Căn bệnh lạ kỳ biến cô gái thành búp bê
Bệnh loạn dưỡng cơ đã khiến cơ thể Amber ngày càng teo nhỏ lại giống như búp bê.
Amber Guzman (28 tuổi) đến từ California, Mỹ đã không may mắc phải một căn bệnh di truyền khá hiếm gặp có tên “loạn dưỡng cơ” khiến cơ thể cô gái trẻ ngày một suy nhược.
Thế nhưng, cũng chính căn bệnh quái ác này đã biến Amber trở thành một nàng búp bê xinh đẹpngoài đời thực.
Theo trang Mirror, Amber bắt đầu chịu ảnh hưởng rõ rệt từ căn bệnh loạn dưỡng cơ khi cô mới 18 tuổi.
Cơ thể cô cũng ngày càng teo nhỏ lại
Các cơ vận động trên người Amber yếu dần đi khiến cô gặp khó khăn trọng việc di chuyển, thậm chí Amber còn không thể tự mình nuốt thức ăn.
Cùng với khuôn mặt thiên thần và cơ thể ngày càng teo nhỏ lại, Amber được những người xung quanh so sánh với phiên bản ngoài đời thực của cô nàng búp bê Barbie nổi tiếng.
“Tôi là một cô nàng búp bê theo đúng nghĩa đen. Vì căn bệnh này, tôi phải nhờ tới người khác để có thể di chuyển, người ta đặt đâu thì tôi ngồi đó giống như họ đang chơi đùa với thứ đồ chơi mua về từ siêu thị vậy”, Amber chia sẻ.
Amber sở hữu gương mặt đẹp như thiên thần
Video đang HOT
Được biết ngay khi còn nhỏ, Amber đã có sở thích đặc biệt với những cô nàng búp bê bằng nhựa.Cô thú nhận rằng bản thân cảm thấy rất hạnh phúc khi được so sánh với búp bê, nhờ nó cô đã có thêm động lực để chiến đấu với căn bệnh.
Để thực sự biến mình thành thứ đồ chơi yêu thích của các bé gái, Amber đã tự may cho mình những bộ trang phục vô cùng dễ thương cộp mác Barbie. Cô cũng thường xuyên đội tóc giả màu vàng hoe và kính áp tròng màu xanh dương cùng lối trang điểm do cô tự sáng tạo ra.
Hình ảnh Amber khi còn nhỏ
Từ cuối năm ngoái, Amber bắt đầu đăng tải những bức ảnh và clip ghi lại màn hóa thân thành búp bê Barbie của mình lên mạng. Chỉ sau 8 tháng, trang cá nhân của cô đã thu hút được hơn 10.000 người theo dõi.
Đặc biệt sau khi câu chuyện về “cô gái Barbie” được chia sẻ trên mạng, người xem càng cảm thấy thương cảm và ngưỡng mộ với tinh thần lạc quan, nghị lực sống mãnh liệt của cô.
Amber cũng hy vọng những bức ảnh của mình có thể tiếp thêm động lực cho những người không may mắn mắc phải căn bệnh giống cô.
Theo Dân Việt
Căn bệnh lạ khiến "bàn tay ngoài hành tinh" biến ngón cái thành... ngón trỏ
Hội chứng kỳ lạ này khiến cho bạn không còn cái gọi là &'ngón tay cái' nữa.
Có căn bệnh khiến bàn tay mọc thêm ngón thứ 6, có loại dị tật lại khiến các ngón tay ngón chân dính lại với nhau. Thế nhưng hội chứng biến ngón cái thành... ngón trỏ thì bạn đã từng thấy chưa?
Được ghi nhận lần đầu ở Columbia vào năm 1559, tật ngón cái ba đốt (triphalangeal thumb -TPT) là một dị tật bẩm sinh. Người mắc dị tật này ở ngón cái thay vì chỉ có hai đốt xương thì lại mọc thêm một đốt xương thừa khác, khiến bàn tay có cả 5 ngón đều dài như nhau, giống như không có ngón cái cái vậy
Đốt xương thừa ra này có thể chỉ bé bằng một viên sỏi nhỏ nhưng cũng có thể lớn bằng đốt xương của ngón trỏ, và thế là bàn tay của những người sẽ có tới 2 ngón trỏ.
Những người mắc tật ngón cái ba đốt không phải đều có một bàn tay &'năm ngón đều chằn chặn".
Đốt xương thừa có thể mọc phía trên làm ngón tay dài ra, nhưng nó cũng có thể mọc ở phần giữa hai đốt xương có sẵn, biến ngón cái thành một &'quái vật hai đầu". Đây cũng là một trong những nguyên nhân không phổ biến gây ra hiện tượng thừa ngón.
Nhưng bàn tay có ngón cái dài ra thì sao?
Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng &'có năm ngón tay đều dài thì càng tốt chứ sao"? Tuy nhiên anh bạn ngón cái nhỏ con lại có ích hơn chúng ta vẫn tưởng.
Ngón cái của chúng ta rất đặc biệt, với cấu tạo xoay ngược hướng với các ngón còn lại. Nếu bạn nhìn vào bàn tay mình, sẽ thấy rằng ngón cái quay hẳn một góc 90 so với hướng của lòng bàn tay và các ngón còn lại.
Cấu tạo này giúp con người có thể dễ dàng cầm nắm một cách chính xác đồ vật. Với vị trí và độ dài phù hợp, khớp ngón tay cố định và linh hoạt cùng sức mạnh cơ bắp tốt, từ khi sinh ra ngón cái đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thường ngày của chúng ta.
Những trường hợp mắc chứng ngón tay 3 đốt
Vì thế mọc thêm một đốt nữa, cấu tạo &'trời cho" này sẽ bị phá hủy ngay tắp lự. Ngón cái bị tật thường không thể quay ngang nữa. Ngoài ra, lúc này ngón cái sẽ phát triển cùng hướng với các ngón tay còn lại, khiến các chức năng vốn có của ngón tay trở nên không còn hữu dụng.
Chính vì vậy mà bệnh nhân thường khó có thể sử dụng tay một cách hiệu quả, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày.
Đa số trường hợp bị dị tật ngón cái ba đốt là do di truyền. Hiện tượng này thường xảy ra trong tuần 3-7 khi hình thành phôi thai.
Khi đó ngón cái dị tật hình thành do đột biến nhiễm sắc thể 7q36. Đây là hội chứng rất hiếm gặp - chỉ có 1/25000 trẻ sinh ra mắc dị tật này.
Ngón cái ba đốt có thể là biểu hiện của một số hội chứng như hội chứng Holt-Oram, hội chứng Aase, hội chứng Blackfan-Diamond... Nó cũng thường đi kèm với các dị tật khác như thừa ngón, chi quặp...
Dị tật này có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tái tạo. Bên cạnh việc biến đổi vẻ ngoài cho giống một ngón cái bình thường, các bác sĩ sẽ thêm vào ngón tay các dây chằng và gân để khôi phục hoạt động cho ngón cái bị tật.
Theottvn
Theo_Giáo dục thời đại
Lạ kỳ "Nữ nhi quốc" cuối cùng ở Trung Quốc Cộng đồng "Nữ nhi quốc" Musuo sinh sống ở ven hồ Lô Cô, trên những dãy núi cao thuộc vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Theo phong tục ở đây, trẻ em sẽ mang họ mẹ và sống ở nhà mẹ đẻ đến hết đời. Theo phong tục của cộng đồng "nữ nhi quốc", trẻ em sẽ mang...