đề, hiện tượng tăng sắc tố sẽ xảy ra. Các sắc tố đi vào máu quá nhiều sẽ làm mắt chuyển sang màu vàng. Do đó khi thấy tròng trắng mắt chuyển sang màu vàng bạn đừng nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh gan.
Môi sẽ trở nên đen sạm, tối xỉn màu hơn
Môi bị đen sạm, xỉn màu hơn so với trước đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nó cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh gan.
Rối loạn giấc ngủ
Có nhiều lý do khiến mọi người khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, trong đó không loại trừ trường hợp mất ngủ là dấu hiệu bệnh gan được cảnh báo sớm.
Nghiên cứu đăng tải trên "Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ năm 2016 ncbi.nlm.nih.gov" cho biết mất ngủ có thể là đặc điểm ban đầu của bệnh xơ gan và não gan. Theo báo cáo trên, các rối loạn giấc ngủ thường gặp có liên quan đến triệu chứng bệnh về gan bao gồm: chất lượng giấc ngủ kém, hay thức dậy lúc nửa đêm, khó ngủ lại sau khi bị giật mình, thường xuyên ngủ muộn, thức dậy muộn, rối loạn nhịp sinh học buồn ngủ quá mức vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, thời gian ngủ ít hơn 5 giờ hoặc nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm.
Để biết chính xác đây có phải là những dấu hiệu bệnh gan hay không người bệnh cần liên hệ thêm với các triệu chứng bệnh về gan khác. Tuy nhiên, dù với lý do gì rối loạn giấc ngủ cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống, do đó nếu trong thời gian dài không cải thiện, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
Chán ăn, khó tiêu, dễ buồn nôn
Gan là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa. Mỗi ngày gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật và dự trữ trong túi mật. Trong quá trình tiêu hóa, mật sẽ được tiết vào ruột để tiêu hóa thức ăn. Phần thức ăn sau khi tiêu hóa xong sẽ được gan chuyển hóa một lần nữa trước khi đi nuôi dưỡng cơ thể.
Khi gan yếu đi, hoạt động tiêu hóa sẽ không được đảm bảo từ đó dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, một số người còn xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Do đó, những dấu hiệu này có thể được xem là biểu hiện suy gan cần lưu ý.
Ngoài ra, đầy bụng khó tiêu còn có thể đến từ thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều món chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ, uống nước có gas... Buồn nôn, ói mửa có thể do bệnh của dạ dày. Việc nắm rõ nguyên nhân gây nên các triệu chứng sẽ giúp việc khắc phục bệnh hiệu quả hơn, do đó đến gặp chuyên gia ngay khi có những dấu hiệu ban đầu là việc làm hết sức cần thiết.
Phù do xơ gan
Phù cũng là một dấu hiệu do xơ gan hoặc viêm gan do bia rượu gây nên. Bệnh trở nên nghiêm trọng là bị suy giảm các chức năng của gan. các tế bào của gan bị xơ lại, chai lại thành sẹo. Đôi chân bị phù do ứ nước, bàn tay bàn chân có tình trạng ngứa, bầm tím và gan trở nên rất nhạy cảm khi va chạm.
Sắc mặt chuyển sang màu đen, da tối, xám xịt
Gan hoạt động không thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của hắc tố melanin, ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bilirubin. Khi đó, da sẽ chuyển sang màu ánh đồng vàng nâu, khô sạm, sần sùi, không còn căng khỏe như trước. Gan không được khỏe còn có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường của hệ thống nội tiết, dẫn đến các vấn đề về da như mụn và nám.
Bên cạnh đó, sự rối loạn chuyển hóa melanin do bệnh gan gây ra cũng làm quầng thâm mắt xuất hiện rõ ràng và nghiêm trọng hơn.
Lòng bàn tay đổi màu
Ở những người mắc bệnh gan, lòng bàn tay thường có màu đỏ hơn bình thường. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo viêm gan mãn tính hoặc xơ gan.
Nước tiểu sẫm màu
Tuy nhiên, ngoài là dấu hiệu bệnh gan, nước tiểu sẫm màu còn có thể do nguyên nhân khác gây ra như: viêm nhiễm đường tiết niệu, thiếu máu, tắc nghẽn ống mật.... Một số trường hợp thông thường do dùng thuốc, thực phẩm hằng ngày cơ thể thiếu nước cũng dẫn đến nước tiểu có màu vàng.
Người bệnh nên đến bác sĩ kiểm tra nếu tình trạng này vẫn kéo dài dù cơ thể đã được bù đủ lượng nước, thay đổi nguồn thực phẩm và không sử dụng thuốc. Cần đến ngay cơ sở y tế khi phát hiện nước tiểu sẫm màu kèm theo các dấu hiệu: sốt, vàng da, tiêu chảy, ngứa da, đau bụng, đau cơ, kém ăn, buồn nôn, nước tiểu kèm theo máu.
Vàng da
Vàng da là dấu hiệu bệnh gan được nhiều người biết. Tuy nhiên dấu hiệu này thường không xuất hiện ngay từ đầu mà đến khi bệnh chuyển biến đến giai đoạn nặng mới trở nên rõ rệt.
Triệu chứng vàng da thường xuất hiện ở các bệnh lý gan như: viêm gan do virus, xơ gan, khi vàng da kèm theo vàng kết mạc (lòng trắng mắt) người bệnh nên nghĩ đến nguy cơ ung thư gan.
Ngoài trường hợp vàng da sinh lý do tăng bilirubin gián tiếp thường gặp ở trẻ sơ sinh, hầu hết các trường hợp vàng da bệnh lý ở người lớn đều có liên quan đến những bất thường về gan, mật và thường đã tiến triển nặng. Do đó nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu vàng da, ngứa da, sưng phù, đi phân bạc màu... người bệnh nên đến cơ sở y tế lớn để làm các xét nghiệm máu về sắc tố mật, men gan và các kỹ thuật lâm sàng để xác định nguyên nhân.
Ngứa da
Gan làm nhiệm vụ đào thải độc tố, khi chức năng gan suy yếu, khả năng đào thải kém kèm theo chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý lâu ngày dẫn đến tích tụ độc tố gây ngứa da. Do đó ngứa da có thể xem là một trong những triệu chứng bệnh gan.
Ngứa da do bệnh gan có thể xuất hiện trên các vùng da khác nhau, nhưng sẽ ngứa dữ dội ở gang bàn tay và bàn chân. Khi thời tiết nóng, ngứa da do bệnh gan có thể kèm theo nổi mề đay, sần, hoặc lan đỏ trên diện rộng. Vào ban đêm tình trạng ngứa có thể dữ dội hơn ban ngày. Thường các dấu hiệu ngứa do bệnh lý gan sẽ không giảm dù có dùng các thuốc kháng dị ứng.
Một số trường hợp ngứa da có thể do dị ứng, bệnh ngoài da, viêm da, côn trùng cắn, tiếp xúc hóa chất... người bệnh có thể đến chuyên khoa da liễu thăm khám trước để loại trừ. Để xác định ngứa da có phải là dấu hiệu bệnh gan hay không thường phải thông qua việc chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng khác cũng như tiền sử bệnh. Đồng thời làm một số xét nghiệm về chỉ số chức năng gan, kiểm tra nồng độ bilirubin, muối mật...
Đau bụng
Đau bụng, đặc biệt là đau hạ sườn phải thường được biết đến là triệu chứng các bệnh về gan. Chức năng gan trở nên kém đi khiến khả năng tiết mật cũng bị hạn chế, mật quá ít, khả năng tiêu hóa giảm sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau nhẹ. Khi bệnh gan diễn tiến nặng hơn, tình trạng xơ hóa nghiêm trọng hoặc có khối u hình thành ở gan cũng có thể gây ra triệu chứng đau nhiều.
Viêm gan B mạn tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn, tạo được kháng thể Phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính thành công, tạo được kháng thể Anti HBs được PGS Thành chia sẻ tại một buổi hội thảo về bệnh gan do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tổ chức mới đây. Trong gần 10 năm qua, nhiều bệnh nhân đã được áp dụng phác đồ đặc hiệu tại Bệnh viện Thu...