Căn bệnh nguy hiểm nhưng 9/10 người nhiễm không hay biết
Trong số 15 triệu người nhiễm virus viêm gan B, 90% trường hợp không biết tình trạng bệnh của mình.
Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, ước tính nước ta cứ 100 người có đến 20 người nhiễm virus viêm gan B. Người bị nhiễm virus viêm gan B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. Những con số này đã đưa Việt Nam lên vị trí nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất trong khu vực Tây Thái Bình Dương.
Mặc dù vậy, 10 người nhiễm virus viêm gan B thì 9 người không hay biết mình mắc bệnh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc 90% trong số đó không biết mình đang đối mặt với “tử thần” xơ gan và ung thư gan.
Trường hợp điển hình là bệnh nhân Vàng A Súa (huyện Mường Nhé, Điện Biên) – du học sinh học tại Trung Quốc theo diện chính sách của nhà nước. Sau một năm du học, Súa phải về nước vì mắc virus viêm gan B mạn tính thể hoạt động, các chỉ số virus ở mức báo động, có nguy cơ tiến triển thành xơ gan.
Trước đây, Súa từng gặp những cơn đau tức hạ sườn, mệt mỏi, chán ăn kéo dài liên tục, nhưng bản thân em cũng chỉ nghĩ do đau bụng bình thường, mà không thể ngờ rằng đang mang trong người căn bệnh viêm gan B.
Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan, ung thư gan tại nước ta . Ảnh: AJP.
Với diễn biến âm thầm, bệnh viêm gan B có rất ít triệu chứng, đặc biệt là giai đoạn đầu triệu chứng rất mơ hồ, dễ nhầm lẫn với bệnh khác, người bệnh thường tình cờ phát hiện ra khi kiểm tra sức khỏe. Mặc dù, nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B có thể sống lâu và khoẻ mạnh, nhưng vẫn có tới 10-40% bệnh nhân sẽ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến 30.000 người Việt tử vong mỗi năm.
Video đang HOT
Theo GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi – nguyên Phó giám đốc, Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103: “Virus viêm gan B có thể từ trạng thái ngủ sang trạng thái hoạt động và tiến triển rất nhanh. Nếu như không tầm soát và kiểm tra thường xuyên với chu kỳ khám 6 tháng đến một năm thì rất có thể bỏ sót giai đoạn virus phát triển. Lúc đó người bệnh có thể đã bị xơ gan. Vì vậy, việc thường xuyên kiểm tra tầm soát virus viêm gan B là vấn đề mỗi người bệnh cần lưu ý, để sớm có phương pháp điều trị phù hợp nhằm ngăn ngừa, làm chậm quá trình xơ gan, hạn chế ung thư gan”.
Do vậy, người bệnh viêm gan B cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để ngăn chặn sự phát triển bệnh và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Người bệnh viêm gan B được chỉ định điều trị bằng thuốc, phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sĩ, tuyệt đối không chủ quan, cần đi khám định kỳ 3-6 tháng/lần để điều trị sớm và tích cực loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.
Ngoài ra, việc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống là rất quan trọng, giúp giảm bớt gánh nặng cho gan, ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển biến xấu khó kiểm soát.
Theo Zing
Cảnh báo: Gia tăng lây truyền viêm gan, giang mai, HIV từ thai phụ sang con
Tại Việt Nam, theo kết quả một số nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở nhóm phụ nữ mang thai khoảng 10 - 20% và 90% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HBV có HBeAg dương tính có thể bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.
Viêm gan virus B (HBV) là một trong 2 loại viêm gan do virus có gánh nặng lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan và ung thư gan, gây tới 80% tổng số ca ung thư gan trên thế giới.
Việt Nam, theo kết quả một số nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở nhóm phụ nữ mang thai khoảng 10 - 20% và 90% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HBVcó HBeAg dương tính có thể bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ, do đó việc phòng chống lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con là rất quan trọng. 90% trẻ nhiễm HBV do lây truyền từ mẹ sang có nguy cơ chuyển thành viêm gan B mạn tính.
Tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, tư vấn xét nghiệm sàng lọc, đảm bảo tính sẵn có của thuốc kháng virus ARV điều trị cho bà mẹ/trẻ nhiễm HIV ngay khi sinh sẽ giúp Việt Nam loại trừ hoàn toàn HIV/AIDS, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con.
Đó là lời khẳng định của đại diện của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UN Việt Nam) trong Hội thảo triển khai chương trình hành động quốc gia loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con giai đoạn 2018 - 2030 vừa được Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cùng UN Việt Nam tổ chức.
Lưu hành HBV cao trong nhóm phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự lưu hành HBV trong cộng đồng nói chung, đặc biệt nhóm trẻ em nói riêng. Ước tính, khoảng 5 - 10% nhiễm HBV xảy ra cho thai nhi trong tử cung do virus thâm nhập cho gai nhau bị tổn thương. Lây truyền HBV trong quá trình chuyển dạ và khi sinh đẻ là nguyên nhân phổ biến trong cơ chế lây truyền HBV từ mẹ sang con.
Đối với giang mai, theo báo cáo của các bệnh viện, tình hình mắc giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bắt đầu có dấu hiệu gia tăng. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, tình trạng lây nhiễm giang mai từ mẹ sang con chiếm khoảng 40 - 70%. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ phụ nữ có thai được xét nghiệm sàng lọc sớm giang mai chỉ khoảng 16%.
Thai phụ cần đi khám đầy đủ trong suốt thai kỳ, nếu có những dấu hiệu bất thường, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và khám kịp thời. Ảnh minh hoạ: Internet
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị nhiễm bệnh giang mai nếu không điều trị kịp thời sẽ lây truyền cho thai nhi qua đường máu, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính mạng thai nhi. Sức đề kháng và các bộ phận của thai nhi chưa phát triển toàn diện nên đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh giang mai bẩm sinh của trẻ.
Theo số liệu của BV Nhi Trung ương (Hà Nội) và BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), số trẻ nhiễm HIV mới được phát hiện có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, chủ yếu gặp ở các trường hợp mẹ không được phát hiện nhiễm HIV trong khi mang thai hoặc chỉ được phát hiện HIV khi chuyển dạ hoặc mẹ nhiễm HIV không tuân thủ điều trị trong thời gian mang thai.
Hàng năm, Việt Nam có gần 2 triệu phụ nữ mang thai và ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bà mẹ mang thai là 0,19%, tương đương 3.800 thai phụ nhiễm HIV. Nếu không có can thiệp, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 30 - 40%, tương đương 1.140 - 1.520 trẻ bị lây nhiễm HIV.
Vẫn còn 12,5% số phụ nữ đẻ nhiễm HIV không được điều trị ARV. Trong tổng số 1,413 phụ nữ có thai nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn còn 233 trường hợp (16,5%) phụ nữ có thai chỉ được bắt đầu điều trị ARV khi chuyển dạ đẻ.
Các biểu hiện người bị nhiễm giang mai
Các biểu của bệnh giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể tự biến mất. Một số người bị giang mai không có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn nặng nếu không được chữa trị.
Các biểu hiện của bệnh giang mai để bạn nhận biết có thể bao gồm:
Các vết loét nhỏ hoặc không đau, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác như miệng.Phát ban đỏ nổi mẩn thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.Xuất hiện mụn (tương tự như mụn cóc sinh dục) có thể phát triển trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ.Các mảng trắng trong miệng.Mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, nhiệt độ cao (sốt) và các tuyến bị sưng ở cổ, háng hoặc nách.
THÁI HÀ
Theo Tiền Phong
Tổ sán chết trong não bệnh nhân khiến bác sĩ nhớ suốt 27 năm Nam bệnh nhân vào Bệnh viện Quân y 103 bởi nhiều hạt nổi dưới da và động kinh, bác sĩ phát hiện nhiều ấu trùng sán lợn trong não anh. Năm 1992, khi nghiên cứu về động kinh, bác sĩ Cao Tiến Đức, Bệnh viện quân y 103 đã gặp một số bệnh nhân bị động kinh do kén sán não. Trường hợp...