Căn bệnh khiến người mắc tử vong khi tiếp xúc vi khuẩn
Hội chứng “bong bóng” khiến hệ miễn dịch của bệnh nhân không hoạt động và có thể tử vong ngay lập tức nếu tiếp xúc vi trùng, bụi bẩn.
Suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (Severe combined immunodeficiency – SCID) là tình trạng rối loạn hiếm gặp và nguy hiểm. Hội chứng này còn được gọi là “bệnh bong bóng” bởi người mắc phải sống trong lồng kính, đồ bảo hộ suốt đời.
Nguyên nhân là bệnh nhân không có hệ miễn dịch hoặc chức năng này rất kém. Chỉ cần tiếp xúc môi trường bên ngoài có bụi bẩn, vi khuẩn, virus, bệnh nhân có nguy cơ tử vong ngay lập tức.
Thống kê tử Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), cứ 50.000-100.000 trẻ sơ sinh sẽ có một ca mắc SCID. Chủ yếu bệnh nhân là các bé trai.
David Vetter ở trong lồng kính trước khi được phẫu thuật ghép tủy xương. Ảnh: Getty.
“Cậu bé bong bóng”
David Vetter (sinh năm 1971, ở Mỹ) vừa chào đời đã phải gắn liền với phòng chăm sóc đặc biệt, vô trùng bởi chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Thời điểm đó, ghép tủy xương là phương pháp chữa trị duy nhất cho bệnh này.
Trong 12 năm, David trở thành hiện tượng đặc biệt với thế giới và được gọi với cái tên “cậu bé bong bóng”. Không gian sống lý tưởng của bệnh nhân này chỉ gói gọn trong phòng vô trùng của Bệnh viện Nhi đồng Texas, Mỹ.
Ở trong lồng kính là cách duy nhất để bảo vệ mạng sống của David. Nếu ra ngoài, David phải trang bị quần áo kín, trên đầu chùm chiếc túi bong bóng oxy.
Nếu làn da tiếp xúc bất kỳ virus, vi khuẩn hay hạt bụi nào ở bên ngoài, David có thể bị mất mạng ngay lập tức. Carol Ann – mẹ David – chia sẻ với Time rằng bà nhớ mãi khoảnh khắc con trong trang phục bảo hộ kín mít nở nụ cười vô tư chơi trò “kẹo hay bị ghẹo” vào một đêm Halloween.
Video đang HOT
Tuy nhiên, may mắn đã không mỉm cười với chú lính chì dũng cảm. Năm 1984, 4 tháng sau khi được ghép tủy xương, David qua đời vì ung thư hạch. Khi khám nghiệm, các bác sĩ xác định virus Epstein-Barr đã xâm nhập cơ thể David bằng cách nào đó và gây ra cái chết đáng tiếc này.
David Vetter luôn lạc quan dù mắc bệnh. Ảnh: Getty.
Đột phá trong chữa trị
Hệ miễn dịch là tấm khiên bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, bệnh tật. Không có nó, người bệnh sẽ bị virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Đó là lý do vì sao những đứa trẻ mắc SCID phải sống trong lồng kính hoặc phòng vô trùng.
Để điều trị chứng SCID, các bác sĩ có 2 lựa chọn. Một là cấy ghép tủy xương. Hai là nghiên cứu điều trị liệu pháp gene thử nghiệm giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Việc cấy ghép tủy xương phải được lấy từ anh, chị, em tương thích. Nhưng nhiều bệnh nhân không có anh chị em ruột nên họ buộc phải chờ được hiến tạng. NIH cho hay phương pháp này có thể cải thiện sức khỏe của người bệnh nhưng không tạo ra khả năng miễn dịch toàn bộ.
Chính vì thế, liệu pháp gene được đặt kỳ vọng lớn. Dù vậy, kỹ thuật điều chỉnh gene trước đó, như trường hợp của David Vetter, không hồi phục hoàn toàn khả năng miễn dịch của bệnh nhân hoặc dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng là bệnh bạch cầu.
David phải mặc đồ bảo hộ và không được tiếp xúc với không khí bên ngoài. Ảnh: Getty.
Năm 2019, các nhà khoa học của Bệnh viện St. Jude Children’s Research đã phát hiện phương pháp chữa trị mới cho người mắc chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Đó là ứng dụng kỹ thuật trị liệu gene, tái tạo hệ miễn dịch. Điều này khắc phục liệu pháp gene có nhiều rủi ro trước đó.
Theo tạp chí Health, các bác sĩ lấy tế bào gốc từ tủy xương của một đứa trẻ mắc bệnh, chèn một gene IL2RG bình thường vào. Sau đó, họ truyền những tế bào đã được chỉnh sửa gene ngược lại vào cơ thể bệnh nhân. Toàn bộ quá trình diễn ra trong 10 ngày. Thời gian này, bệnh nhân được hóa trị 2 lần với liều thấp.
8 trẻ sơ sinh mắc chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng được điều trị liệu pháp mới trên từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2018. Kết quả tất cả bệnh nhân còn sống. Trung bình 16,4% bệnh nhân xuất viện, quay trở lại cuộc sống và phát triển chiều cao, cân nặng bình thường.
Một trong 8 đứa trẻ được chữa trị bằng liệu pháp mới là Ja’Ceon Golden, sinh năm 2016, ở Mỹ.
Khi vừa chào đời, Golden đã được chẩn đoán mắc chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng và phải gắn liền với bệnh viện, phòng vô trùng trong khoảng thời gian tiếp theo.
Dì của Golden, Dannie Hawkins, trước khi chăm sóc cho cháu trai phải vệ sinh và khử khuẩn tay kỹ. Điều này giảm nguy cơ tử vong cho Golden. Nước để sử dụng cho cậu bé này tắm cũng phải đun sôi già lửa để vô trùng.
Ja’Ceon Golden hiện khỏe mạnh sau khi được chữa trị bằng liệu pháp điều chỉnh gene mới. Ảnh: ABC News.
Đến 8 tháng tuổi, bệnh nhi này đã được tham gia thử nghiệm liệu pháp chữa trị mới. Theo CNN, kết quả ghi nhận rất khả quan. Hiện tại, sau 4 năm chữa trị bằng phương pháp mới do Bệnh viện Nhi đồng Benioff (thuộc Đại học California, San Francisco, Mỹ) thực hiện, Golden có thể đi lại, sống cuộc đời bình thường. Phương pháp mới này do Bệnh viện Nhi St. Jude ở Memphis, Mỹ, chủ trì.
Khoảnh khắc nhìn thấy cháu trai có thể tự do đi lại ngoài trời, Dannie Hawkins, dì của bệnh nhân, không giấu nổi xúc động. “Đó là điều may mắn với chúng tôi”, CNN dẫn lời bà Hawkins.
Theo tiến sĩ Ewelina Kamila Mamcarz (Bệnh viện Nhi St. Jude), liệu pháp của họ có thể khôi phục 100% hệ thống miễn dịch trên hầu hết bệnh nhân tham gia thử nghiệm. Điều đó có nghĩa họ hồi phục hoàn toàn. Đây là lần đầu tiên y văn ghi nhận bước đột phá này.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hệ miễn dịch của bệnh nhân sẽ tồn tại bao lâu? Dù vậy, đây vẫn là công trình đặc biệt, mang lại kết quả giá trị cho những người mắc chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
Virus phòng thí nghiệm nếu để "sổng chuồng", nhân loại có thể đối diện đại dịch chết người
Đây là những virus, vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm, gọi chung là mầm bệnh, được con người tạo ra dùng cho mục đích nghiên cứu nhưng do quản lý yếu kém, chúng "sổng chuồng" khiến nhân loại nhiều phen hú vía.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia về bệnh lây nhiễm, người đầu tiên có công phát hiện ra virus là nhà khoa học người Nga, Dmitry Ivanovsky, vào năm 1892 và nhà khoa học người Hà Lan Martinus W. Beijerinck vào năm 1898. Ban đầu nó được gọi là contagium vivum liquidum, có nghĩa là một sinh vật sống, sinh sản khác với các sinh vật khác. Virus là các thực thể sống nhỏ bé nhất không có cấu tạo tế bào, chỉ có biểu hiện sống khi kí sinh trong vật chủ. Do kí sinh để tồn tại nên virus có thể gây bệnh.
Vi khuẩn (bacterium hay bacteria) còn được gọi là vi trùng, sinh vật nhân sơ đơn bào có kích thước rất nhỏ và các bào quan như ty thể và lục lạp. Chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước, chất thải phóng xạ, suối nước nóng và được xem là tác nhân gây bệnh tiềm ẩn. Có tới 40 triệu tế bào vi khuẩn trong một gram đất và hàng triệu tế bào trong một mm nước ngọt. Trái đất của chúng ta có khoảng 51030 vi khuẩn khác nhau.
Không giống như vi khuẩn, hầu hết các loại virus đều gây bệnh. Ví dụ, một số loại virus tấn công các tế bào trong gan, hệ hô hấp hoặc máu, thậm chí, virus còn tấn công cả vi khuẩn. Thuốc kháng sinh không thể diệt virus nhưng có thể diệt hầu hết vi khuẩn trừ khi vi khuẩn kháng kháng sinh. Sử dụng sai hoặc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Thuốc kháng sinh có xu hướng kém hiệu quả trước những vi khuẩn nguy hiểm trong tương lai. Vi khuẩn gram âm có khả năng kháng mạnh đối với kháng sinh điều trị nhưng có thể bị tiêu diệt bởi một số kháng sinh khác.
Những "phiên bản" có thể gây tử vong
Từ năm 1347 đến 1351, hàng triệu người châu Âu và châu Á đã mắc một căn bệnh bí ẩn khiến hơn 50 triệu người bị thiệt mạng. Ngày nay, nó được biết đến với tên gọi Cái chết đen. Thủ phạm là do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Cách đây vài năm, các nhà nghiên cứu ở một số trường đại học như: Tubingen (Đức) và McMaster (Canada) đã tái tạo vi khuẩn chết người từ các mẫu DNA chiết xuất từ răng của nạn nhân trong đại dịch nói trên. Các nhà khoa học chỉ gom được 30 miligam vi khuẩn từ răng nạn nhân nhưng đủ để tái tạo ra loại khuẩn tử thần nói trên. Với kết quả này, các nhà nghiên cứu đã xác định được vai trò của vi khuẩn từng diễn ra trong thế kỷ 14. Trước đây, khoa học cho rằng, vi khuẩn gây ra đại dịch nói trên thuộc nhiều chủng khác nhau nhưng hiện nay được xác định là giống nhau. Hiện còn tồn lại một dòng ít nguy hiểm hơn dù đã qua đột biến.
Năm 1918, thế giới từng chứng kiến sự xuất hiện của dịch cúm chết người do virus H1N1 gây ra. Khi dịch kết thúc, có hơn 100 triệu người bị thiệt mạng. Dịch cúm gây chảy máu mũi và miệng trước khi phổi tràn ngập máu. Sau hơn 9 thập kỷ, năm 2009 dịch cúm này lại quay trở lại, mức độ ít nguy hiểm hơn cho dù đã qua đột biến với phiên bản nguyên thủy. Ngay sau khi dịch xuất hiện, nhà khoa học người Nhật Yoshihiro Kawaoka đã lấy các mẫu của chủng virus đột biến để tạo ra một chủng gây chết người kháng vaccine. Chủng này tương tự như chủng gây ra dịch bệnh năm 1918. Kawaoka không có kế hoạch sản xuất một phiên bản cúm nguy hiểm hơn vào thời điểm đó mà ông chỉ muốn tạo ra phiên bản gốc của bệnh cúm để nghiên cứu cách nó biến đổi và làm sao nó lại vượt qua bức tường miễn dịch của cơ thể con người. Virus tử thần này được lưu trữ trong phòng thí nghiệm và có thể gây tử vong nếu rò rỉ ra ngoài.
Đại học London và Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia Anh mới đây đã hợp tác tạo ra một loại virus chưa có tên gọi để diệt vi khuẩn và có cơ chế hoạt động y chang một virus. Giống như Phi-X174, virus nhân tạo do Viện năng lượng sinh học Rockville, Mỹ, tạo ra, virus chưa có tên gọi là một thực thể khuẩn nguy hiểm gây chết người. Loại virus này tấn công bất kỳ vi khuẩn nào xung quanh nó. Các nhà khoa học hy vọng việc tạo ra virus nói trên là để ứng dụng trong điều trị và nghiên cứu các loại bệnh do vi khuẩn gây ra và cũng có thể được sử dụng để thay đổi gene người.
Đại học Alberta (Mỹ) vừa cho ra đời một loại virus có tên horsepox, virus gây chết người có liên quan mật thiết đến bệnh đậu mùa. Horsepox không ảnh hưởng đến con người và chỉ gây tử vong cho ngựa. Virus này được tạo ra trong một nghiên cứu dài 6 tháng dưới sự tài trợ của công ty dược phẩm Tonix. Nhóm nghiên cứu đã mua DNA qua đơn hàng điện tử và sắp xếp chúng lại để tạo thành virus nên chi phí không đáng kể, chỉ khoảng 100.000 USD. Tuy nhiên, dư luận lo ngại, nếu bí quyết này lọt ra ngoài sẽ bị lợi dụng để tạo ra virus đậu mùa dùng làm vũ khí sinh học. Tonix tiết lộ, họ đã sản xuất một loại vaccine bệnh đậu mùa với virus Horsepox.
Vì sao không nên để thức ăn lâu trong ô tô, xe buýt? Trong những chuyến đi dài, nhiều người thường đói nên đã mang theo thực phẩm lên xe. Mang thực phẩm lên xe ô tô là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản, thực phẩm rất dễ bị hỏng và ôi thiu. Khi không bật điều hòa, nhiệt độ nóng bên trong ô tô làm thực phẩm mau ôi thiu...