Căn bệnh kỳ lạ ở quỷ Tasmania có thể giúp điều trị ung thư ở người
Những con quỷ Tasmania đang phải chiến đấu với một dạng ung thư kỳ quái, dễ lây lan. Căn bệnh được truyền nhiễm qua lại khi những con quỷ Tasmania cắn nhau.
Căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân số của sinh vật này. Hiện chúng chỉ được tìm thấy trên đảo Tasmania, ngoài khơi bờ biển đông nam của nước Úc.
Mới đây, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Genetics đã mang lại kết quả đầy hứa hẹn khi các nhà khoa học thông báo phát hiện ra một đột biến gene duy nhất có thể làm chậm sự phát triển của căn bệnh kỳ lạ đối với quỷ Tasmania.
Các nhà nghiên cứu cho biết thực hiện nghiên cứu bộ gene của các trường hợp mắc bệnh khối u mặt của quỷ (DFTD). Trong đó căn bệnh này được cải thiện một cách tự nhiên mà không cần điều trị ở những con vật bị ảnh hưởng.
Trước sự ngạc nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự phát triển chậm lại của khối u không phải do gene bị ức chế mà là do gene được… kích hoạt. Nhìn vào hành vi của các tế bào ung thư trong môi trường phòng thí nghiệm, họ cũng nhận ra rằng đó là một đột biến di truyền đơn lẻ dẫn đến làm giảm tốc độ phát triển của bệnh DFTD.
Video đang HOT
Khám phá này là cơ hội đầy hứa hẹn đối với loài quỷ Tasmania có dân số mắc bệnh DFTD đã đẩy chúng đến gần bờ vực tuyệt chủng.
Các nhà khoa học thực địa quan sát các loài động vật đã thực hiện một nghiên cứu về những cá thể bị ảnh hưởng dường như đang đảo ngược sự phát triển của khối u. Kết quả này khiến các nhà khoa học hy vọng đây là kết quả của sự tiến hóa giữa ung thư và vật chủ của nó, thích nghi với những cách mới để đối phó với bệnh tật.
Khám phá mới cũng hứa hẹn cải thiện các liệu pháp điều trị ung thư đối với bệnh ở người vì hiện nay hầu hết các phương pháp điều trị đều bằng cách phá hủy mọi dấu vết của khối u.
Thực tế phương pháp này sẽ đi kèm với một loạt các tác dụng phụ có hại, thậm chí nguy hiểm cho những bệnh nhân vốn không khỏe. Do đó, các nhà nghiên cứu hy vọng việc điều khiển gene này có thể “đánh lừa” các khối u tự thu nhỏ ở người, mang lại một phương pháp điều trị an toàn hơn nhiều so với các loại thuốc gây độc tế bào và các ca phẫu thuật phức tạp.
“Gene này có liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết ở người. Mặc dù những phát hiện trước mắt có thể giúp cứu số dân số ít quỷ Tasmania còn sót lại trên thế giới, nhưng những kết quả này một ngày nào đó cũng có thể chuyển sang có ích trong điều trị bệnh ung thư ở con người”, Andrew Storfer, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học bang Washington, cho biết.
Giải mã bí ẩn sinh vật có cặp mắt nhìn được những thứ con người không thấy
Tôm tích không những cảm nhận được sóng ánh sáng thường thấy, mà sóng cực tím lẫn ánh sáng phân cực cũng nhìn được.
Chúng thậm chí còn thấy cả sóng ánh sáng phát ra từ tế bào ung thư.
Có lẽ, bạn rất quen thuộc với món ăn hải sản liên quan tới tôm tích - hay bề bề. Tưởng chừng như đây là loài vật rất bình thường nhưng một sự thật cực kỳ bất ngờ mà rất ít người trong chúng ta biết đến, liên quan đến cặp mắt của chúng.
Theo các nhà khoa học, tôm tích không những cảm nhận được sóng ánh sáng thường thấy, mà sóng cực tím lẫn ánh sáng phân cực cũng nhìn được. Chúng thậm chí còn thấy cả sóng ánh sáng phát ra từ tế bào ung thư.
Gần đây, các chuyên gia từ Thụy Điển, Mỹ và Úc đã phân tích được cấu trúc trong hệ thần kinh của tôm tích, và hiểu được bằng cách nào sinh vật này lại có cặp mắt thần kỳ đến vậy.
Tôm tích thuộc chi Stomatopoda với 450 loài khác nhau và đủ loại kích cỡ. Dù có tên như vậy nhưng chúng không thực sự là tôm, mà có họ gần với cua hơn.
Lý do chính xác vì sao cặp mắt của tôm tích có thể nhìn được sóng ánh sáng khiến các nhà khoa học đau đầu. Các chuyên gia đặt ra giả thuyết rằng nó liên quan đến khả năng cảm nhận giới tính, hoặc để nhận biết những thông điệp của riêng chúng mà con người vẫn chưa tìm ra. Nhưng dù vì lý do gì, vẫn cần đến các phân tích chi tiết hơn.
Trên thực tế, mắt của con người chỉ có vài loại tế bào cảm nhận ánh sáng, chia thành 3 phổ điện từ trường. Chỉ với 3 phổ này, chúng ta có thể phân biệt được tới 10 triệu màu.
Thế nhưng, dựa theo phân tích của khoa học, tôm tích có 2 cặp mắt kép với cả chục thụ thể cảm nhận ánh sáng, đủ để thấy được cả tia cực tím và tia phân cực. Ngoài ra, mỗi con mắt lại hoạt động một cách riêng lẻ, cho thấy hình ảnh 3 chiều trên gần như mọi góc độ.
Cụ thể, mắt tôm tích có 16 cơ quan cảm nhận ánh sáng. Chúng có thể thấy 6 loại ánh sáng phân cực. Mắt tôm tích nhìn khắp nơi như vệ tinh mini quét qua quét lại. Nên chúng nhìn thấy ánh sáng theo chiều ngang, dọc, chéo và vòng tròn.
Đó là lý do tại sao mắt của tôm tích có thể nhìn thấy thứ mà ngay cả đến con người cũng không thấy. Thật đáng ngạc nhiên với loài vật nhỏ bé này. Đôi mắt của tôm tích mang đến ý tưởng cho các nhà sáng chế camera có 6 ống kính phân cực. Hình ảnh phân cực biến đổi thành màu sắc mà con người có thể nhìn thấy. Các nhà nghiên cứu cho răng tôm thấy ánh sáng phân cực như hệ thống GPS để xác định đường về nhà.
Phong Linh
Vi nhựa lần đầu tiên được tìm thấy ở băng Nam Cực Lần đầu tiên, vi nhựa đã được tìm thấy ở vùng biển Nam Cực. Mặc dù mức độ tương đối thấp nhưng điều đó cho thấy ngay cả lục địa xa xôi nhất Trái đất cũng không tránh khỏi những nguy cơ ô nhiễm nhựa. Báo cáo phát hiện trên tạp chí Marine Pollution Bulletin, các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu...